Khái niệm sức mạnh dân tộc, sức mạnh thời đạ

Một phần của tài liệu Kết hợp sức mạnh dân tộc và sức mạnh thời đại trong bảo vệ chủ quyền biển, đảo việt nam hiện nay (Trang 27 - 36)

1.2.1.1. Khái niệm sức mạnh dân tộc

Sức mạnh dân tộc Việt Nam là cách nói khái quát, ngắn gọn về nguồn lực tổng hợp của cả đất nước cả về vật chất, tinh thần, bao gồm các giá trị từ quá khứ đến hiện tại, từ truyền thống văn hóa – lịch sử và các nguồn lực kinh

tế - xã hội; là sức mạnh của khối đại đoàn kết toàn dân thông qua hệ thống chính trị dưới sự lãnh đạo của Đảng và quản lý của Nhà nước, phấn đấu vì mục tiêu phát triển đất nước đi lên phù hợp với xu thế của thời đại.

Trong các lịch sử cuộc chiến tranh bảo vệ Tổ quốc và thống nhất đất nước của Việt Nam, nguồn gốc của sức mạnh đoàn kết dân tộc luôn xuất phát từ truyền thống yêu nước, yêu chuộng công lý, hòa bình, độc lập tự do – những thành tố đã trở thành những nét cơ bản trong văn hóa dựng nước và giữ nước của người Việt. Từ hàng ngàn năm trước, cha ông ta đã xác định phải huy động sức mạnh toàn dân tộc, của mọi người dân để xây dựng đất nước, để chống giặc ngoại xâm, thà hy sinh tất cả để giữ lấy giang sơn, với suy nghĩ rất gần gũi mà thiết thực “nước mất thì nhà tan” và hình thành quyết tâm đánh giặc giữ nước. Chính tư tưởng và tình cảm ấy đã làm gắn bó mật thiết giữa tầng lớp lãnh đạo với quần chúng, giữa quân đội với nhân dân; giữa các dân tộc, vùng miền của cả nước. Lãnh tụ Hồ Chí Minh, khi gánh trên vai trách nhiệm của người lãnh đạo đất nước làm cách mạnh lãnh đã từng kêu gọi rất giản dị: “Việc cứu nước là việc chung, ai là người Việt Nam đều phải kề vai gánh vác một phần trách nhiệm…”. Người cũng luôn chủ trương dựa vào sức mạnh dân tộc, sức mạnh của nhân dân là chính với tinh thần “đem sức ta mà giải phóng cho ta”.

Sức mạnh đoàn kết của cả dân tộc với ý thức tự lực, tự cường được phát huy mạnh mẽ dưới sự quy tụ, dẫn dắt của lực lượng lãnh đạo tiên tiến có đường lối đấu tranh chính trị, quân sự, ngoại giao đúng đắn tạo thành sức mạnh to lớn vượt qua mọi khó khăn thách thức, chiến thắng mọi kẻ thù xâm lược. Trong hai cuộc kháng chiến giành độc lập, tự do và thống nhất đất nước của Việt Nam ở thế kỷ XX, dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, sức mạnh của tinh thần đại đoàn kết dân tộc với thế trận chiến tranh nhân dân lại được nâng lên

một tầm cao mới, là nguồn lực vĩ đại làm nên chiến thắng trước những ké thù hung bạo.

Sức mạnh dân tộc tất yếu thể hiện cụ thể qua nguồn nội lực vật chất của nền kinh tế - xã hội, làm cơ sở đáp ứng, cung cấp cho mọi nhu cầu của các lực lượng bảo vệ Tổ quốc, khi cần thiết và được huy động toàn lực tập trung cho những nhiệm vụ quan trọng hàng đầu của đất nước. Trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, mặc dù nền kinh tế của đất nước vô cùng nhỏ bé, nhưng chính nguồn lực vật chất từ nhân dân lại là nguồn chủ yếu cung cấp lương thực, hậu cần, sinh lực cho quân đội ta chiến đấu thắng lợi. Cuộc đấu tranh chống đế quốc Mỹ, giải phóng Miền Nam, thống nhất đất nước được bắt đầu không phải từ những trận đánh lớn mà chính là từ quá trình xây dựng lực lượng, xây dựng hậu phương ở Miền Bắc và chuẩn bị hậu cần chiến trường ở Miền Nam. Đảng ta, trước một cuộc chiến đấu trường kỳ với kẻ thù có sức mạnh vật chất to lớn, đã xác định miền Bắc phải là nền tảng cho lực lượng cách mạng cả nước và sớm định hướng xây dựng miền Bắc theo con đường xã hội chủ nghĩa; là cơ sở hình thành hậu phương lớn làm căn cứ địa vững chắc của tiền tuyến lớn miền Nam. Đồng thời tại miền Nam cũng hình thành các căn cứ địa tại chỗ. Hậu phương miền Bắc được nối liền với các nước xã hội chủ nghĩa anh em rộng lớn. Đó là nguồn sức mạnh to lớn về vật chất và tinh thần trong kháng chiến chống Mỹ, cứu nước.

Ngày nay, tầm vóc đất nước ta đã khác giai đoạn những năm của thế kỷ XX. Những thành tựu to lớn, toàn diện trong gần 30 năm đổi mới đã tạo ra sức mạnh tổng hợp, thế và lực của đất nước lớn mạnh hơn nhiều so với trước. Việc ra khỏi tình trạng kém phát triển đã làm cho vị thế đất nước tăng lên, chính trị - xã hội ổn định, khối đại đoàn kết được mở rộng, an ninh quốc phòng được gìữ vững, quan hệ đối ngoại theo hướng mở rộng, đa phương hoá, đa dạng hoá, đất

nước đứng trước nhiều cơ hội lớn, nhiều điều kiện, tiền đề thuận lợi để phát triển mạnh mẽ và bền vững, đẩy mạnh công nghiệp hoá - hiện đại hoá, chủ động và tích cực hội nhập quốc tế. Nước Việt Nam đã có vị trí và uy tín trên các diễn đàn quốc tế.

Qua đó, chúng ta có thể nhận thức cụ thể về sự thể hiện của sức mạnh dân tộc hiện nay để thực hiện sự nghiệp bảo vệ đất nước nói chung và bảo vệ chủ quyền biển, đảo nói riêng qua những thành tố cơ bản như sau:

- Sức mạnh của sự nghiệp chính nghĩa về bảo vệ đất nước; bảo vệ chủ quyền biển, đảo của quốc gia, dân tộc ta được khẳng định qua các bằng chứng lịch sử và pháp lý của Việt Nam, phù hợp với luật pháp quốc tế.

- Sức mạnh của truyền thống đấu tranh xây dựng và bảo vệ Tổ quốc qua hàng nghìn năm lịch sử; là ý chí, quyết tâm của hơn 90 triệu người Việt Nam ở trong và ngoài nước tạo thành khối đoàn kết đấu tranh để bảo vệ nền độc lập và chủ quyền biển, đảo thiêng liêng của Tổ quốc.

- Sức mạnh của hệ thống chính trị vững mạnh, ổn định đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam (ĐCSVN); sự quản lý thống nhất của Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (CHXHCNVN) và vai trò trung tâm đoàn kết của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam (MTTQVN) với các đoàn thể nhân dân, tạo lập vị thế, uy tín ngày càng cao trong quan hệ quốc tế.

- Sức mạnh tổng thể của thành quả xây dựng và phát triển đất nước về kinh tế - văn hóa - xã hội và các mặt khác của đời sống nhân dân qua hơn 30 năm đổi mới; tạo nên nguồn nội lực về con người và vật chất, tinh thần to lớn; làm cơ sở vững chắc cho thực hiện các nhiệm vụ về quốc phòng, an ninh, bảo vệ chủ quyền biển, đảo.

- Sức mạnh của lực lượng vũ trang nhân dân bao gồm Quân đội nhân dân (QĐND), Công an nhân dân (CAND) và dân quân tự vệ (DQTV) với thế trận quốc phòng toàn dân và an ninh nhân dân vững chắc.

- Sức mạnh của nền ngoại giao Việt Nam, bao gồm cả đối ngoại Đảng, Ngoại giao Nhà nước, đối ngoại nhân dân và đối ngoại Quốc hội với thành quả to lớn mà Đảng, Nhà nước và nhân dân đã xây dựng và phấn đấu kể từ khi thành lập nước Việt Nam dân chủ cộng hòa – 1945 trải qua các giai đoạn đến nay. Vị thế của Việt Nam hiện nay trên trường quốc tế đã tạo cho chúng ta tâm thế tích cực, chủ động tham gia toàn diện vào tiến trình hội nhập thế giới; được các nước, các tổ chức quốc tế ghi nhận và đánh giá cao.

Với đất nước Việt Nam, từ bản chất nội sinh và phát triển, từ lịch sử hàng nghìn năm đấu tranh dựng nước và giữ nước, đặc biệt trong thời đại ngày nay, nguồn sức mạnh dân tộc luôn nguồn lực cơ bản, giữ vai trò quyết định trong sự nghiệp xây dựng và phát triển đất nước nói chung và sự nghiệp đấu tranh bảo vệ giữ gìn nền độc lập dân tộc.

1.2.1.2. Khái niệm sức mạnh thời đại

Theo Giáo sư, Tiến sĩ Vũ Văn Hiền, Phó Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương thời đại được hiểu:“Thời đại theo nghĩa rộng là một khái niệm chính trị - kinh tế - xã hội khái quát tiến trình phát triển của lịch sử loài người, là thời gian rất dài để chỉ sự phân kỳ lịch sử xã hội và để phân biệt những nấc thang phát triển của hình thái kinh tế xã hội mà theo đó nấc thang cao hơn, tiến bộ hơn sẽ phủ định nấc thang cũ, lạc hậu để mở đường cho sự phát triển một thời đại mới… Thời đại theo nghĩa hẹp là khái niệm về thời gian để chỉ xu thế và nội dung phát triển trên các phương diện kinh tế, văn hóa, khoa học kỹ thuật, công nghệ…” [21]

Thời đại ngày nay và giai đoạn hiện tại của nhân loại đang chứng kiến những bất ổn của kinh tế tư bản chủ nghĩa tuy phát triển rất mạnh mẽ về lực lượng sản xuất nhưng chứa đựng đầy mâu thuẫn, bế tắc về quan hệ sản xuất mà chưa thể thay thế bởi các quan hệ kinh tế - xã hội khác thích hợp hơn. Những sự bất ổn đó cho thấy các dấu hiệu đặc trưng của một thời kỳ thai nghén khó

khăn trong quá trình vận động đi lên của các hình thái kinh tế - xã hội như lý luận của Mác.

Hệ thống chủ nghĩa xã hội mới hình thành vài chục năm đã đổ vỡ, không còn là nguồn hậu thuẫn, là chỗ dựa cho những phong trào đoàn kết, đấu tranh của giai cấp công nhân và nhân dân các nước nghèo, chậm phát triển. Tuy nhiên, sự tiến bộ và đi lên của nhân loại không thể dừng bước. Quá trình phát triển tất yếu, sự bùng nổ của khoa học và công nghệ, đặc biệt là công nghệ tin học và viễn thông tạo ra một nền công nghiệp - trí tuệ, một dạng văn minh mới chưa từng có, kết nối mạnh mẽ con người trên khắp hành tinh, làm tiền đề cho một “thế giới phẳng”, làm mờ đi các biên giới hữu hình cả về địa lý và các thể chế chính trị - xã hội. Xu thế toàn cầu hóa làm cho nền kinh tế - thị trường phát triển nhanh chóng, rộng lớn trên toàn thế giới và sự khủng hoảng vốn là quy luật đặc trưng của nó cũng tác động đa dạng cả về kinh tế - xã hội và tư tưởng, tôn giáo, sắc tộc; tạo môi trường thuận lợi cho mâu thuẫn, xung đột với phạm vi rộng và tốc độ nhanh hơn, khốc liệt hơn…

Vì hòa bình, tiến bộ xã hội, các quốc gia, dân tộc lại tiếp tục tìm đến sự liên kết, hợp tác mới nhằm chống lại các thế lực của chủ nghĩa áp đặt cường quyền, chủ nghĩa thực dụng hẹp hòi, chủ nghĩa khủng bố tôn giáo, sắc tộc cực đoan... Những âm mưu chiến tranh để chiếm đoạt, cưỡng chế dân tộc khác là đi ngược lại xu thế chung của thời đại.

Tình hình đó như Đảng ta nhận định: “Trên thế giới, trong những năm tới tình hình còn nhiều diễn biến phức tạp, nhưng hòa bình, độc lập dân tộc, dân chủ, hợp tác và phát triển vẫn là xu thế lớn. Quá trình toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế tiếp tục được đẩy mạnh. Hợp tác, cạnh tranh, đấu tranh và sự tùy thuộc lẫn nhau giữa các nước, nhất là giữa các nước lớn ngày càng tăng. Cuộc cách mạng khoa học - công nghệ, đặc biệt là công nghệ thông tin

tiếp tục phát triển mạnh mẽ, thúc đẩy sự phát triển nhảy vọt trên nhiều lĩnh vực, tạo ra cả thời cơ và thách thức đối với mọi quốc gia”. [51, tr.70-71]

Trong bối cảnh đó nhận diện được quy luật phát triển của thời đại; xác định được đâu là nguồn lực của cộng đồng quốc tế để tận dụng sự giúp đỡ, hỗ trợ các nước nhỏ, yếu vượt qua các thách thức để phát triển và khẳng định được các giá trị của dân tộc mình trên trường quốc tế đang là yêu cầu vô cùng quan trọng với các quốc gia, dân tộc nêu trên, trong đó có Việt Nam. Trên phương diện quốc phòng – an ninh; trước những dã tâm, tham vọng của những quốc gia tiềm lực lớn mạnh, được cổ súy bằng tư tưởng hiếu chiến hung hăng, đâu là chỗ dựa cho cuộc đấu tranh của các quốc gia nhỏ, yếu đó? Một trong những nguồn sức mạnh vô hình chính là sự nỗ lực liên kết của các quốc gia, dân tộc và cộng đồng quốc tế thông qua các tổ chức toàn cầu như Liên Hiệp Quốc, các tổ chức liên minh, hợp tác khu vực, các quan hệ đa phương, song phương… với mục tiêu công lý, hòa bình, hợp tác và phát triển. Những thể chế của cộng đồng quốc tế và dư luận sẽ tạo ra những nguồn lực mới, những tiếng nói đồng thanh phản đối có sức hạn chế, ngăn chặn các hành động phiêu lưu của các thế lực hiếu chiến.

Có thể minh chứng qua sự hợp tác tất yếu giữa các quốc gia, dân tộc, tôn giáo… tạm gác mâu thuẫn để phối hợp cùng nhau chống lại các hành động bạo lực, khủng bố dã man của lực lượng IS – Nhà nước Hồi giáo tự xưng hiện nay. Các hoạt động hợp tác giữa các quốc gia, dân tộc thông qua các tổ chức quốc tế nhằm liên kết hành động chống lại những vấn đề thảm họa khác có tính toàn cầu như hậu quả của thiên tai, bệnh dịch, nghèo đói…

Về vấn đề chủ quyền trên Biển Đông, với sự kiện tháng 5/2015, mặc dù Trung Quốc ngang ngược và hung hãn, nhưng trước sự phản đối kiên quyết cùng các giải pháp hòa bình rất kiên trì, khôn khéo của Việt Nam, trước áp

lực mạnh mẽ của công luận và cộng đồng quốc tế, phía Trung Quốc phải lùi bước với những thất bại về uy tín, thể diện của quốc gia trên trường quốc tế.

Đặc biệt gần đây, trên diễn đàn pháp lý, sự kiện ngày 12-7-2016 Tòa án Trọng tài Thường trực (PCA) của Tòa án Quốc tế đã ra phán quyết về vụ việc Phi-líp-pin kiện Trung Quốc liên quan đến việc nước này đơn phương tuyên bố chủ quyền “Đường lưỡi bò 9 khúc” đối với Biển Đông. Cho dù phía Trung Quốc tuyên bố không công nhận phán quyết trên tìm mọi cách để bác bỏ, nhưng phán quyết ấy đã là lời khẳng định trước cộng đồng quốc tế tính phi nghĩa của các hành động tranh chấp và xâm lấn về chủ quyền của Trung Quốc. Đây là thắng lợi to lớn về công lý và pháp lý quốc tế trong giải quyết các vấn đề bất đồng, tranh chấp cùa các quốc gia.

Nhìn nhận, hiểu rõ bản chất của thời đại, chúng ta có thể thấy nguồn sức mạnh to lớn từ quy luật phát triển cả về xã hội và tự nhiên, về sức mạnh liên kết của các quốc gia, về vai trò của các tổ chức, thể chế của cộng đồng quốc tế… những nguồn sức mạnh to lớn về vật chất và tinh thần ấy là nguồn lực hỗ trợ cho công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc của chúng ta. Sức mạnh ấy thể hiện qua các thành tố cơ bản:

- Xu thế phát triển hướng tới các giá trị văn minh, bình đẳng và hạnh phúc của loài người tạo lên sức mạnh liên kết của các quốc gia, dân tộc yêu chuộng chân lý, hòa bình, hợp tác và phát triển, cùng đấu tranh phản đối, ngăn chặn những thế lực, những động thái hiếu chiến, bất chấp công lý, luật pháp quốc tế sử dụng sức mạnh quân sự và thủ đoạn chính trị để áp đặt, cưỡng chiếm và ức hiếp các quốc gia, dân tộc nhỏ yếu.

Biểu hiện rất rõ của sức mạnh ấy của cộng đồng quốc tế thể hiện thông qua các tổ chức quốc tế, các diễn đàn quốc tế và khu vực rất đa dạng và phong phú trên hầu khắp các mặt cơ bản kinh tế - chính trị - quốc phòng - an ninh - đối ngoại - luật pháp - khoa học… với các thể chế ràng buộc các quốc gia, dân tộc phải tôn trọng và tuân thủ. Vai trò của Liên hiệp quốc, các tổ

chức quốc tế, các liên kết châu lục, khu vực… đều hình thành dựa trên nền

Một phần của tài liệu Kết hợp sức mạnh dân tộc và sức mạnh thời đại trong bảo vệ chủ quyền biển, đảo việt nam hiện nay (Trang 27 - 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(133 trang)