Một số thành tựu nổi bật

Một phần của tài liệu Kết hợp sức mạnh dân tộc và sức mạnh thời đại trong bảo vệ chủ quyền biển, đảo việt nam hiện nay (Trang 60 - 70)

Có thể đánh giá những thành tựu của hoạt động kết hợp sức mạnh dân tộc và sức mạnh thời đại trong giai đoạn 2010 đến nay đã góp phần quan trọng thực hiện được mục tiêu bảo vệ, giữ gìn được độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ, trong đó có các đảo, các vị trí tiền tiêu của Tổ quốc ở biển khơi; đồng thời giữ được môi trường hòa bình, tạo điều kiện cho sự nghiệp xây dựng và phát triển đất nước. Thành tựu đó thể hiện nổi bật qua một số mặt hoạt động sau:

2.2.1.1. Xây dựng nền tảng, cơ sở vững chắc để phát huy sức mạnh dân tộc kết hợp với sức mạnh thời đại thực hiện thắng lợi nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền biển, đảo

Thuận lợi từ môi trường chính trị ổn định; từ thành quả kinh tế - xã hội qua hơn 30 năm đổi mới; từ sức mạnh của sự đoàn kết, thống nhất của toàn dân tộc Việt Nam; từ sức mạnh của lực lượng vũ trang, của thế trận quốc phòng toàn dân và an ninh nhân dân là cơ sở vững chắc và điều kiện phát huy sức mạnh dân tộc và liên kết, hợp tác trong quan hệ quốc tế.

Thực chất, những yếu tố nêu trên là thành quả của sự nghiệp đổi mới, là sức mạnh của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa của toàn dân và toàn quân dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam. Các nước trên thế giới, kể cả các nước thuộc hệ thống tư bản chủ nghĩa,

các nước trước đây đã từng là kẻ thù của Việt Nam cũng thừa nhận và đánh giá cao về môi trường ổn định của xã hội Việt Nam về chính trị, an ninh, trật tự… là điểm đến cho các nhà đầu tư nước ngoài mà nhiều nước chưa tạo lập được. Có thể thấy nhận định trên qua đánh giá của các nhà khoa học về kinh tế - xã hội của thế giới: “Sự ổn định chính trị là một trong những yếu tố không thể thiếu, góp phần giúp Việt Nam có thể kiên trì chính sách phát triển kinh tế. Nền chính trị ổn định tạo cho Việt Nam có được một nền hoà bình và thịnh vượng. Nếu nhìn sang một số quốc gia trong khu vực, dễ thấy rằng, trừ Singapore, thì từ năm 1990 trở lại đây, hầu hết các nước khu vực đều trải qua các cuộc đảo chính hay khủng hoảng chính trị. Trong khi đó, nền chính trị của Việt Nam luôn ổn định, đây là một đảm bảo cho sự gắn kết để thực hiện chính sách kinh tế nhất quán. Tôi cho rằng, thành công của sự nghiệp đổi mới của Việt Nam cũng là dựa trên sự ổn định chính trị này.” [16]

Sau hơn 30 năm đổi mới, nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa đã từng bước hình thành và phát triển; thể chế kinh tế được quan tâm xây dựng và từng bước hoàn thiện. Thực lực của nền kinh tế tăng lên; kinh tế vĩ mô cơ bản ổn định; lạm phát được kiểm soát; tăng trưởng kinh tế được duy trì hợp lý và được đánh giá là thuộc nhóm nước có mức tăng trưởng khá cao trên thế giới. Đại hội XI đã khẳng định, đất nước đã ra khỏi tình trạng kém phát triển, bước vào nhóm nước đang phát triển có thu nhập trung bình. Môi trường đầu tư được cải thiện, đa dạng hóa được nhiều nguồn vốn đầu tư cho phát triển. Đại hội XII đã đưa ra nhận định quan trọng: “Kinh tế tăng trưởng khá, nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa từng bước hình thành, phát triển” [20, tr.15]. Đây là nền tảng vững chắc để tăng cường nội lực, xây dựng sức mạnh dân tộc. Bên cạnh đó, những cú thay đổi chuyển mình của nền kinh tế như tăng cường thu hút vốn đầu tư nước ngoài, mở cửa thị trường, hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng sâu rộng, chủ động tham gia

vào quá trình toàn cầu hóa cũng là những điều kiện thuận lợi để kết hợp và phát huy sức mạnh dân tộc và sức mạnh thời đại trong xây dựng, bảo vệ Tổ quốc nói chung và bảo vệ chủ quyền biển, đảo nói riêng.

Tinh thần đoàn kết của các dân tộc Việt Nam trong đấu tranh xây dựng và bảo vệ Tổ quốc là truyền thống rất đáng tự hào. Sự đoàn kết ấy luôn kết thành sức mạnh vĩ đại vượt qua mọi khó khăn, thách thức với nền độc lập của đất nước. Trong những năm qua, công tác đại đoàn kết toàn dân tộc Việt Nam, đoàn kết với nhân dân thế giới tiếp tục được đẩy mạnh, tạo điều kiện ổn định môi trường chính trị - xã hội, nâng cao sức mạnh của đất nước, góp phần tích cực vào công cuộc bảo vệ chủ quyền biển, đảo thiêng liêng của Tổ quốc.

Thành quả công tác đại đoàn kết dân tộc nói chung đã được Đảng ta đã đánh giá: “Dân chủ xã hội chủ nghĩa và sức mạnh đại đoàn kết dân tộc tiếp tục được phát huy... Khối đại đoàn kết dân tộc tiếp tục được mở rộng, củng cố, tăng cường trong bối cảnh đất nước có nhiều khó khăn thách thức”[20, tr.59].

Giai đoạn vừa qua, dưới sự lãnh đạo của Đảng và vai trò trung tâm của MTTQVN, khối đại đoàn kết các dân tộc Việt Nam tiếp tục được đẩy mạnh củng cố, mở rộng trong bối cảnh đất nước có nhiều khó khăn, thách thức. Nhân dân ba miền cả nước, các tổ chức tôn giáo, các tổ chức xã hội đều gắn bó vì mục tiêu hòa bình, dân giàu nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh. Quan điểm “Cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài là bộ phận không tách rời của cộng đồng dân tộc Việt Nam” được thể hiện rõ nét qua công tác người Việt Nam ở nước ngoài. Bà con kiều bào nhìn chung đồng lòng góp phần ủng hộ đấu tranh bảo vệ chủ quyền biển, đảo và tham gia xây dựng quê hương, đất nước.

Chúng ta đã có nhiều chính sách phát huy mạnh mẽ truyền thống đoàn kết quân, dân. Toàn thể nhân dân trở thành hậu phương lớn, đoàn kết ủng hộ

các lực lượng vũ trang, đặc biệt là các lực lượng làm nhiệm vụ bảo vệ biên giới, biển, đảo.

Các địa phương, ngành, giới, tổ chức xã hội, nhân dân trong và ngoài nước có các phong trào sôi nổi ủng hộ các chiến sỹ Hải quân, chiến sỹ Trường Sa, ủng hộ ngư dân Miền Trung bám biển, giữ vững chủ quyền đất nước như các phong trào ủng hộ “Vì Trường Sa thân yêu” hoặc “Tấm lưới nghĩa tình” … Bà con kiều bào nước ngoài cũng có nhiều hoạt động mạnh mẽ, thiết thực hướng về quê hương, đất nước ủng hộ tích cực cho sự nghiệp bảo vệ chủ quyền biển, đảo. Các cuộc mít-tinh, biểu tình rầm rộ của NVNONN vì chủ quyền biển, đảo của đất nước được khơi dậy hầu khắp các quốc gia, vùng lãnh thổ có điều kiện thuận lơi; tại nhiều nơi những cuộc xuống đường đã kéo theo các sự tham gia ủng hộ của nhân dân nhiều nước sở tại.

Chúng ta cũng tích cực đẩy mạnh các hoạt động đối ngoại nhân dân; tranh thủ sự đoàn kết ủng hộ của chính phủ và nhân dân các nước trong khu vực và trên thế giới. Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam, được củng cố ở Trung ương và 63 tỉnh, thành phố là hệ thống tổ chức chính trị - xã hội, thực hiện tốt chức năng đối ngoại nhân dân. Thông qua các hoạt động hòa bình, đoàn kết, hữu nghị và hợp tác, chúng ta đã tranh thủ được các đối tác, các tổ chức bạn bè trên toàn thế giới lên tiếng ủng hộ Việt Nam trong sự nghiệp bảo vệ chủ quyền, lãnh thổ quốc gia.

Tại các diễn đàn nhân dân khu vực, liên khu vực và thế giới, Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam tiếp tục đóng vai trò nòng cốt phối hợp tổ chức nhiều hoạt động kỷ niệm năm hữu nghị, ngày thiết lập quan hệ ngoại giao giữa Việt Nam với các nước cũng như các hoạt động trao đổi đoàn, hội thảo, tọa đàm, vận động nguồn viện trợ chính phủ và phi chính phủ cho nhân dân Việt Nam... Những hoạt động đó tăng cường hiệu quả của quan hệ đoàn

kết, hữu nghị của nhân dân ta với nhân dân thế giới. Trên cơ sở các mối quan hệ tốt đẹp đó, chúng ta đã tăng cường được “sức mạnh mềm”, tạo tiếng nói chung phản đối chiến tranh, bạo lực, áp đặt cường quyền; yêu cầu hòa bình, độc lập, dân chủ, công bằng và hạnh phúc cho các quốc gia, dân tộc.

Dưới sự lãnh đạo của Đảng, ngày nay, cùng với hơn 90 triệu người trong nước, sự đoàn kết với cộng đồng NVNONN cũng là một thuận lợi rất to lớn trong việc thực hiện các chủ trương, chính sách về xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Trong những giai đoạn bảo vệ đất nước đã qua và những tháng, năm gần đây trước những hành động xâm chiếm và thách thức của Trung Quốc trên Biển Đông; trong xã hội Việt Nam lại sôi sục phong trào phản đối; chung tay chung sức góp phần cho cuộc đấu tranh bảo vệ, chủ quyền biển, đảo.

Cộng đồng khoảng 4,5 triệu NVNONN hiện cư trú rải rác hầu khắp thế giới, tập trung chủ yếu ở các nước trung tâm kinh tế phát triển của thế giới; cộng đồng đó có tiềm lực to lớn về kinh tế, kỹ nghệ; giới trí thức có nhiều nhà khoa học nổi tiếng, đặc biệt là tầng lớp trí thức trẻ người Việt, gốc Việt Nam. Trong họ có nhiều thành phần khác nhau, quan điểm chính trị - xã hội cũng khác nhau, tuy nhiên họ luôn dành tình yêu cho Tổ quốc, quê hương và đoàn kết với nhau ủng hộ cuộc đấu tranh bảo vệ chủ quyền biên, đảo ở quê nhà. Họ chính là lực lượng kết nối, hỗ trợ, thực hiện rất hiệu quá cho việc kết nối sức mạnh dân tộc và sức mạnh thời đại với các hoạt động phù hợp với điều kiện của họ nếu được quan tâm và tổ chức liên kết chặt chẽ.

Sức mạnh của lực lượng vũ trang nhân dân bao gồm QĐND, CAND và DQTV không ngừng được nâng cao. Trong đó QĐND, CAND cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại, được ưu tiên hiện đại hóa một số quân chủng, binh chủng, lực lượng quan trọng; đó là lực lượng vững mạnh về chính trị, nâng cao chất lượng tổng hợp, sức mạnh chiến đấu, tuyệt đối trung thành với Tổ quốc, với Đảng, Nhà nước và nhân dân. Trải qua các cuộc chiến

tranh giành độc lập và bảo vệ Tổ quốc, với những kinh nghiệm và bài học sâu sắc đúc rút từ hình thái chiến tranh nhân dân độc đáo của Việt Nam, chúng ta biết phát huy những nguồn lực của trang bị vũ khí và điều kiện địa hình biển, đảo riêng có, với thế trận quốc phòng toàn dân và an ninh nhân dân để tạo thành sức mạnh to lớn có đủ khả năng chiến thắng kẻ thù xâm lược.

2.2.1.2. Tranh thủ, tiếp nhận nguồn ngoại lực, phát huy sức mạnh thời đại hỗ trợ nguồn nội lực tạo thành sức mạnh tổng thể to lớn bảo vệ vững chắc chủ quyền biển, đảo

Trong những năm qua, quan hệ đối ngoại không ngừng được đẩy mạnh, góp phần quan trọng tăng cường sức mạnh tổng hợp để bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền của Tổ quốc, trong đó có chủ quyền biển, đảo và giữ gìn môi trường hòa bình cho đất nước phát triển.

Thực hiện nhất quán đường lối đối ngoại “Độc lập, tự chủ, hòa bình, hợp tác và phát triển; đa phương hóa, đa dạng hóa quan hệ, chủ động và tích cực hội nhập quốc tế; là bạn, đối tác tin cậy và thành viên có trách nhiệm trong cộng đồng quốc tế; vì lợi ích quốc gia, dân tộc, vì một nước Việt Nam xã hội chủ nghĩa giàu mạnh” [19, tr.153]; trong thời gian qua, hoạt động đối ngoại và hội nhập quốc tế của nước ta đã đạt được nhiều kết quả quan trọng, đặc biệt là thúc đẩy phát triển quan hệ chiến lược, quan hệ hữu nghị rộng rãi, giữ gìn được môi trường hòa bình, tạo thuận lợi cho phát triển, bảo vệ độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ.

Đến nay, Việt Nam hiện đã có quan hệ ngoại giao với hơn 187 nước thuộc tất cả các châu lục và có quan hệ bình thường với tất cả các nước lớn, các Ủy viên thường trực của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc. Chúng ta đã phát triển được 14 đối tác chiến lược và 11 đối tác toàn diện; trong đó có quan hệ đối tác chiến lược toàn diện với Trung Quốc, Nga, Nhật Bản, đối tác toàn diện với Mỹ. Khuôn khổ quan hệ đối tác về cơ bản đã được định hình ổn

định, từng bước phát huy hiệu quả, ngày càng có nhiều đóng góp tích cực cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới.

Chúng ta đã tích cực, kiên trì quan điểm “hòa bình giải quyết tranh chấp” được cộng đồng quốc tế và khu vực đánh giá rất cao, coi đây là một nhân tố quan trọng góp phần duy trì hòa bình, ổn định cho cả khu vực. Các công cụ luật pháp quốc tế, đặc biệt là Công ước Liên hợp quốc về Luật biển (UNCLOS) 1982 và các chuẩn mực khác đã được quốc tế thừa nhận được vận dụng hiệu quả trong công tác đấu tranh bảo vệ chủ quyền biển đảo.

Chúng ta đã cố gắng nỗ lực phát triển và phát huy mối quan hệ đa dạng song phương, đa phương, trước hết là từ nội khối ASEAN. Mặc dù có nhiều diễn biến phức tạp do những tác động chia rẽ của Trung Quốc nhất là về vấn đề Biển Đông,nhưng Việt Nam vẫn tìm mọi biện pháp điều hòa mâu thuẫn và xung đột lợi ích trong và ngoài khu vực để duy trì hòa bình, ổn định. Qua đó chúng ta có thêm bạn bè, thêm cơ hội và công cụ để bảo vệ chủ quyền quốc gia trong bối cảnh mới. Sự kết hợp hài hòa và có sự bổ sung cho nhau giữa các kênh song phương và đa phương, giữa kênh đảng, kênh nhà nước, quốc hội, giữa quốc phòng với an ninh và ngoại giao, giữa báo chí, luật gia, học giả, kiều bào và ngoại giao… đã tạo thành sức mạnh tổng hợp để bảo vệ chủ quyền quốc gia.

Trong giai đoạn vừa qua, Việt Nam đã chủ động, tích cực tham gia vào các cơ chế đa phương ở khu vực và quốc tế hướng tới việc ngăn ngừa xung đột, thúc đẩy xu hướng giải quyết tranh chấp một cách hòa bình, góp phần bảo vệ quyền và chủ quyền của Việt Nam trên Biển Đông phù hợp với luật pháp quốc tế và Công ước luật Biển của Liên hợp quốc (UNCLOS). Chúng ta đã hoàn thành tốt các nghĩa vụ được giao của cộng đồng quốc tế, nhất là vai trò trong các tổ chức của Liên hiệp quốc, các tổ chức vì hòa bình, hợp tác và phát triển bền vững; nâng cao uy tín của nước ta trên trường quốc tế.

Ngoài ra, hợp tác quốc tế cũng góp phần quan trọng xây dựng lực lượng vũ trang cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại; năng lực quốc phòng, an ninh được nâng cao.

Thực hiện chủ trương đa phương hóa, đa dạng hóa quan hệ đối ngoại của Đảng, quan hệ hợp tác quốc phòng của Việt Nam với các đối tác chủ yếu, nhất là với các nước láng giềng, các nước bạn bè truyền thống và các thành viên ASEAN đã phát triển mạnh mẽ, đáp ứng các yêu cầu quốc phòng của đất nước; đồng thời, góp phần giữ gìn hòa bình, ổn định trong khu vực và trên thế giới. Chúng ta đã tham gia rất tích cực các diễn đàn về an ninh – quốc phòng của khu vực và thế giới; Việt Nam đã trở thành những thành viên tích cực, có trách nhiệm trong các tổ chức các diễn đàn như Cộng đồng Chính trị-An ninh ASEAN (APSC), Hội nghị Bộ trưởng Quốc phòng ASEAN (ADMM), Diễn đàn khu vực ASEAN (ARF) Hội nghị Thượng đỉnh An ninh châu Á (Đối thoại Shangri- La)…

Những họat động trao đổi, tiếp xúc, tham khảo thường kỳ hoặc hội nghị, hội thảo về quân sự giữa nước ta và các nước khác qua con đường song phương và ở các diễn đàn đa phương đã giúp xây dựng và củng cố lòng tin,

Một phần của tài liệu Kết hợp sức mạnh dân tộc và sức mạnh thời đại trong bảo vệ chủ quyền biển, đảo việt nam hiện nay (Trang 60 - 70)