Đối với Việt Nam, một quốc gia có nền kinh tế chưa ổn định, phát triển thiếu bền vững; năng lực ứng phó các thách thức về nhiều phương diện còn rất thấp như đã trình bày tại phần hạn chế của thực trạng đất nước; khả năng đáp ứng được yêu cầu về nguồn lực đầu tư nhằm tăng cường sức mạnh bảo vệ Tổ quốc và chủ quyền biển, đảo rất khó khăn. Bởi quá trình đầu tư các chi phí phục vụ quân sự, quốc phòng – an ninh và các lĩnh vực phòng thủ có liên quan là cực kỳ tốn kém. Điều đó hạn chế khả năng xây dựng và phát triển các lực lượng vũ trang lên chính quy, hiện đại, từng bước hiện đại hóa, nhất là trang bị cho các lực lượng trực tiếp bảo vệ chủ quyền biển, đảo nói riêng và quốc phòng, an ninh nói chung.
Về vấn đề con người, nhận thức của một bộ phận xã hội trong đó có cả cán bộ, đảng viên và nhân dân còn hạn chế, chưa quán triệt được ý nghĩa to lớn của chủ trương chiến lược kết hợp sức mạnh dân tộc và sức mạnh thời đại đối với sự nghiệp bảo vệ đất nước và chủ quyền biển, đảo của Tổ quốc. Công tác nghiên cứu về lý luận khoa học làm cơ sở xây dựng các chủ trương chính sách, các giải pháp tổ chức thực hiện về kết hợp sức mạnh dân tộc và sức mạnh thời đại đối với sự nghiệp bảo vệ đất nước và chủ quyền biển, đảo của Tổ quốc còn thiếu tính hệ thống; chủ yếu mới phổ biến trong các cơ quan nghiên cứu và cơ quan chuyên trách. Công tác tuyên truyền, phổ biến đến các đối tượng cán bộ, đảng viên và nhân dân về chủ trương chiến lược nêu trên còn rất hạn chế.
Chất lượng đổi mới hệ thống chính trị nhìn chung còn thấp, việc tiếp thu những tiến bộ xã hội nhất là việc đổi mới dân chủ; xây dựng nhà nước pháp quyền, đấu tranh chống tham nhũng; chống liên kết lợi ích nhóm trong bộ máy lãnh đạo, cán bộ, công chức, viên chức còn yếu kém…; dẫn đến niềm tin của nhân dân với Đảng, Nhà nước bị giảm sút. Sự phân hóa xã hội và các tầng lớp giàu nghèo một cách không bình thường, một môi trường xã hội còn thiếu minh bạch thể hiện tính pháp chế thấp và năng lực quản lý kinh tế - xã hội và kém hiệu quả… dẫn đến các bất công có xu hướng trầm trọng hơn.
Công tác tập hợp, phát huy sức mạnh đại đoàn kết dân tộc của MTTQVN và các tổ chức thành viên có kết quả nhưng chưa thực sự mạnh mẽ; các chủ trương, chính sách với cộng đồng NVNONN cần được chú trọng đẩy mạnh và nâng cao hiệu quả hơn nữa.
Trong bối cảnh đó, sự chống phá của các thế lực thù địch với Đảng, Nhà nước ở nước ngoài liên kết với các nhóm bất mãn, chống đối chính trị trong nước luôn tìm cách lôi kéo, kích động nhân dân, nhất là ở các vùng sâu, vùng xa, ven biển, hải đảo có nhiều khó khăn để làm rối loạn đất nước tạo điều kiện làm chính biến thay đổi chế độ xã hội chủ nghĩa ở nước ta. Bọn gián điệp, tình báo nước ngoài cấu kết, dùng mọi thủ đoạn để thực hiện việc phá
hoại, khai thác, mua chuộc để lấy các thông tin bí mật về chính trị - quân sự - kinh tế nhất là các bí mật về sự chuẩn bị cho nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền biển, đảo của ta.
Bên cạnh đó, với điều kiện địa hình, vị trí địa lý của Việt Nam; với những đặc điểm của của cuộc chiến tranh, xung đột quân sự trong môi trường biển, đảo có thể dẫn đến các hậu quả, ảnh hưởng tiêu cực đến môi trường hòa bình để xây dựng và phát triển đất nước.
Với vị trí đặc biệt quan trọng với các tuyến vận tải hàng hải, hàng không quan trọng cho các quốc gia trên Biển Đông; với các căn cứ quân sự và hệ thống liên kết các nước đồng minh, chiến tranh hoặc xung đột trên Biển Đông bao giờ cũng dẫn đến các hệ lụy phức tạp không chỉ về quân sự mà chủ yếu là ảnh hưởng đến phát triển kinh tế khi nguồn nguyên liệu, nhiên liệu từ phương Nam lên phương Bắc bị ngưng trệ. Hệ lụy đó cũng có thể ảnh hưởng trực tiếp đến nền kinh tế vốn đã thiếu ổn định và bền vững của nước ta.
Về phương diện quân sự thuần túy, cuộc đấu tranh bảo vệ chủ quyền biển đảo thực chất là cuộc chiến đấu của thời kỳ công nghệ cao trong môi trường biển, đảo. Yếu tố sức mạnh quân sự chủ yếu là sức mạnh về trang bị vũ khí công nghệ cao, ứng dụng các tiến bộ mới nhất của khoa học quốc phòng như chiến tranh điện tử, các loại trang bị vũ khí hiện đại như tàu ngầm, tàu sân bay, tàu chiến đấu, máy bay được tàng hình, tên lửa siêu thanh thế hệ mới… các lực lượng phản ứng nhanh; các lực lượng quân sự - dân sự trá hình với số lượng lớn để gây áp lực…So sánh thuần túy về tương quan lực lượng về tiềm lực quân sự, trang bị vũ khí, trình độ tác chiến… giữa các nước lớn như Trung Quốc, Mỹ, Nhật Bản, Nga… với các quốc gia, nhỏ yếu trong khu vực với các nước nhìn chung là hình ảnh bất đối xứng.
Mặt khác, các xung đột trên Biển Đông sẽ tác động đến các mối quan hệ và có thể dẫn đến nhiều kịch bản xấu bao gồm cả cuộc chiến trên lĩnh vực
quân sự và ở các lĩnh vực khác với mức độ nhỏ đến lớn; có thể lôi kéo sự tham gia của các nước trong khu vực và các nước lớn; và hệ lụy của nó liên quan đến toàn cầu.
Cho dù với kịch bản nào của xung đột và chiến tranh thì các nước nhỏ yếu vẫn là thiệt hại và bị ảnh hưởng tiêu cực nhất. Tình hình hiện nay cho thấy chưa có các cơ sở chắc chắn về sự loại bỏ các xung đột nêu trên, khi các nước lớn đang triển khai lực lượng với sự phô trương sức mạnh rõ nét và những lời thách thức đầy hiếu chiến.
Sự chuẩn bị như tăng cường lực lượng quân sự, thiết lập thế trận bố phòng, tổ chức nền kinh tế sẵn sàng cho xung đột, chiến tranh… cho dù với mục tiêu hạn chế, cũng đã là những khó khăn, thách thức lớn đối với các nước nhỏ, yếu.
Những vấn đề trên đang đặt ra nhiều thách thức, mà cả hệ thống chính trị phải tìm mọi giải pháp khắc phục.
Tiểu kết chƣơng 2
Trong chương 2, trên cơ sở những vấn đề lý luận và cơ sở thực tiễn trong chương 1, tác giả khái quát tình hình bảo vệ chủ quyền biển đảo Việt Nam hiện nay. Trước hết tác giả phân tích những tham vọng và hành động của Trung Quốc – chủ thể gây nên những vấn đề mâu thuẫn gay gắt nhất trên Biển Đông, trực tiếp ảnh hưởng đến hòa bình, an ninh quốc tế nói chung và chủ quyền biển, đảo của Việt Nam nói riêng. Trước những hành động đó của Trung Quốc, quan điểm nhất quán của Việt Nam là kiên trì chủ trương giải quyết các tranh chấp trên Biển Đông bằng biện pháp hòa bình trên cơ sở luật pháp quốc tế, nhất là Công ước của Liên hiệp quốc về Luật Biển năm 1982.
Từ quan điểm, tác giả cũng tiếp tục đi vào làm rõ thành tựu và hạn chế trong công tác kết hợp sức mạnh dân tộc và sức mạnh thời đại trong bảo vệ chủ quyền biển đảo giai đoạn 2010 đến nay. Từ đó tác giả chỉ ra những vấn đề khó khăn còn tồn tại đến từ cả những nguyên nhân chủ quan và khách quan, gây cản trở quá trình bảo vệ chủ quyền, biển đảo của đất nước, đòi hỏi cần có những giải pháp kịp thời tăng cường sức mạnh dân tộc và sức mạnh thời đại để bảo vệ vững chắc chủ quyền biển, đảo thiêng liêng của Tổ quốc
CHƢƠNG 3