đại trong bảo vệ chủ quyền biển đảo Việt Nam
3.2.1. Mục tiêu
3.2.1.1. Mục tiêu tổng thể
Nhằm phát huy cao độ sức mạnh của cả hệ thống chính trị, của khối đại đoàn kết toàn dân trên tất cả các mặt chính trị, tư tưởng, văn hóa, quốc phòng, an ninh, kinh tế, đối ngoại; tranh thủ cao nhất sự ủng hộ của cộng đồng quốc tế, tạo nên sức mạnh tổng hợp để bảo vệ vững chắc chủ quyền biển, đảo, góp phần vào sự nghiệp bảo vệ toàn vẹn Tổ quốc, giữ gìn môi trường hòa bình, tạo điều kiện thuận lợi cho đất nước phát triển bền vững.
3.2.1.2. Mục tiêu cụ thể
- Tạo sự chuyển biến sâu sắc về nhận thức của đội ngũ cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức nhà nước và nhân dân về sức mạnh của dân tộc Việt Nam và sức mạnh của thời đại; về bản chất chính nghĩa của cuộc đấu tranh bảo vệ chủ quyền biển, đảo của Việt Nam; tin tưởng vững chắc vào sự lãnh đạo của Đảng, Nhà nước trong sự nghiệp đấu tranh vì chủ quyền biển, đảo Việt Nam.
- Làm cho cộng đồng quốc tế thấy rõ những bằng chứng lịch sử và pháp lý của Việt Nam về chủ quyền đối với các quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa và các vùng biển của Việt Nam; lập trường quan điểm của Đảng, Nhà nước và quyết tâm của toàn dân tộc Việt Nam kiên quyết, kiên trì đấu tranh giải quyết các vấn đề còn mâu thuẫn, tranh chấp trên Biển Đông bằng biện pháp hòa bình, trên cơ sở luật pháp quốc tế.
- Góp phần xây dựng Đảng, Nhà nước, hệ thống chính trị vững mạnh, củng cố và phát huy sức mạnh khối đại đoàn kết các dân tộc Việt Nam ở trong nước và kiều bào ở nước ngoài. Phấn đấu để Việt Nam là đất nước tiến bộ, là bạn, là đối tác tin cậy và thành viên có trách nhiệm của cộng đồng quốc tế.
- Xây dựng và phát triển kinh tế - xã hội, tạo nguồn lực to lớn cả về vật chất, tinh thần của đất nước, làm cơ sở vững chắc và điều kiện thuận lợi để phát huy được sự ủng hộ của cộng đồng quốc tế phục vụ sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc Việt Nam XHCN, bảo vệ vững chắc chủ quyền biển, đảo trong tình hình mới.
- Tăng cường tiềm lực quốc phòng và an ninh; đặc biệt là lực lượng bảo vệ chủ quyền biển, đảo vững mạnh đáp ứng yêu cầu quản lý, khai thác và bảo vệ chủ quyền biển, đảo Việt Nam trong tình hình mới; có thế trận quốc phòng toàn dân gắn với thế trận an ninh nhân dân trên các vùng biển, đảo; xây dựng biên chế tổ chức lực lượng phù hợp, bảo đảm chất lượng đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ.
- Nâng cao hiệu quả hoạt động đối ngoại phục vụ mục tiêu đấu tranh bảo vệ chủ quyền biển, đảo và giữ gìn môi trường hòa bình cho đất nước; tăng cường tình đoàn kết hữu nghị của Việt Nam với các nước láng giềng, phát huy vai trò tích cực của khối ASEAN; giữ gìn, củng cố và làm sâu sắc quan hệ đối tác, đối tác chiến lược, chiến lược toàn diện với các nước.
- Nâng cao hiệu quả hoạt động hợp tác khoa học, kỹ thuật với các nước tiên tiến, nhanh chóng tiếp cận, tiếp thu những thành tựu về khoa học – kỹ thuật của thời đại; tạo môi trường thuận lợi để đào tạo đội ngũ các nhà khoa học, cán bộ kỹ thuật và nguồn lao động chất lượng cao để xây dựng nền kinh tế - quốc phòng vững mạnh.
3.2.2. Yêu cầu
- Hệ thống các giải pháp và quá trình thực hiện phải bảo đảm tuân thủ sự lãnh đạo tuyệt đối, toàn diện của Đảng, chấp hành sự quản lý, điều hành của Nhà nước; phát huy vai trò của cả hệ thống chính trị và toàn dân, trong đó có cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài; nhất quán đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, hòa bình, hợp tác và phát triển; đa dạng hóa, đa phương hóa trong quan hệ đối ngoại; chủ động và tích cực hội nhập quốc tế; là bạn, là đối tác tin cậy và thành viên có trách nhiệm của cộng đồng quốc tế.
- Các giải pháp được tiến hành đồng bộ, toàn diện, phù hợp với các mục tiêu, nhiệm vụ trong các lĩnh vực khác của Đảng, Nhà nước; có lộ trình phù hợp, và những mục tiêu cụ thể cho từng nhiệm vụ, từng giai đoạn, vừa đáp ứng yêu cầu cấp bách trước mắt và yêu cầu cơ bản, lâu dài; tạo sức chuyển biển mạnh mẽ cơ bản về các mặt chính trị, kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh, đối ngoại của đất nước; có hiệu quả thiết thực với các nhiệm vụ về biển, đảo.
- Thực hiện sự phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan Đảng, Nhà nước, các tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức nhân dân; các cơ quan Trung ương với các địa phương trong toàn quốc; giữa các cơ quan, đơn vị trong lực lượng vũ trang; giữa lực lượng vũ trang với toàn dân; giữa các cơ quan của Nhà nước Việt Nam ở trong và ngoài nước.
- Quá trình thực hiện có sự theo dõi, kiểm tra, tổng kết đánh giá tình hình kết quả theo định kỳ và hàng năm, đúc rút các bài học kinh nghiệm, kiến
nghị kịp thời với lãnh đạo Đảng, Nhà nước điều chỉnh các chủ trương, chính sách phù hợp với diễn biến thực tế.