Phát triền khoa học công nghệ.

Một phần của tài liệu Phát triển cây cao su hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế bền vững trên địa bàn tỉnh sơn la (Trang 71 - 74)

Khoa học - công nghệ là một nhân tố hết sức quan trọng và không thể thiếu được trong phát triến sản xuất. Yeu tố cơ bản nhất để tăng năng suất lao động là cải tiến kỹ thuật, áp dụng những thành tựu khoa học - công nghệ tiên tiến vào sản xuất. Ờ tỉnh Sơn la, do sự thống trị lâu đời của kinh tế tự nhiên nên nhận thức và thực hiện công tác khoa học - kỹ thuật quá yếu kém, khoa học kỹ thuật chưa gắn với sản xuất. Vì vậy, phải tăng cường phát triển khoa học - công nghệ trong việc thúc đẩy nhanh và bền vững quá trình chuyển dịch cơ cấu cây trồng.

Chiến lược kinh tế- xã hội của tỉnh là sử dụng có hiệu quả cải tiến công nghệ hiện có, tranh thủ mọi khả năng, thời cơ tiếp thu công nghệ tiên tiến, hiện đại, kết hợp sự kế thừa kinh nghiệm lâu đời, truyền thống của miền núi với thành tựu mới nhất của cách mạng khoa học - công nghệ hiện đại. Đe thực hiện chiến lược này, cần tập trung giải quyết các vấn đề sau:

- Tuyên truyền giác ngộ đế cho cán bộ, nhân viên nhận thức đúng về vai trò của khoa học - công nghệ là “ động lực”, là “then chốt” cho phát triển sản xuất.

- Tiến hành xây dựng kế hoạch phát triển khoa học- công nghệ phù hợp và có tính khả thi cao trong từng thời kỳ.

- Khoa học - công nghệ thúc đẩy quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế, thực hiện đa dạng hóa ngành nghề, cây trồng, vật nuôi theo hướng phát huy tiềm năng thế mạnh của tỉnh. Cụ thể;

+ Lai tạo, tuyến chọn, nhân giống các cây, con có năng suất chất lượng, vừa có giá trị kinh tế cao, phù hợp với điều kiện sinh thái của từng vùng, tiểu vùng.

+ về canh tác: cần khuyến khích, ưu đãi đối với những đơn vị và cá nhân thực hiện sự chuyển hướng sang “ công nghệ canh tác mới” hay “ công nghệ sạch” hoặc phương thức canh tác bền vững với một quy trình khép kín từ khâu làm đất trồng, chăm sóc, quản lý các dư lượng có hại đối với sản phẩm đếm thu hoạch, bảo quản.

Đối với việc trồng cây cao su trên địa bàn tỉnh Sơn La: Có thể trồng xen cây họ

đậu, lúa, rau màu giữa hàng cao su trong ba năm đầu.

Trồng cỏ xen canh phục vụ chăn nuôi gia súc ăn cỏ

Ngày 17.02.2008, tỉnh Sơn La đã có buổi làm việc với Tập đoàn Công nghiệp cao su Việt Nam; trong Biên bản ghi nhó' đã thống nhất dự án chăn nuôi bò và trồng cỏ xen canh " Tập đoàn Công nghiệp cao su Việt Nam cho Công ty cố phần cao su

Sơn La vay vốn với lãi suất 0% đế tạo điều kiện cho công nhân của công ty phát triền chăn nuôi bò thịt và trông cỏ xen canh, được triền khai trong năm 2008".

Trồng cỏ được sử dụng rộng rãi để chống xói mòn đất, ngoài việc dùng làm thức ăn cho gia súc trong chăn nuôi, còn có thể tăng độ phi nhiêu cho đất và giảm thiểu ô nhiễm môi trường; nhờ nó có bộ rễ đan xen vào nhau phát triển rất nhanh, cắm thang đứng, sâu vào đất từ 3- 4 mét. Chúng còn có khả năng hấp thụ các loại khoáng chất có độc tính thải ra từ nguồn phân bón, thuốc bảo vệ thực vật có trong nguồn nước, trong đất và làm cho đất tơi xốp, tăng độ phi nhiêu. Hầu hết các

giống cỏ cao sản đều có sức tăng trưởng nhanh, chịu được nóng, chịu hạn tốt và thích hợp với nhiều loại đất.

Trồng xen cây lúa cạn ngắn ngày năng suất cao Trồng xen cây đậu tương, lạc năng suất cao

Biện pháp canh tác trồng xen đậu, lạc trong vườn cao su đã góp phần làm tăng thu nhập cho người dân. Cao su trong thời gian này chưa có tán, rễ ăn sâu, còn lạc có rễ ăn nông nên khả năng sinh trưởng và phát triển tốt, cho năng suất vài chục tạ/ha. Thu hoạch xong, bà con còn có thể trồng xen bắp (ngô) và cây trồng khác đế luân canh. Hiệu quả thu được từ mô hình này có thể lên tới hơn 10 triệu đồng/ha/năm. Đây cũng là một trong những biện pháp tiết kiệm công làm cỏ, xới đất. Ngoài hiệu quả thu lợi từ sản phẩm, bề mặt đất có lạc che phủ còn có tác dụng tích cực trong việc bảo vệ đất, chống xói mòn, rửa trôi trong mùa mưa. Sau khi thu hoạch lạc, chân đất đã được bố sung một lượng mùn đáng kể nhờ xác cây đậu, lạc. Cao su sinh trưởng tốt hơn vì thu được hàm lượng dinh dưỡng tù' thân và rễ cây đậu và lạc.

+ Triển khai nghiên cứu và áp dụng những tiến bộ kỹ thuật công nghệ tiên tiến vào sản xuất nhằm vừa đáp ứng nhu cầu đa dạng của thị trường, vừa mang tính đồng bộ các khâu như tìm tòi, tuyển chọn, bồi dưỡng giống, nhân giống, kỹ thuật canh tác, nuôi trồng, chăm sóc, phòng chống dịch bệnh, thu hoạch, vận chuyển, chế biến, bảo quản, phân loại, kiểm tra quản lý chất lượng, tiếp thị, tìm kiếm thị trường...

+ Khoa học - công nghệ phải đi sâu nghiên cứu hệ sinh thái trong từng vùng, tùng tiếu vùng( cả về thổ nhưỡng, khí hậu, địa hình...) nhằm xây dựng cơ cấu kinh tế, xác định loại cây trồng phù hợp ở từng địa bàn, từng hộ gia đình.

- Phát triên mạnh các Viện hoặc các trung tâm nghiên cứu vê miên núi, trong đó, chú ý nghiên cứu, ứng dụng khoa học - công nghệ nhằm phục vụ cho sự nghiệp phát triển khoa học - công nghệ miền núi.

- Đẩy mạnh việc đào tạo cán bộ khoa học - công nghệ.

- Phải sử dụng cán bộ khoa học- công nghệ đúng việc, đúng nghề; đồng thời, phải có chính sách tiền luơng, tiền thuởng thỏa đáng, khuyến khích phát triển mạnh hoạt động khoa học - kỹ thuật công nghệ ở tỉnh.

Một phần của tài liệu Phát triển cây cao su hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế bền vững trên địa bàn tỉnh sơn la (Trang 71 - 74)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(81 trang)
w