thời đại trong bảo vệ chủ quyền biển, đảo Việt Nam
Kết hợp sức mạnh dân tộc và với sức mạnh thời đại không phải việc xưa nay hiếm trong lịch sử phát triển của nhân loại cũng như ở Việt Nam. Tuy vậy, không phải bao giờ vấn đề này cũng được nhận thức một cách đầy đủ và xử lý một cách hợp lý. Sự sùng ngoại hoặc bài ngoại đều là những nhận thức sai lầm dẫn đến trì trệ trong phát triển. Lịch sử Việt Nam từng trải qua những giai đoạn như vậy, như sự sùng ngoại cuối thời Trần hay sự bài ngoại cuối thời Nguyễn làm đất nước và dân tộc suy yếu, thất bại trước sự xâm lặng của ngoại bang.
Trong những nguồn lực để bảo đảm cho đất nước ổn định và phát triển bền vững, bao giờ nguồn nội lực của đất nước cũng là yếu tố giữ vai trò quyết định vì nó gắn liền với độc lập chủ quyền và vai trò tự quyết của dân tộc trước những vấn đề hệ trọng của đất nước. Nhưng nguồn nội lực mạnh mẽ lại được hình thành không phải chỉ nằm trong biên giới quốc gia hoặc những nguồn lợi do nền kinh tế khép kín; sự an toàn và vững mạnh của một quốc gia sẽ không được bảo đảm vững chắc, nếu không có các liên minh, hợp tác, ủng hộ. Dù có vai trò quyết định, nhưng sức mạnh dân tộc hay nguồn nội lực quốc gia cũng là hữu hạn, đặc biệt khi đất nước không có được sự ổn định và phát triển bền vững.
Nguồn sức mạnh thời đại có vai trò quan trọng không thể thiếu cho quá trình xây dựng và phát triển của mỗi nước. Với những ưu thế về thế mạnh của các quốc gia, đất nước tiên tiến, nguồn ngoại lực hỗ trợ các điều kiện nội sinh để tạo thành yếu tố nội lực, đồng thời cùng với nguồn nội lực tạo thành sức mạnh tổng thể to lớn của đất nước. Mặc dù sức mạnh thời đại mặc dù không nằm trong quyền sở hữu của các quốc gia, nhưng nó có thể trở thành nguồn lực quan trọng của quốc gia nếu biết tiếp nhận và phát huy nó.
Với tư cách là nguồn lực tổng hợp của sự phát triển, sức mạnh dân tộc và sức mạnh thời đại phải được tích hợp, thống nhất.Tuy nhiên, việc huy động và kết hợp hai nguồn lực này đòi hỏi những chủ trương, chính sách đúng đắn, nếu không giải quyết tốt các quan hệ tác động, ràng buộc hữu cơ lẫn nhau thì sẽ không phát huy được. Tuyệt đối hoá sức mạnh dân tộc, chỉ đề cao những giá trị nội sinh của các nguồn lực trong nước, xem nhẹ sức mạnh thời đại, không thấy được các giá trị vô hình của sức mạnh thời đại hay ngược lại, quá đề cao và lệ thuộc vào sức mạnh thời đại, không chú trọng phát huy các yếu tố cấu thành sức mạnh dân tộc đều là cách nhìn nhận thiên lệch, phiến diện và bất lợi cho sự phát triển của các dân tộc.
Từ quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh về quan hệ giữa cái chung và cái riêng, giữa giai cấp, dân tộc và nhân loại phổ biến, có thể khẳng định rằng giữa sức mạnh dân tộc và sức mạnh thời đại có mối quan hệ biện chứng, tác động liên hệ hỗ trợ lẫn nhau. Trong quan hệ này, việc phát huy sức mạnh dân tộc là có ý nghĩa quyết định, là cơ sở để mở rộng và tăng cường việc tranh thủ một cách có hiệu quả sức mạnh thời đại. Ngược lại, việc tận dụng sức mạnh thời đại là nhân tố quan trọng không thể thiếu để phát triển và khơi dậy tiềm năng, sức mạnh dân tộc.
Trong quá trình lãnh đạo Cách mạng Việt Nam, Chủ tịch Hồ Chí Minh là một nhà cách mạng xuất sắc, người đã giành nhiều năm tháng của cuộc đời đi tìm con đường cách mạnh bằng quá trình bôn ba hải ngoại và gia nhập các tổ chức quốc tế, quốc gia khác với mong muốn có được sự giúp đỡ với dân tộc mình. Tuy nhiên, thực tế lãnh đạo cách mạng cho thấy ngay từ ở nước ngoài, dù đã thấy sức mạnh to lớn từ phong trào cách mạng thế giới, Người vẫn nêu cao tinh thần phải "tự lực cánh sinh, dựa vào sức mình là chính”, “đem sức ta mà giải phóng cho ta”. Cách mạng Tháng Tám thành công là do cả một quá trình lâu dài gian khổ xây dựng lực lượng và chuẩn bị cho cả dân tộc làm cách mạng của Bác Hồ của Đảng ta, và chính toàn thể nhân dân Việt
Nam đã đoàn kết đấu tranh mang lại nền độc lập của Việt Nam. Về quan hệ đối ngoại Người luôn tìm mọi biện pháp, tranh thủ mọi thời cơ và nắm chắc tình hình quan hệ quốc tế để tranh thủ được sự giúp đỡ của các nước thân thiện, tranh thủ được sự đồng lòng ủng hộ của nhân dân yêu chuộng hòa bình thế giới, ngay cả trong những khi quan hệ quốc tế và nội bộ phe xã hội chủ nghĩa phức tạp nhất. Hồ Chí Minh đã để lại những bài học lịch sử quý giá về kết hợp sức mạnh dân tộc và sức mạnh thời đại trong quá trình lãnh đạo thắng lợi cách mạng Việt Nam.
Do vậy, việc phát huy sức mạnh dân tộc đòi hỏi không chỉ đẩy mạnh tạo dựng, phát triển từng nguồn lực với tư cách là yếu tố cấu thành sức mạnh dân tộc, mà còn đòi hỏi kết hợp các yếu tố đó thành một hợp lực. Nói cách khác, yêu cầu phát huy sức mạnh dân tộc đòi hỏi phát triển đồng bộ các thành phần, các yếu tố nội lực. Chủ động và tích cực xây dựng nội lực không chỉ có nghĩa là làm gia tăng bản thân nội lực, mà còn có nghĩa là tạo ra điều kiện để tiếp nhận ngoại lực.Nội lực vững mạnh sẽ tạo ra được "thế" và "lực" để quan hệ, hợp tác và tiếp nhận sự giúp đỡ từ bên ngoài; trên bình diện chính trị phát huy được sức mạnh dân tộc mới bảo đảm giữ vững được độc lập, tự chủtrên mọi lĩnh vực của đất nước.
Trong điều kiện hiện nay, là một nước trong nhóm nước mới phát triển, chúng ta đã đi sau rất nhiều so với xuất phát điểm về kinh tế - khoa học – kỹ thuật của các quốc gia, dân tộc tiên tiến. Để xây dựng và phát triển đất nước theo Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ (2011) và Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 2011- 2020 với mục tiêu đến năm 2020 nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại…, đòi hỏi phải hiện đại hoá các yếu tố nội lực, chủ động tích cực tiếp thu các yếu tố tiên tiến tiêu biểu cho thời đại. Vốn nước ngoài, công nghệ hiện đại cùng những giá trị văn hoá tinh thần gắn liền với công nghệ hiện đại là nguồn ngoại lực, sức
mạnh thời đại cần thiết cho sự phát triển đất nước hiện nay. Các yếu tố ngoại lực đó chính là tác nhân quan trọng không thể thiếu để hiện đại hoá đất nước.
Đối với các vấn đề phức tạp, liên quan đến cuộc đấu tranh bảo vệ nền độc lập, chủ quyền quốc gia dân tộc, bảo vệ môi trường hòa bình không phải chỉ dựa vào sức mạnh quân sự thuần túy mà còn phải xem xét đến xu thế vận động trong quan hệ quốc tế. Như Đảng ta đã nhận định về xu thế hòa bình, độc lập dân tộc, dân chủ, hợp tác và phát triển vẫn là xu thế lớn. Quá trình toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế tiếp tục được đẩy mạnh. Hợp tác, cạnh tranh, đấu tranh và sự tùy thuộc lẫn nhau giữa các nước, nhất là giữa các nước lớn ngày càng tăng... làm sao để hòa nhập, phát huy sức mạnh của cộng đồng quốc tế đó là những yếu tố vô cùng quan trọng đối với cuộc đấu tranh bảo vệ Tổ quốc của nước ta. Mở cửa, hội nhập, chủ động tham gia vào quá trình toàn cầu hóa là điều kiện thuận lợi để kết hợp sức mạnh dân tộc và sức mạnh thời đại, phát huy cao độ nội lực của đất nước và phát huy hiệu quả sự phối hợp, giúp đỡ, hỗ trợ của cộng đồng quốc tế; đưa cuộc đấu tranh bảo vệ chủ quyền biển, đảo Việt Nam vì mục tiêu bảo vệ độc lập, toàn vẹn của Tổ quốc và giữ gìn môi trường hòa bình của đất nước gắn với xu thế hòa bình, độc lập dân tộc, dân chủ, hợp tác và phát triển của thế giới. Tại Đại hội Đảng lần thứ XI, một lần nữa, bài học kinh nghiệm này lại được nhấn mạnh: “Kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại, sức mạnh trong nước với sức mạnh quốc tế... phát huy cao độ nội lực, đồng thời tranh thủ ngoại lực, kết hợp yếu tố truyền thống với yếu tố hiện đại” [19].
Tiểu kết chƣơng 1
Trong chương 1 của luận văn, tác giả đi làm rõ những vấn đề lý luận và thực tiễn có liên quan đến kết hợp sức mạnh dân tộc và sức mạnh thời đại trong bảo vệ chủ quyền biển, đảo Việt Nam.
Ở phần đầu tác giả đã khái quát chủ quyền Việt Nam với các vùng biển, đảo và quần đảo. Qua đó đánh giá tầm quan trọng của việc bảo vệ chủ quyền biển, đảo với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Ở phần thứ hai, tác giả đi vào luận giải các khái niệm: sức mạnh dân tộc, sức mạnh thời đại. Từ đây tác giả đi vào phân tích nội dung, phương thức, điều kiện kết hợp sức mạnh dân tộc và sức mạnh thời đại, chỉ ra tầm quan trọng của kết hợp sức mạnh dân tộc và sức mạnh thời đại trong bảo vệ chủ quyền biển, đảo Việt Nam.
Những nội dung nghiên cứu ở chương 1 tạo tiền đề cơ sở lý luận để tác giả có thể phân tích thực trạng kết hợp sức mạnh dân tộc và sức mạnh thời đại trong bảo vệ chủ quyền biển, đảo hiện nay.
CHƢƠNG 2