Đặc điếm tự nhiên, xã hội của tỉnh Son La

Một phần của tài liệu Phát triển cây cao su hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế bền vững trên địa bàn tỉnh sơn la (Trang 46 - 48)

1- Vị trí địa lý: Sơn La là một tỉnh miền núi Tây Bắc Việt Nam, có diện tích tụ’

nhiên 14.125 km2 chiếm 4,27% tống diện tích cả nước, đứng thứ 3 trong số 64 tỉnh thành phố trong cả nước. Toạ độ địa lý: 20°39 - 22°02 vĩ độ Bắc và 103° 11 - 105°02 kinh độ Đông. Phía bắc giáp các tỉnh Yên Bái, Lai Châu; phía đông giáp

tỉnh Thanh Hoá và nước Cộng hoà dân chủ nhân dân Lào; có chung đường biên giới Việt - Lào dài 250 km, có chiều dài giáp ranh với các tỉnh khác là 628 km.

2- Đặc điểm xã hội: Son La có 11 đơn vị hành chính (1 thị xã, 10 huyện), 203

xã, phường, thị trấn, trong đó có 19 xã biên giới, có 2 cửa khẩu quốc gia. Dân số( năm 2005) là 992.700 người, mật độ bình quân là 70 người/ lkm2; có 12 dân tộc anh em cùng sinh sống. Dân số khu vục thành thị chiếm 12%; dân số khu vực nông thôn chiếm 88% tổng dân số toàn tỉnh. Tốc độ gia tăng dân số tự nhiên năm 2005 thực hiện là 1,69%. Tốc độ tăng dân số bình quân giai đoạn 2000-2005 ở mức 1,85%.

3- Đặc điếm địa hình: Sơn La có độ cao trung bình 600 - 700m so với mặt

biển, địa hình chia cắt sâu và mạnh. Tỉnh có 2 con sông lớn chảy qua là sông Đà và sông Mã, chia lãnh thổ Sơn La ra thành 2 lun vực sông Đà và sông Mã, 97% diện tích tự nhiên thuộc lưu vục Sông Đà, Sông Mã và tạo thành 2 cao nguyên Mộc Châu và Sơn La - Nà Sản, địa hình tương đối bằng phang. Tống diện tích tự nhiên của tỉnh( theo số liệu thống kê 01.01.2006) là 14.125 km2, có 247.993 ha đất nông nghiệp, 578.105 ha đất lâm nghiệp, 542.079 ha đất chưa sử dụng. Diện tích đất tự nhiên khá lớn nhưng đất canh tác nhỏ hẹp, phân tán, chủ yếu là đất dốc trên 25°, chiếm 85% diện tích tự nhiên toàn tỉnh. Đất nông nghiệp cơ bản là đất dốc; diện tích đất bãi bằng dưới 10° chiếm khoảng 30% tống quỹ đất nông nghiệp, tập trung chủ yếu ở 2 cao nguyên Mộc Châu và Nà Sản. Tỉnh Sơn La nằm trên trục Quốc Lộ 6 Hà Nội - Sơn La - Điện Biên, cách Hà Nội 320 km, là một tỉnh nằm sâu trong nội địa, có 2 cửa khẩu quốc gia với nước bạn Lào (Chiềng Khương, Pa Háng) vừa có ý nghĩa kinh tế, vừa có ý nghĩa chính trị. Cùng với các tỉnh Hoà Bình, Điện Biên, Lai Châu, Sơn La là mái nhà xanh của Đồng bằng Bắc Bộ, với diện tích gần một triệu ha đất rừng, đã và đang có vai trò to lớn về môi sinh, phòng hộ đầu nguồn Sông Đà, điều tiết nguồn nước cho công trình thuỷ điện Hoà Bình và công trình thuỷ điện Sơn La sắp tới. Việc thông thương ra nước ngoài và

ra các tỉnh khác phải nhờ vào hệ thống đường bộ (đường 6, đường qua cầu Tạ Khoa) và đường sông (còn nhiều khó khăn), đường bay hàng không Nà Sản - Hà Nội đã được mở, song quy mô còn nhỏ, chủ yếu để vận chuyển hành khách.

4- Khí hậu: Sơn La có khí hậu gió mùa vùng núi, mùa đông lạnh và khô, mùa

hè nóng ẩm mưa nhiều; do địa hình chia cắt sâu, núi đá cao xen lẫn các thung lũng và các bồn địa, hình thành các tiểu vùng khí hậu, thời tiết diễn biến khá phức tạp. Lượng mưa lớn, trung bình khoảng 1400- 1600 mm/ năm, tập trung nhiều vào mùa mưa các tháng 6,7,8 là điều kiện thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp; lượng nước bay hơi trung bình 850mm/năm, tập trung vào các tháng mùa khô( từ tháng 10 đến tháng 4 năm sau), có lượng mưa ít và độ ẩm thấp. Nhiệt độ trung bình trong năm có xu hướng tăng hơn so với 20 năm trước đây từ 0,5°c - 0,6°c.

5- Thố nhưỡng: Đất Sơn La có tầng dầy từ trung bình đến khá, thành phần cơ

giới từ trung bình đến thịt nặng, tỷ lệ mùn và các chất dinh dưỡng từ trung bình đến khá. Nhìn chung đất tương đối tốt, có khả năng phát triển đa dạng các loại cây trồng nông lâm nghiệp.

Một phần của tài liệu Phát triển cây cao su hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế bền vững trên địa bàn tỉnh sơn la (Trang 46 - 48)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(81 trang)
w