1- Tốc độ tăng trưởng GDP
- Tốc độ tăng trưởng GDP bình quân giai đoạn 2001-2005 là 11,6%/năm. GDP năm 2005 đạt 15,55%, tăng gấp 1,73 lần so với năm 2000
- Thu nhập bình quân đầu người: 5 năm (2001- 2005) là 245USD; năm 2005 là 260 USD( tương đương với 4,21 triệu đồng/năm); năm 2006 là 316 USD( tương đương với 5,74 triệu đồng/ năm); năm 2007 là 375 USD( tương đương với 6 triệu đồng/năm).
2- Tỷ lệ hộ nghèo
2.1- Theo kết quả điều tra hộ nghèo tính đến tháng 7/2001 toàn tỉnh có 32.942 hộ nghèo, chiếm 20% so với tống số hộ của toàn tỉnh, trong đó: số hộ nghèo vùng
Năm 2001 toàn tỉnh có 6/10 huyện thị có tỷ lệ hộ nghèo trên 20%; có 108/201 xã có tý lệ hộ nghèo trên 20%( trong đó: có 24 xã trên 20%, có 29 xã trên 25%, có 22 xã trên 30%, có 11 xã trên 35%, có 14 xã trên 40%, có 9 xã trên 45%, có 6 xã trên 50%, có 3 xã trên 60%)
2.2- Ket quả điều tra xác định số hộ nghèo của tỉnh Sơn La năm 2005(theo tiêu chí mới) tổng số hộ nghèo là 88.279 hộ, chiếm tỷ lệ 46,03%. Trong đó:
- Tỷ lệ hộ nghèo chia theo vùng: vùng I có 91.015 hộ, thì có 29.480 hộ nghèo, chiếm tỷ lệ 32,4% so với số hộ trong vùng và chiếm 33,43% so với tổng số hộ nghèo trong toàn tỉnh. Vùng II có 53.579 hộ, trong đó có 29.834 hộ nghèo, chiếm tỷ lệ 55,68% so với số hộ trong vùng và chiếm 33,79% so với tổng số hộ nghèo trong toàn tỉnh. Vùng III có 47.181 hộ, trong đó có 28.960 hộ nghèo, chiếm tỷ lệ 61,38% so với số hộ trong vùng và chiếm 32,8% so với tổng số hộ nghèo trong toàn tỉnh.
- Tỷ lệ hộ nghèo chia theo xã: xã có tỷ lệ hộ nghèo dưới 10%: 12 xã; xã có tỷ lệ hộ nghèo từ 10% đến dưới 20%: 10 xã; xã có tỷ lệ hộ nghèo từ 20% đến dưới 30%: 17 xã; xã có tỷ lệ hộ nghèo từ 30% đến dưới 40%: 28 xã; xã có tỷ lệ hộ nghèo tù’ 40% đến dưới 50%: 66 xã; xã có tỷ lệ hộ nghèo từ 50% đến dưới 60%: 30 xã; xã có tỷ lệ hộ nghèo từ 60% đến dưới 70%: 22xã; xã có tỷ lệ hộ nghèo từ 70% đến dưới 90%: 13 xã;, xã có tỷ lệ hộ nghèo từ 90% trở lên: 03 xã( xã Xím Vàng, Háng Chú- huyện Bắc Yên; xã Sam Kha- huyện sốp Cộp).
- Tỷ lệ hộ nghèo chia theo dân tộc:
+Dân tộc Kinh có 4.181 hộ nghèo, chiếm 12,68% so với số hộ dân tộc Kinh và chiếm 4,73% so với tổng số hộ nghèo trong toàn tỉnh.
+Dân tộcThái có 48.985 hộ nghèo, chiếm 46,65% so với số hộ dân tộc Thái và chiếm 55,49% so với tông sổ hộ nghèo trong toàn tỉnh.
+Dân tộc Mông có 18.534 hộ nghèo, chiếm 75,99% so với số hộ dân tộc Mông và chiếm 21% so với tổng số hộ nghèo trong toàn tỉnh.
+Dân tộc Mường có 7.349 hộ nghèo, chiếm 47,02% so với số hộ dân tộc Mường và chiếm 8,33% so với tổng số hộ nghèo trong toàn tỉnh.
+Dân tộc Xinh Mun có 3.418 hộ nghèo, chiếm 93,8% so với số hộ dân tộc Xinh Mun và chiếm 3,87% so với tống số hộ nghèo trong toàn tỉnh.
+Dân tộc Dao có 1.533 hộ nghèo, chiếm 43,93% so với số hộ dân tộc Daovà chiếm 1,74% so với tống số hộ nghèo trong toàn tỉnh.
+Dân tộc Khơ Mú có 1.315 hộ nghèo, chiếm 60,68% so với số hộ dân tộc Kho Mú và chiếm 1,49% so với tổng số hộ nghèo trong toàn tỉnh.
+Dân tộc Kháng có 625 hộ nghèo, chiếm 37,07% so với số hộ dân tộc Kháng và chiếm 0,6% so với tống số hộ nghèo trong toàn tỉnh.
+Dân tộc La Ha có 985 hộ nghèo, chiếm 84,19% so với số hộ dân tộc La Ha và chiếm 1,11 % so với tổng số hộ nghèo trong toàn tỉnh.
+Các dân tộc khác có 1.448 hộ nghèo, chiếm 85,56% so với số hộ dân tộc và chiếm 1,64% so với tổng số hộ nghèo trong toàn tỉnh.
2.3- Năm 2006 tỷ lệ đói nghèo của tỉnh còn 41%, giảm 5,03% so với năm 2005. Năm 2007 tỷ lệ đói nghèo của tỉnh còn 37%, giảm 4% so với năm 2006.
3- Nhà ở tạm
Năm 2007 đã hộ trợ làm nhà cho 11.230 hộ nghèo có nhà ở tạm( Chương trình 134 của Chính phủ là 7.720 hộ, Quỳ hỗ trợ làm nhà “ Đại đoàn kết” cho người nghèo là 507 hộ và chương trình 925 của tỉnh là 3.003 hộ); còn lại 14.149 hộ tiếp tục triển khai trong năm 2008.
4- Vấn đề việc làm
Theo kết quả điều tra năm 2000 tỷ lệ lao động không có việc làm chiếm 5,3% so với tổng số lực lượng lao động trong độ tuổi; tỷ lệ lao động khu vực nông thôn không có việc làm chiếm 0,03%; tỷ lệ sử dụng thời gian lao động của lực lượng lao động khu vực nông thôn chiếm 72% trên tổng số thời gian lao động trong