Nhóm giải pháp tăng cường tiềm lực quốc phòng, an ninh; tiếp tục đẩy mạnh xây dựng thế trận quốc phòng toàn dân và an ninh nhân dân

Một phần của tài liệu Kết hợp sức mạnh dân tộc và sức mạnh thời đại trong bảo vệ chủ quyền biển, đảo việt nam hiện nay (Trang 113 - 116)

tục đẩy mạnh xây dựng thế trận quốc phòng toàn dân và an ninh nhân dân

Tăng cường tiềm lực quốc phòng và an ninh; xây dựng thế trận quốc phòng toàn dân, thế trận an ninh nhân dân vững chắc là nhiệm vụ trọng yếu để bảo vệ Tổ quốc và bảo vệ chủ quyền biển, đảo. Thực hiện nhiệm vụ nêu trên cũng là thực hiện phương hướng, nhiệm vụ của Đảng tại Đại hội XI về “Tăng cường quốc phòng, an ninh, bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa trong tình hình mới”. Trong khuôn khổ của Luận văn, với nội hàm kết hợp sức mạnh dân tộc và sức mạnh thời đại trong bảo vệ chủ quyền biển, đảo, xin đề xuất các giải pháp:

Thứ nhất, thực hiện chiến lược kết hợp chặt chẽ về xây dựng thế trận quốc phòng toàn dân gắn với an ninh nhân dân và các chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội; trong đó chú trọng đến chiến lược về phòng thủ ở biển, đảo với các nhiệm vụ phát triển khác.

- Nghiên cứu, điều chỉnh bố trí thế trận chiến lược đáp ứng nhu cầu phòng thủ về biển, đảo; tăng cường đầu tư thực hiện các đề án, kế hoạch về xây dựng các hệ thống vị trí, công trình phòng thủ đã được phê duyệt.

- Hoàn thiện các phương án giải quyết các tình huống có xung đột, chiến tranh ở các mức độ; có phương án huy động sức mạnh toàn dân để hỗ trợ, đáp ứng phục vụ các nhu cầu cần thiết của lực lượng vũ trang.

- Tăng cường giúp đỡ, hỗ trợ bảo vệ ngư dân trên Biển Đông, tạo điều kiện cho ngư dân bám biển, đảo sản xuất và phối hợp bảo vệ chủ quyền biển, đảo; kết hợp giáo dục cho lực lượng vũ trang, nhân dân chấp hành các quy định của pháp luật Việt Nam, pháp luật quốc tế và các thỏa thuận đa phương song phương về Biển Đông, tránh vi phạm, tạo cớ cho việc xâm lấn gây hấn, xâm lấn, làm tổn hại về vật chất và uy tín, phá hoại chính sách hòa bình của nước ta.

- Phát triển sâu rộng phong trào toàn dân tham gia bảo vệ an ninh về chủ quyền biển, đảo tạo thế trận an ninh nhân dân chủ động phòng chống các âm mưu thủ đoạn phá hoại của các thế lực thù địch với cuộc xây dựng và bảo vệ chủ quyền biển, đảo của đất nước ta; nhất là các âm mưu bạo động, gây rối làm mất ổn định an ninh trật tự ngay tại hậu phương của lực lượng bảo vệ biển, đảo. Đặc biệt, tăng cường phòng chống phản gián, âm mưu xâm nhập lấy cắp các thông tin bí mật của Đảng, Nhà nước, quân đội về bảo vệ chủ quyền biển, đảo thông qua các hình thức mới về công nghệ tin học, viễn thông kết hợp với các thủ đoạn truyền thống khác. Chú trọng bảo vệ môi trường an ninh, an toàn các khu vực, vị trí phòng thủ ven biển, đảo và các vị trí bố phòng quân sự, an ninh của nước ta.

Thứ hai, đẩy mạnh quan hệ hợp tác quốc tế để tăng cường sức mạnh về quốc phòng – an ninh.

- Xây dựng các chương trình hợp tác với các đối tác để mua sắm, hỗ trợ trang bị các loại vũ khí, phương tiện hiện đại nâng cao sức mạnh chiến đấu của các lực lượng quốc phòng, an ninh phục vụ mục tiêu bảo vệ chủ quyền biển đảo. Trong đó tập trung với các đối tác có quan hệ chiến lược toàn diện, đối tác quan hệ thân thiện, các đối tác truyền thống với Việt Nam; ưu tiên các đối tác có vũ khí trang bị hiện đại, phù hợp với điều kiện, đặc điểm và bản chất của chiến lược chủ động phòng thủ của nước ta; các trang bị vũ khí đa dụng cho các mục đích khác nhau để bảo vệ Tổ quốc và chủ quyền biển, đảo.

- Xây dựng và thực hiện các kế hoạch đào tạo lực lượng quản lý, sử dụng thành thạo các loại trang bị, vũ khí về quốc phòng – an ninh nhằm bảo vệ chủ quyền biển, đảo của Việt Nam.

- Xây dựng và thực hiện các kế hoạch về xây dựng các cơ sở chỉ huy, kỹ thuật, hậu cần về quốc phòng, an ninh để chủ động trong quản lý, vận

hành, sử dụng, sửa chữa và cải tiến, chế tạo các trang bị, vũ khí trang bị cho quốc phòng, an ninh phục vụ bảo vệ chủ quyền biển, đảo.

Thứ ba, hợp tác xây dựng chiến lược về quốc phòng hòa bình, quan hệ hữu nghị thân thiện giữa các quốc gia trong khu vực và thế giới.

Đẩy mạnh hợp tác quốc tế trong thực hiện các nghĩa vụ chung của các nước trên Biển Đông và thế giới; tích cực tham gia, tạo môi trường thân thiện, hữu nghị giữa các lực lượng vũ trang Việt Nam với lực lượng vũ trang các nước trong khu vực và thế giới, nhất là các nước có quyền lợi ở Biển Đông.

- Tích cực tham gia có trách nhiệm trong các diễn đàn về quốc phòng, an ninh trong nội khối ASEAN như Hội nghị cấp cao an ninh Châu Á-Thái Bình Dương (ARF); Hội nghị quân sự-quốc phòng các nước thành viên ở cấp Bộ trưởng Quốc phòng ADMM+

(Asean Defence-Military Meetings); Hội đồng Hợp tác An ninh châu Á - Thái Bình Dương (CSCAP)...

Trong quá trình đó các nước chia sẻ kinh nghiệm, phối hợp trách nhiệm, tạo môi trường đồng thuận khi giải quyết các vấn đề phát sinh về tranh chấp; giải quyết các thách thức chung với hòa bình, ổn định như các vấn đề về khủng bố, cướp biển, các hiểm họa an ninh phi truyền thống và những mối đe dọa an ninh truyền thống… những nỗ lực đó nhằm phát triển, mở rộng giao lưu và hợp tác trên lĩnh vực quân sự, góp phần tăng cường xây dựng lòng tin, sự hiểu biết, tin cậy lẫn nhau và tình đoàn kết hữu nghị giữa lực lượng vũ trang các nước ASEAN.

- Tích cực phối hợp với Hải quân Trung Quốc, hải quân các nước ASEAN để thực hiện các kế hoạch tuần tra chung trên Vịnh Bắc Bộ, trên Biển Đông; thực hiện các chuyến thăm, giao lưu giữa hải quân các nước đến Việt Nam và Việt Nam đến các nước; tạo sự thân thiện, hữu nghị giữa quân đội và hải quân các nước.

- Tích cực tham gia các cuộc diễn tập về hải quân trên biển, các hoạt động cứu hộ, cứu nạn với các nước có chung các mục đích vì hòa bình, hợp tác và phát triển, phòng ngừa các tội phạm trên biển.

- Tích cực tham gia các hoạt động của các tổ chức giữ gìn hòa bình của các tổ chức quốc tế như Liên hiệp quốc hoặc các kế hoạch đa phương, song phương với các quốc gia khác như Trung Quốc, Nhật Bản, Ấn Độ, Ốt-xtrây- li-a…, nâng cao hình ảnh và uy tín của Việt Nam trong hoạt động nêu trên.

Thứ tư, kiên quyết, kiên trì thực hiện việc đấu tranh giải quyết các tranh chấp bất đồng bằng các biện pháp hòa bình; quán triệt và thực hiện tốt phương châm, tư tưởng chỉ đạo: “Bốn tránh” là tránh xung đột về quân sự, tránh đối đầu về kinh tế; tránh cô lập về ngoại giao; tránh lệ thuộc về chính trị; “Ba không” là: không liên minh quân sự với nước ngoài; không cho nước ngoài đặt căn cứ quân sự để chống lại các nước khác; không sử dụng vũ lực hoặc đe dọa sử dụng vũ lực đối với nước khác; “Chín K” là kiên quyết đấu tranh, kiên trì, khôn khéo, không khiêu khích, không mắc mưu khiêu khích, kiềm chế, không nổ súng trước, không để nước ngoài lấn chiếm biển đảo, không để xảy ra xung đột.”

Kết hợp giải quyết các vấn đề va chạm phương tiện, tranh chấp trên biển bằng các biện pháp kỹ thuật, trao đổi, đàm phán thông qua ngoại giao; các lực lượng vũ trang phối hợp, chủ động giúp đỡ hỗ trợ phía đối tác, bên nước ngoài giải quyết các vụ việc tai nạn, rủi ro, thiên tai… trong các điều kiện cho phép; phù hợp với pháp luật Việt Nam và luật pháp quốc tế.

Một phần của tài liệu Kết hợp sức mạnh dân tộc và sức mạnh thời đại trong bảo vệ chủ quyền biển, đảo việt nam hiện nay (Trang 113 - 116)