Nhóm giải pháp đẩy mạnh và nâng cao hiệu quả hoạt động đối ngoạ

Một phần của tài liệu Kết hợp sức mạnh dân tộc và sức mạnh thời đại trong bảo vệ chủ quyền biển, đảo việt nam hiện nay (Trang 116 - 128)

đối ngoại

Phương hướng, nhiệm vụ về hoạt động đối ngoại giai đoạn 206-2021 được Đảng xác định tại Đại hội XII, trong đó có các mục tiêu, nhiệm vụ chủ yếu: “Bảo đảm lợi ích tối cao của quốc gia - dân tộc, trên cơ sở các nguyên tắc cơ bản của luật pháp quốc tế, bình đẳng và cùng có lợi, thực hiện nhất

quán đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, hòa bình, hợp tác và phát triển; đa dạng hóa, đa phương hóa trong quan hệ đối ngoại; chủ động và tích cực hội nhập quốc tế; là bạn, là đối tác tin cậy và thành viên có trách nhiệm của cộng đồng quốc tế. Trên cơ sở vừa hợp tác, vừa đấu tranh, hoạt động đối ngoại nhằm phục vụ mục tiêu giữ vững môi trường hòa bình, ổn định, tranh thủ tối đa các nguồn lực bên ngoài để phát triển đất nước, nâng cao đời sống nhân dân; kiên quyết, kiên trì đấu tranh bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc, bảo vệ Đảng, Nhà nước, nhân dân và chế độ xã hội chủ nghĩa; nâng cao vị thế, uy tín của đất nước và góp phần vào sự nghiệp hòa bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội trên thế giới.” [20, tr.151 - 152]

Thực hiện sự chỉ đạo đó, với yêu cầu kết hợp sức mạnh dân tộc và sức mạnh thời đại trong hoạt động đối ngoại góp phần vào bảo vệ chủ quyền biển, đảo trong tình hình mới cần có các giải pháp như sau:

Thứ nhất, tiếp tục đưa quan hệ đối tác, nhất là các nước láng giềng, các đối tác chiến lược toàn diện, đối tác chiến lược, đối tác có quan hệ hợp tác toàn diện và các quốc gia khác đi vào chiều sâu, ổn định vững chắc; thúc đẩy quan hệ hữu nghị đoàn kết, tăng cường hợp tác với các nước bạn truyền thống, các nước đang phát triển đồng thời; trên cơ sở đó tạo sự đồng thuận, hợp tác, ủng hộ về giải quyết các vấn đề trên Biển Đông.

Đối với các nước Lào và Cam-pu-chia, tiếp giáp phía sau lưng, cần củng cố, phát huy những quan hệ truyền thống tốt đẹp, nhất là quan hệ hữu nghị đặc biệt với Lào trên các mặt đối ngoại của Đảng, Ngoại giao Nhà nước và đối ngoại nhân dân; tăng cường hiệu quả các hoạt động hợp tác, hỗ trợ giữa các bên; đồng thời chủ động phát hiện và giải quyết mâu thuẫn, xung đột do lực lượng phá hoại gây ra, tránh để nước bạn bị các thế lực khác tác động, lôi kéo, cản trở sự đoàn kết thống nhất của các bên và trong khối ASENAN và vấn đề Biển Đông.

Đối với Cộng đồng ASEAN, Việt Nam phát huy hơn nữa vai trò thành viên tích cực trách nhiệm trong các vấn đề chung, đồng thời đẩy mạnh và nâng cao hiệu quả hoạt động hợp tác đa phương, song phương với các nước thành viên; đóng góp trong việc duy trì môi trường hòa bình, an ninh ở khu vực, trong đó có bảo đảm hòa bình, an ninh, an toàn hàng hải ở Biển Đông. Chủ động tham gia tích cực vào các hoạt động xây dựng và củng cố, thực hiện những quy ước về chung của Cộng đồng ASEAN về các vấn đề duy trì môi trường hòa bình, an ninh ở khu vực, trong đó có bảo đảm hòa bình, an ninh, an toàn hàng hải ở Biển Đông; nhất là các nguyên tắc không sử dụng vũ lực hoặc đe dọa sử dụng vũ lực, giải quyết mọi tranh chấp bằng biện pháp hòa bình trên cơ sở luật pháp quốc tế .v.v… như Công ước về Luật biển năm 1982 của Liên hợp quốc, Tuyên bố về cách ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC).

Trong thời gian tới Chính phủ và Bộ Ngoại giao cần chỉ đạo mạnh mẽ hơn nữa công tác chuẩn bị và vận động các nước có quyền, lợi ích ở Biển Đông xây dựng sớm Bộ Quy tắc ứng xử trên Biển Đông (COC), phát huy kết quả hội nghị cấp cao lần thứ 13 của các nước ASEAN với Trung Quốc tại Mãn Châu Lý ngày 15-16/8/2016 mới đây.

Đối với Trung Quốc, chúng ta cần tích cực thúc đẩy và nâng cao hiệu quả quan hệ đối tác chiến lược toàn diện, quan hệ giữa hai đảng cộng sản cầm quyền và quan hệ của nhân dân hai nước láng giềng gần gũi, có truyền thống hữu nghị lâu đời. Cần xác định những thành quả trong quan hệ nêu trên là những tài sản quý báu của hai nước và là cơ sở vững chắc để nhân dân hai nước tiếp tục vững bước trên con đường hợp tác, phát triển, hòa bình và hữu nghị cần nỗ lực giữ gìn quan hệ tốt đẹp đó lâu dài, bền vững, tiến bộ.

Kiên trì các hoạt động đối ngoại để tăng cường sự tin cậy lẫn nhau về chính trị, đẩy mạnh giao lưu và tạo cơ sở vững chắc cho quan hệ song

phương; tăng cường trao đổi, hợp tác giữa các bộ, ngành, giữa các địa phương, nhất là các địa phương ở hai bên biên giới và ven biển.

Đối với vấn đề Biển Đông, hai bên cần tích cực thực hiện các kết quả về hợp tác, thỏa thuận như các Hiệp định phân định lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa trong Vịnh Bắc Bộ, tiếp tục giải quyết các vấn đề tiếp trong việc phân giới khu vực cửa Vịnh Bắc Bộ, ký tiếp Hiệp định nghề cá trong thời gian tới. Về các vấn đề phức tạp còn chưa thống nhất, chúng ta cần tích cực kiên trì thực hiện các hoạt động hiệp thương hữu nghị, đàm phán, trên cơ sở đó tìm ra giải pháp cơ bản, lâu dài cho vấn đề Biển Đông trên cơ sở quan hệ hữu nghị giữa hai nước, phù hợp với luật pháp quốc tế, nhất là phù hợp với Công ước của Liên hợp quốc về Luật biển năm 1982 và Tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC)…

Đối với các nước lớn khác như Hoa Kỳ, Nga, Nhật, Ấn Độ, Liên minh châu Âu…, Việt Nam tích cực phát huy các thành quả quan hệ, hợp tác để đưa các quan hệ đi vào khuôn khổ ổn định; chú trọng tạo lập lợi ích đan xen với các nước và các đối tác, tăng cường sự tin cậy, tăng các điểm tương đồng, thu hẹp bất đồng, bảo đảm cân bằng lợi ích của nước ta với các nước, giữ môi trường hòa bình cho đất nước phát triển, đồng thời tranh thủ sự đồng tình ủng hộ chúng ta về vấn đề bảo vệ chủ quyền chính đáng trên Biển Đông.

Đối với các tổ chức quốc tế, Việt Nam cần nỗ lực nâng cao vị thế quốc tế của đất nước thể hiện tinh thần “thành viên có trách nhiệm trong cộng đồng quốc tế”, thông qua việc nâng tầm đối ngoại đa phương; tích cực, chủ động tham gia và phát huy vai trò của Việt Nam tại các diễn đàn, tổ chức quốc tế và khu vực, nhất là các lĩnh vực liên quan đến quốc phòng, an ninh, phát triển, lợi ích chiến lược của Việt Nam. Chủ động, tích cực tham gia các cơ chế đa phương về quốc phòng, an ninh, trong đó có việc tham gia các hoạt động hợp

tác ở mức cao hơn như hoạt động gìn giữ hoà bình của Liên hợp quốc, diễn tập về an ninh phi truyền thống và các hoạt động khác.

Thứ hai, tích cực thực hiện các hoạt động thông tin, tuyên truyền về cuộc đấu tranh bảo vệ chủ quyền chính nghĩa của Việt Nam về Biển Đông; kiên quyết đấu tranh phản đối mạnh mẽ về những hành động xâm phạm chủ quyền quốc gia và chủ quyền, quyền chủ quyền, quyền tài phán và những lợi ích của quốc gia của Việt Nam trên Biển Đông; kiên trì đàm phán, thương lượng xây dựng các thể chế song phương, đa phương để giải quyết các bất đồng về chủ quyền, các tranh chấp va chạm… trên Biển Đông với các giải pháp hòa bình, trên cơ sở các quy ước chung và luật pháp quốc tế

Các cơ quan đối ngoại phối hợp chặt chẽ với các cơ quan thông tin tuyên truyền của Đảng, Nhà nước, Quân đội và Công an nhân dân đẩy mạnh thực hiện công tác thông tin tuyên truyền về bảo vệ chủ quyền biển, đảo với các hình thức, biện pháp phù hợp trên cơ sở các điều kiện và môi trường công tác đối ngoại. Tăng cường các hoạt động thông tin, tuyên truyền của các cơ quan đại diện ngoại giao ở nước ngoài và phối hợp chặt chẽ với các cơ quan thông tin, truyền thông khác ở trong nước và nước ngoài. Tổ chức thực hiện hoặc tích cực tham gia các diễn dàn, các sự kiện, các hoạt động của các nước, các khu vực, các tổ chức quốc tế để thực hiện các nhiệm vụ của đối ngoại đồng thời kết hợp nội dung thông tin tuyên truyền về bảo vệ chủ quyền biển, đảo.

Đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền về bảo vệ chủ quyền biển, đảo với cộng đồng NVNONN; thông qua những tổ chức, các hội đoàn tích cực trong cồn đồng NVNONN phối hợp thực hiện các hoạt động thông tin, tuyên truyền về chủ quyền biển, đảo Việt Nam với nhân dân các nước sở tại, nhất là ở các nước, vùng lãnh thổ có nhiều NVNONN, ở các nước tiến bộ, các khu vực trung tâm kinh tế, chính trị của thế giới.

Chủ động nắm bắt tình hình có các hoạt động phòng, chống các âm mưu làm xuyên tạc tình hình, đánh lạc hướng dư luận, làm sai lệch nhận thức của cộng đồng NVNONN của nhân dân các nước trong cộng đồng quốc tế về cuộc đấu tranh bảo vệ chủ quyền biển, đảo của Việt Nam. Chú trọng các hoạt động chống phá, phản tuyên truyền của các nhóm phản động lưu vong người Việt trong cộng đồng NVNONN, các cơ quan, tổ chức khác của các thế lực chống phá cuộc đấu tranh bảo vệ chủ quyền biển, đảo, nền tự do độc lập và chế độ của chúng ta.

Thứ ba, tích cực tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động hội nhập quốc tế toàn diện của đất nước.

Các cơ quan ngoại giao kinh tế thông qua các điều kiện và môi trường tiếp xúc để tạo điều kiện thuận lợi về hợp tác quốc tế nhằm khai thác các nguồn lợi kinh tế từ Biển Đông; hợp tác nâng cao năng lực quốc phòng - an ninh; hợp tác xây dựng, đào tạo đội ngũ cán bộ, chuyên gia giỏi, nguồn nhân lực chất lượng cao đáp ứng các yêu cầu của làm chủ khai thác lợi ích trước mát và lâu dài từ biển, đảo thời; đặc biệt là thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ về quốc phòng, an ninh biển, đảo, góp phần gìn giữ môi trường hòa bình của đất nước.

Hoạt động đối ngoại kết hợp chặt chẽ với hoạt động quốc phòng, an ninh để tìm chọn các đối tác, các thị trường thích hợp, các lĩnh vực hợp tác có điều kiện lợi thế của Việt Nam cho các cơ quan kinh tế, các cơ quan quốc phòng, an ninh để tạo điều kiện thuận lợi trong hợp tác về khai thác kinh tế biển, đảo; đầu tư tăng cường sức mạnh về trang bị, vũ khí, khí tài quan trọng phục vụ bảo vệ chủ quyền biển, đảo.

Trong đó chú trọng hợp tác, liên kết với các quốc gia có tiềm lực về khai thác nguồn lợi từ dầu mỏ, khoáng sản, đánh bắt nuôi trồng hải sản, du lịch dịch vụ và khai thác hàng hải, bảo vệ môi trường đại dương… để tạo lợi ích đan xen, cùng nhau xây dựng, bảo vệ môi trường kinh tế, môi trường hòa bình trên Biển Đông.

Thông qua hoạt động hội nhập và quan hệ với các nước, nhất là các nước có nền khoa học giáo dục đào tạo tiên tiến về kinh tế biển, về quốc phòng, an ninh phục vụ nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền biển, đảo. Chú trọng các nước có quan hệ truyền thống như Liên bang Nga, Ấn Độ và các nước đối tác chiến lược, các nước đối tác toàn diện có nền khoa học – công nghệ tiên tiến như Mỹ, Nhật Bản, Ốt-xtơ rây-li-a, It-xra-en; các nước trong Khối ASEAN…

Chú trọng phát triển quan hệ hợp tác, hữu nghị, truyền thống với các nước láng giềng, phát huy vai trò của các nước ASEAN, các nước lớn trên thế giới trong vấn đề Biển Đông; giữ gìn quan hệ hữu nghị và hợp tác chiến lược toàn diện với Trung Quốc, có các nỗ lực sáng tạo để cùng kiên trì giải quyết các vấn đề tồn tại khác biệt trong nhận thức và thực tế về chủ quyền biển, đảo của mỗi bên.

Thứ tư, kiên quyết đấu tranh bảo vệ các quyền lợi về biển đảo của Tổ quốc; kiên trì giải quyết các vấn đề ở Biển Đông trong quan hệ song phương với các nước và đa phương với các cộng đồng quốc gia trong khu vực và trên thế giới trên cơ sở đàm phán, đối thoại và các biên pháp hòa bình, trên cơ sở các nguyên tắc của luật pháp và các thỏa thuận quốc tế.

Việt Nam tham gia tích cực và có trách nhiệm vào các diễn đàn quốc tế, các hoạt động nghiên cứu để góp phần xây dựng các quy ước, thỏa thuận chung trong khối ASEAN, giữa Khối ASEAN với Trung Quốc và các tổ chức quốc tế, các nước lớn như Mỹ, Trung Quốc…

Chúng ta cũng thực hiện các biện phápchủ động xử lý các vấn đề tranh chấp, các nhận thức khác biệt về quyền lợi của Việt Nam với các nước bằng đối thoại, thương lượng thông qua con đường ngoại giao, trên cơ sở các nguyên tắc của luật pháp quốc tế, Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982 và 5 nguyên tắc chung sống hòa bình, tăng cường các nỗ lực xây dựng lòng tin, hợp tác đa phương về an toàn biển, nghiên cứu khoa học, chống tội

phạm; cùng nhau nghiêm chỉnh thực hiện Tuyên bố về cách ứng xử của các bên ở biển Đông (DOC) ký năm 2002 giữa một bên là Hiệp hội các quốc gia Đông Nam á (ASEAN) và một bên là Trung Quốc, hướng tới xây dựng Bộ Quy tắc ứng xử (COC), để Biển Đông thực sự là vùng biển hòa bình, ổn định, hữu nghị và phát triển, vì lợi ích của tất cả các nước trong khu vực, vì an ninh chung của khu vực và trên toàn thế giới.

Bên cạnh đó, tích cực nghiên cứu, tham khảo học tập kinh nghiệm của các nước về giải quyết tranh chấp trên Biển Đông bằng các giải pháp về pháp lý quốc tế khi cần thiết bao gồm việc chuẩn bị các điều kiện về chứng cứ, tài liệu; bằng đội ngũ các nhà nghiên cứu khoa học về biển, các chuyên gia pháp lý có tầm vóc quốc tế, đáp ứng các hoạt động đấu tranh pháp lý trên diễn đàn quốc tế…

Tiểu kết chƣơng 3

Xây dựng các giải pháp về kết hợp sức mạnh dân tộc và sức mạnh thời đại là kết quả của quá trình tìm hiểu và phân tích tình hình trong nước và thế giới, từ sự nhìn nhận và thấu suốt các quan điểm của Đảng trong đường lối chủ trương về bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới. Tác giả đã nghiên cứu Nghị quyết của Đại hội Đảng XII, Nghị quyết 28-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa XI), Nghị quyết số 55/NQ-CP, ban hành chương trình hành động thực hiện Nghị quyết 28-NQ/TW-CP, phân tích mục tiêu, yêu cầu của Đảng về nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền biển, đảo từ đó mạnh dạn đề xuất bốn nhóm giải pháp thực hiện việc kết hợp sức mạnh dân tộc và sức mạnh thời đại.

Những nhóm giải pháp nêu trên thể hiện tính đồng bộ, thống nhất trên các lĩnh vực trọng yếu của đất nước nhằm đáp ứng mục tiêu tổng thể và các mục tiêu cụ thể, phục vụ thiết thực cho sự nghiệp bảo vệ chủ quyền biển, đảo cả trong giai đoạn trước mắt là lâu dài.

Quá trình thực hiện các giải pháp nêu trên phải đáp ứng các yêu cầu đã được xác định, đòi hỏi sự phối hợp đồng bộ giữa các cấp, các ngành từ Trung ương đến địa phương, từ trong và ngoài nước; tránh sự lệch lạc trong vận dụng, tổ chức thực hiện.

KẾT LUẬN

Biển, đảo Việt Nam có tầm quan trọng đặc biệt đối với phát triển kinh tế - xã hội và quốc phòng, an ninh, cũng như môi trường hòa bình của đất

Một phần của tài liệu Kết hợp sức mạnh dân tộc và sức mạnh thời đại trong bảo vệ chủ quyền biển, đảo việt nam hiện nay (Trang 116 - 128)