Đấy mạnh công tác khuyến nông

Một phần của tài liệu Phát triển cây cao su hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế bền vững trên địa bàn tỉnh sơn la (Trang 77 - 81)

- Trạm khuyến nông tỉnh và các xã ký hợp đồng với phòng vật tư nông nghiệp để đầu vụ lấy phân bón giao cho người dân, cuối vụ người dân sẽ thanh toán tiền.

- Đối với những gia đình khó khăn, không có tiền đế mua giống, hội khuyến nông có thế hỗ trợ giống, đồng thời hướng dẫn cho người dân cả kỹ thuật trồng và chăm sóc.

- Hội khuyến nông xã cố gắng bố trí đế mỗi xã, mỗi bản có 1 khuyến nông viên. Hàng tháng, các xã, các bản sẽ triệu tập 1 cuộc họp hoặc các khuyến nông viên sẽ đi đến từng hộ để truyền đạt lại kế hoạch của cấp trên; phổ biến những kiến thức về kỹ thuật cho người dân; kịp thời nắm bắt tình hình, báo cáo lên cấp trên những vấn đề phát sinh đế có những biện pháp xử lý kịp thời. Đặc biệt, các khuyến nông viên là người dân tộc thiểu số sẽ hiểu rồ hơn tâm lý của người dân vùng sâu, vùng xa; có điều kiện để gần gũi, giúp đờ người dân; để vận động người dân áp dụng những thành tựu khoa học - kỹ thuật mới...

- Thành lập các ban vận động chủ yếu là các cán bộ lão thành, các cán bộ đã về hưu có nhiệt tình và kinh nghiệm, có tiếng nói trong các bản, xã để tuyên truyền, vận động người dân thay đổi nhận thức: không ỷ lại, trông chờ vào Nhà nước mà phải tự mình sản xuất, “ dựa vào sức mình là chính”...

Phần thử sáu KÉT LUẬN

Trong quá trình chuyển từ nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung sang nền kinh tế thị trường, để đưa đất nước đi lên theo kịp các nước có nền công nghiệp phát triển, chúng ta phải thực hiện chiến lược công nghiệp hóa mới, xây dựng một cơ cấu kinh tế thích hợp với điều kiện nước ta hiện nay và với tình hình quốc tế hiện

Trong những năm đối mới vừa qua, sự tiến bộ về kinh tế - xã hội cùng với sự mở rộng và tăng cường hợp tác, phát triển với các nước và các tổ chức quốc tế cho phép chúng ta đẩy tới một bước công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước nhằm tăng nhanh tốc độ tăng trưởng kinh tế, tạo thêm công ăn việc làm, cải thiện hơn nữa đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân. Đối với nước ta, đây là nhiệm vụ trung tâm có tầm quan trọng hàng đầu trong thời gian tới. Công nghiệp hóa, hiện đại hóa là con đường thoát khỏi nghèo nàn, lạc hậu; đồng thời thoát khỏi nguy cơ tụt hậu xa hơn so với các nước trong khu vực, giữ được ổn định chính trị, xã hội, bảo vệ được độc lập, chủ quyền và định hướng phát triển xã hội chủ nghĩa

Việc đẩy tới một bước công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, coi công nghiệp hóa là nhiệm vụ trung tâm có tầm quan trọng hàng đàu trong thời gian tới, là hoàn toàn phù hợp với tình hình thực tế của nước ta. Nó không hề mâu thuẫn với chủ trương tiếp tục đấy mạnh phát triển nông nghiệp. Thị trường nông nghiệp đóng vai trò hết sức to lớn đối với công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước vì vậy phát triển nông nghiệp vẫn là một trong những quan tâm hàng đầu, có vai trò quyết định đối với việc ổn định tình hình kinh tế - xã hội, tạo cơ sở cho phát triển công nghiệp, xây dựng một cơ cấu kinh tế mới, tiến bộ, năng động và có hiệu quả hơn. Đối với nông nghiệp, điều quan trọng là phải giải quyết có hiệu quả vấn đề lương thực; chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi hợp lý, bền vững; chú ý khuyến khích và tạo điều kiện thuận lợi về mọi mặt cho nông dân phát triển sản xuất theo cơ cấu đáp ứng một cách tốt nhất nhu cầu trong nước, và gia tăng mạnh mẽ hàng nông sản xuất khẩu, phục vụ thiết thực cho sự nghiệp công nghiệp hóa.

Ớ một nước nông nghiệp lạc hậu, trải qua nhiều năm chiến tranh tàn phá như nước ta, có tình trạng chênh lệch khá rõ về kinh tế và văn hóa giữa thành thị và nông thôn, giữa đồng bằng, trung du và miền núi, giữa miền Nam và miền Bắc. Vì thế, quá trình tiến hành công nghiệp hóa, chúng ta không thể không chú trọng

đến các vùng còn lạc hậu và quá lạc hậu; không thể không đầu tư vốn cho nông thôn và miền núi; không thể không gắn công nghiệp hóa, hiện đại hóa với nông nghiệp và kinh tế nông thôn để góp phần xóa đói, giảm nghèo cho đồng bào các dân tộc, các vùng miền; nhanh chóng tạo ra sự phát triển kinh tế - văn hóa và xã hội đồng đều trong cả nước.

Tuy nhiên, giải quyết đói nghèo là một vấn đề có tính xã hội, do đó mọi nỗ lực đầu tư của Nhà nước lấy từ kinh phí và ngân sách quốc gia dù có tăng tiến bao nhiêu cũng không thể đáp ứng hết được yêu cầu to lớn của xóa đói, giảm nghèo trên quy mô toàn xã hội. Do vậy, cần thiết phải huy động vào phong trào quần chúng có tính chất xã hội sâu rộng này, sự tham gia đóng góp, sự hỗ trợ của mọi lực lượng, mọi tổ chức, mọi địa phương, mọi người, mọi nhà về vật chất và tinh thần. Cũng rất cần phải có sự hỗ trợ, giúp đờ và họp tác của cộng đồng quốc tế và khu vực mà nước ta đang có quan hệ ngày một rộng rãi hơn. Chỉ có như vậy, các chương trình, dự án tạo việc làm, xây dựng kết cấu hạ tầng, kinh tế, kỹ thuật, hỗ trợ vốn, công nghệ, mở mang dân trí, cải thiện điều kiện ăn, ở,chăm sóc y tế, sức khỏe cộng đồng, tăng phúc lợi, bảo trợ xã hội cho cộng đồng và xóa đói, giảm nghèo mới có thể thực hiện thắng lợi.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1- Phát triển kinh tế hàng hóa trong nông thôn các tỉnh vùng núi phía Bắc Việt Nam- Thực trạng và giải pháp (Nhà xuất bản chính trị quốc gia, 2000)

2- Chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong điều kiện hội nhập với khu vực và thế giới ( Nhà xuất bản Chính trị quốc gia)

3- Giáo trình Kinh tế nông nghiệp (Nhà xuất bản Đại học Kinh Te Quốc Dân, 2006)

4- Giá trị gia tăng hàng nông sản xuất khẩu của Việt Nam- Thực trạng và giải pháp nâng cao.

5- Chuyển dịch cơ cấu kinh tế Việt Nam trong những năm đầu thế kỷ 21 (Nhà xuất bản Chính trị quốc gia).

6- Phát triển bền vững vùng dân tộc thiểu số và miền núi Việt Nam (Nhà xuất bản văn hóa dân tộc, 2007).

7- Gắn bó cùng nông nghiệp, nông thôn, nông dân trong đối mới (Nhà xuất bản nông nghiệp, 2005)

Một phần của tài liệu Phát triển cây cao su hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế bền vững trên địa bàn tỉnh sơn la (Trang 77 - 81)