Nhóm giải pháp nâng cao nhận thức tư tưởng và đẩy mạnh các hoạt động thông tin, tuyên truyền trong và ngoài nước.

Một phần của tài liệu Kết hợp sức mạnh dân tộc và sức mạnh thời đại trong bảo vệ chủ quyền biển, đảo việt nam hiện nay (Trang 108 - 113)

hoạt động thông tin, tuyên truyền trong và ngoài nước.

3.3.2.1. Tổ chức công tác quán triệt nâng cao nhận thức cho cán bộ, đảng viên và nhân dân về ý nghĩa mục đích của chủ trương chiến lược về kết hợp sức mạnh dân tộc và sức mạnh thời để bảo vệ chủ quyền biển, đảo trước tình hình mới

Tổ chức các chương trình học tập, quán triệt nhận thức của cán bộ, đảng viên và quần chúng trước hết trong lực lượng vũ trang, các cơ quan đảng, nhà nước, các tổ chức chính trị - xã hội; từng bước phổ biến, triển khai đến các đối tượng nhân dân trong nước, cộng đồng NVNONN về tình hình nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc và giữ gìn, bảo vệ chủ quyền biển, đảo hiện nay; mục tiêu để mọi người nắm vững đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách của Nhà nước về bảo vệ Tổ quốc, về kết hợp sức mạnh dân tộc và sức mạnh thời đại, tạo sự thống nhất về nhận thức và hành động; vững vàng trước những khó khăn, thách thức.

Việc chuẩn bị các nội dung tài liệu phổ biến, tuyên truyền và các hoạt động tổ chức các đợt học tập phải được thực hiện phù hợp với từng cấp, ngành, đối tượng. Trong đó trọng tâm tuyên truyền, phổ biến là đường lối, chủ trương của Đảng, các chính sách lớn của Nhà nước về tình hình liên quan đến bảo vệ Tổ quốc và chủ quyền biển đảo, qua các văn kiện của Đảng trong Đại hội XII, và tư tưởng cơ bản của Nghị quyết số 28-NQ/TW-CP, ngày 25/10/2013 Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa XI) về chiến lược bảo vệ

Tổ quốc trong tình hình mới; Nghị quyết số 65/NQ-CP, của Chính phủ ban hành chương trình hành động thực hiện Nghị quyết 28-NQ/TW-CP… và các tài liệu nghiên cứu chuyên đề của các bộ, ngành, cơ quan chức năng phục vụ, bổ trợ cho việc triển khai các văn kiện chỉ đạo nêu trên.

Quá trình tổ chức phổ biến học tập cần được tiến hành tích cực, khẩn trương và thực hiện thường xuyên, thường kỳ trong theo từng đợt, hàng năm phù hợp với tình hình cụ thể; có bổ sung, cập nhât các thông tin mới, có kiểm tra, đánh giá kết quả thực hiện từ cấp Trung ương đến các địa phương. Trên cơ sở nhận thức đúng đắn của cán bộ, đảng viên và các tầng lớp nhân dân chuyển hóa thành các hoạt động cụ thể, thực hiện tốt các đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách của Nhà nước về bảo vệ Tổ quốc, bảo vệ chủ quyền biển, đảo.

3.3.3.2. Đẩy mạnh công tác thông tin tuyên truyền ở trong nước và nước ngoài về chủ quyền của Việt Nam với các quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa và các vùng biển trên Biển Đông; về các chủ trương, chính sách cụ thể của Đảng, Nhà nước ta trong việc giải quyết các vấn đề mâu thuẫn, tranh chấp ở Biển Đông với nhân dân cả nước, với cộng đồng NVNONN và cộng đồng quốc tế

Thứ nhất, đẩy mạnh và tăng cường hiệu quả công tác thông tin, tuyên truyền về biển, đảo cả trong và ngoài nước.

Cơ quan lãnh đạo của Trung ương Đảng cần có các chỉ đạo quán triệt về đẩy mạnh thông tin, tuyên truyền về chủ quyền biển, đảo của Việt Nam và sự nghiệp gìn giữ, bảo vệ chủ quyền biển, đảo; xác định đây là nhiệm vụ đặc biệt, có ý nghĩa rất quan trọng trong lĩnh vực thông tin, tuyên truyền nói chung và thông tin tuyên truyền đối ngoại nói riêng.

Nhà nước tăng cường sự chỉ đạo, điều hành đẩy mạnh số lượng, chất lượng hiệu quả hoạt động của các cơ quan truyền thông; tổ chức sơ kết, đánh

giá việc thực hiện “Chiến lược phát triển thông tin đối ngoại giai đoạn 2011- 2020” của Bộ Chính trị, thực hiện “Chương trình hành động của Chính phủ về thông tin đối ngoại giai đoạn 2013-2020”; Chỉ thị số: 21/CT-TTg, ngày 06/8/2012 của Thủ tướng Chính phủ về việc triển khai thực hiện Chiến lược phát triển thông tin đối ngoại giai đoạn 2011 – 2020. Qua đó, có các chủ trương chỉ đạo đưa nội dung thông tin, tuyên truyền về biển, đảo là một trong những nhiệm vụ trọng tâm, cốt yếu của việc thực hiện các chiến lược và chương trình hành động nêu trên; nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác thông tin, tuyên truyền đối ngoại nói chung và công tác tuyên truyền về biển, đảo nói riêng trước tình hình, nhiệm vụ mới.

Đẩy mạnh và nâng cao hiệu quả các đề án đã và đang triển khai thực hiện của các cơ quan Chính phủ, các bộ, ngành và địa phương như các Đề án “Đẩy mạnh công tác tuyên truyền về quản lý, bảo vệ và phát triển bền vững biển và hải đảo Việt Nam theo Quyết định số: 373/QĐ-TTg, ngày 23/3/2010 của Thủ tướng Chính phủ, Đề án “Tăng cường phổ biến giáo dục pháp luật cho cán bộ, nhân dân vùng biên giới, hải đảo”…

Thứ hai, củng cố, phát triển hệ thống thông tin, tuyên truyền đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ trong tình hình mới.

Nhà nước có các chương trình, kế hoạch củng cố, phát triển hệ thống thông tin, tuyên truyền đa dạng ở trong nước và nước ngoài; gắn kết nhiệm vụ và nội dung thông tin tuyên truyền khác với thông tin, tuyên truyền về biển, đảo; ưu tiên tập trung cho công tác nêu trên.

Mở rộng, củng cố, đổi mới hệ thông tin, tuyên truyền của Đảng và Nhà nước cũng như các tổ chức chính trị - xã hội, đoàn thể khác từ Trung ương đến địa phương, từ trong nước đến nước ngoài cả về quy mô hệ thống và nội dung, phương pháp và hình thức thực hiện, với các trọng điểm:

Đối với trong nước, chú trọng tăng cường tuyên truyền tại các khu vực trọng điểm như vùng biên giới, hải đảo, các địa phương ven biển, nhất là với

lực lượng ngư dân; các trung tâm đô thị, các khu vực nhạy cảm nhiều cơ quan, doanh nghiệp, người nước ngoài…

Đối với ngoài nước, chú trọng tăng cường cơ quan công tác thông tin, tuyên truyền tại những nước trung tâm kinh tế, chính trị, văn hóa của thế giới; những nước, những địa bàn tập trung cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài; những nước có quan hệ thân thiện tạo điều kiện cho hoạt động thông tin, tuyên truyền của ta. Chú trọng vai trò của các cơ quan đại diện ngoại giao của Nhà nước Việt Nam ở nước ngoài trong việc phối hợp, hỗ trợ, tổ chức các hoạt động thông tin tuyên truyền đối ngoại.

Xem xét thành lập các cơ quan chuyên trách về thông tin, tuyên truyền biển, đảo trong hệ thống chung; bao gồm cả các loại hình báo chí, phát thanh truyền hình, các loại hình thông tin, tuyên truyền lưu động khác.

Mở rộng diện tham gia và xã hội hóa công tác thông tin, tuyên truyền về biển, đảo với các hình thức thích hợp như các trang thông tin điện tử (website); các quỹ nghiên cứu phát triển về biển, đảo Việt Nam; các diễn đàn về hoạt động liên quan đến biển đảo…

Chỉ đạo xây dựng và thực hiện tốt các quy chế phối hợp giữa các cơ quan bộ, ngành liên quan, các cơ quan trong lực lượng vũ trang với cơ quan hành chính, dân sự; giữa cấp Trung ương và địa phương; giữa các cơ quan trong nước và nước ngoài. Chú trọng nâng cao vai trò cơ quan quản lý và tham mưu về công tác thông tin, tuyên truyền nói chung và thông tin, tuyên truyền về biển, đảo nói riêng cho Đảng, Nhà nước của Bộ Thông tin và Truyền thông và các bộ, ngành liên quan khác.

Thứ ba, bám sát thực tiễn tình hình, không ngừng đổi mới nội dung, đa dạng hóa hình thức, phương pháp tuyên truyền phù hợp với trình độ nhận thức của từng đối tượng.

Tập trung tuyên truyền rõ về chủ quyền lịch sử của Việt Nam với biển, đảo trên Biển Đông, phù hợp với các quy định trong Công ước quốc tế về Luật Biển 1982; đồng thời kết hợp vừa tuyên truyền vừa vận động nhân dân và các chủ thể nước ngoài, chủ thể quốc tế chấp hành các quy định của luật pháp Việt Nam; pháp luật quốc tế khi hoạt động hoặc tham gia giao thông trong phạm vi lãnh hải, các vùng nội thuỷ, vùng đảo, quần đảo và khu vực đặc quyền kinh tế trên biển Việt Nam. Mặt khác để họ thấy rõ các quan điểm chủ đạo và nhất quán của Đảng và Nhà nước Việt Nam trong thực thi chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán quốc gia của Việt Nam trên các vùng biển, đảo, quần đảo và các khu vực đặc quyền kinh tế biển của đất nước; các quan điểm, chủ trương giải quyết tranh chấp, bất đồng trên Biển Đông với tinh thần vì hòa bình, hợp tác phát triển.

Chú trọng việc tích cực xây dựng và thực hiện các đề án nghiên cứu, chuẩn bị các tài liệu thông tin tuyên truyền về chủ quyền biển, đảo Việt Nam, đặc biệt là các tài liệu về lịch sử, pháp lý với quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa, các tài liệu về các văn bản pháp luật của Việt Nam, luật pháp quốc tế, của các nước có vùng biển tiếp giáp, liên quan… để phục vụ công tác thông tin, tuyên truyền. Nghiên cứu các tài liệu, các phương pháp tuyên truyền phổ biến thích hợp, rộng rãi cho nhân dân, ngư dân và đặc biệt là phổ biến đến cộng đồng NVNONN. Đặc biệt là việc nghiên cứu, ứng dụng các thành tựu khoa học, kỹ thuật về công nghệ thông tin, viễn thông vào việc thông tin tuyên truyền, bảo đảm tính hiệu quả thiết thực, tính ứng dụng cao và phù hợp với các quy định của quốc gia, quốc tế…

Chú trọng chủ động phát hiện, phối hợp đấu tranh kịp thời với các hoạt động phản tuyên truyền, tuyên truyền không đúng sự thật, tuyên truyền trái với quan điểm, chủ trương của Đảng, Nhà nước ta về vấn đề biển đảo; các hoạt động tuyên truyền, kích động sự phá hoại ảnh hưởng xấu đến việc thực hiện các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước.

Một phần của tài liệu Kết hợp sức mạnh dân tộc và sức mạnh thời đại trong bảo vệ chủ quyền biển, đảo việt nam hiện nay (Trang 108 - 113)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(133 trang)