V- VAI TRÒ CỦA CHÍNH PHỦ ĐÓI VỚI sự PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP
1.4- Bố sung những vị trí cần thiết, nắm giữ những vị trí then chốt của nông nghiệp bằng lực lượng kinh tế nhà nưóc.
nông nghiệp bằng lực lượng kinh tế nhà nưóc.
Vai trò quản lý vĩ mô của Nhà nước đối với nông nghiệp không chỉ ở sự điều tiết, khống chế định hướng bằng pháp luật, bằng các chính sách và bằng đòn bẩy kinh tế mà còn bằng chính thực lực của kinh tế Nhà nước. Trong nông nghiệp, có những lĩnh vực, những hoạt động mà các tổ chức kinh tế không được phép làm hoặc không làm được. Các hoạt động không được phép làm là các hoạt động mà Nhà nước không hoặc rất khó kiểm soát nhưng xã hội vẫn cần như sản xuất và lưu thông những sản phẩm có thể gây nguy hiểm cho xã hội; khai thác và sử dụng bừa bãi tài nguyên, đặc biệt là các sản phẩm quý hiếm...Các hoạt động không làm được gồm hai loại. Loại thứ nhất, xuất phát từ lý do về phía những đơn vị, tố chức kinh tế trong nông nghiệp (vì những lý do chủ quan như non ý chí, kém về tri thức, thiếu phương tiện hay thiếu vốn chẳng hạn...) mà họ không hoặc chưa thể làm được. Ví dụ như hoạt động đầu tư xây dựng và khai thác các công trình hạ
tầng giao thông, thủy lợi, đầu tư cải tạo một vùng đất hoang hóa...Loại thứ hai xuất phát từ lý do về phía Nhà nước (phải nắm giữ những khâu hoặc những hoạt động then chốt trong nông nghiệp...). Đối với nông nghiệp nước ta hiện nay, khâu then chốt ấy là các hoạt động liên quan đến công nghệ sinh học và công nghệ sau thu hoạch. Do vậy, tuơng tự như một số nuớc khác, trong nền nông nghiệp nuớc ta cũng sè có một lực lượng doanh nghiệp Nhà nước đảm bảo một số vị trí then chốt để chi phối phuơng hướng hoặc tạo nên động lực phát triển cho toàn bộ các ngành nông nghiệp trong quá trình hiện đại hóa và hội nhập quốc tế. Tùy theo tầm quan trọng của từng vị trí hay những hoạt động then chốt mà việc điều tiết của Nhà nước đuợc thực hiện theo các cách khác nhau: thành lập doanh nghiệp nhà nước để thực hiện nhiệm vụ Nhà nước giao, tham gia hoặc nắm giữ cổ phần ở những mức độ khác nhau trong các công ty cố phần
Đe quản lý nền nông nghiệp, Nhà nước cần sử dụng một hệ thống các công cụ. Các công cụ quản lý đó là luật pháp, kế hoạch và chính sách kinh tế.