thời đại để bảo vệ Tổ quốc, bảo vệ chủ quyền biển, đảo phải được đặt dưới sự lãnh đạo Đảng và sự quản lý của Nhà nước; sự tham gia thực hiện của cả hệ thống chính trị và của toàn dân
Về vai trò của Đảng, Nhà nước và hệ thống chính trị trong thực hiện mục tiêu, nhiệm vụ quốc phòng, an ninh, Đại hội Đảng XII xác định: “Phải tiếp tục giữ vững, tăng cường sự lãnh đạo tuyệt đối, trực tiếp về mọi mặt của Đảng, sự quản lý tập trung, thống nhất của Nhà nước đối với Quân đội nhân dân, Công an nhân dân và sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc. Phát huy sức mạnh của khối đại đoàn kết toàn dân tộc, của cả hệ thống chính trị do Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý, lực lượng vũ trang làm nòng cốt trong sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc. Hoàn thiện hệ thống pháp luật, cơ chế, chính sách về quốc phòng, an ninh; nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước trong lĩnh vực quốc phòng, an ninh” [14, tr.150]
Nghị quyết số 28-NQ/TW là văn bản hết sức quan trọng được xây dựng trên cơ sở thành tựu, kinh nghiệm về lý luận và thực tiễn qua gần 30 năm đổi mới đất nước, nhất là kế thừa kết quả 10 năm thực hiện Nghị quyết Trung ương 8 (khóa IX) về Chiến lược bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới. Một
trong những nội dung cơ bản, trước hết được Đảng xác định trong Nghị quyết là giữ vững và tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, hiệu lực quản lý của Nhà nước, phát huy cao nhất sức mạnh tổng hợp của đất nước, nhất là vai trò của nhân dân đối với sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc.
Nghị quyết số 55/NQ-CP, ban hành Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết số 28/NQ-TW nêu trên. Trong đó các nội dung, nhiệm vụ, giải pháp được thể chế, cụ thể hóa để thực hiện sự lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng tại Nghị quyết số 28/NQ-TW. Chương trình hành động của Chính phủ có nội dung quan trọng hàng đầu là tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, hiệu lực quản lý, điều hành của Nhà nước, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới; phát huy sức mạnh khối đại đoàn kết dân tộc và đoàn kết quốc tế.
Tư tưởng và quan điểm trên được thấu suốt, quán triệt sâu sắc trong nhiệm vụ về kết hợp sức mạnh dân tộc và sức mạnh thời đại trong bảo vệ chủ quyền biển, đảo, bởi đây là một bộ phận của chủ trương chiến lược của Đảng về bảo vệ Tổ quốc.
Sự lãnh đạo của Đảng thể hiện qua việc xác định chủ trương, đường lối và các chỉ đạo có tính xuyên suốt về đánh giá tình hình, nghiên cứu xây dựng, tổ chức thực hiện các chương trình, kế hoạch, đề án về tất cả các lĩnh vực của hoạt động kết hợp sức mạnh dân tộc và sức mạnh thời đại trong bảo vệ chủ quyền biển, đảo. Sự lãnh đạo trực tiếp của Đảng thực hiện qua bố trí bộ máy, cán bộ của Đảng trong các lực lượng vũ trang, các cơ quan, tổ chức của hệ thống chính trị để tổ chức thực hiện các nội dung nhiệm vụ cụ thể. Sự lãnh đạo của Đảng còn thể hiện qua việc nắm bắt kịp thời và theo dõi, chỉ đạo giám sát, kiểm tra quá trình thực hiện; sơ kết, tổng kết, đánh giá, điều chỉnh rút kinh nghiệm trong quá trình thực hiện ở mỗi thời kỳ giai đoạn đáp ứng tình hình diễn biến của thực tiễn.
Nhà nước với chức năng điều hành, quản lý các lĩnh vực hoạt động của đất nước, thể chế hóa sự lãnh đạo của Đảng về kết hợp sức mạnh dân tộc và sức mạnh thời đại trong bảo vệ chủ quyền biển, đảo thông qua các hệ thống chính sách, pháp luật và bộ máy quản lý các cấp từ Trung ương đến địa phương. Nhà nước chỉ đạo tổ chức thực hiện các chủ trương định hướng của Đảng bằng các giải pháp tổng thể trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội liên quan đến biển, đảo. Nhà nước là đại diện pháp lý cao nhất trong quan hệ với các nước, các chính thể, các tổ chức quốc tế, thực hiện các hoạt động kinh tế - chính trị - ngoại giao nhằm thực hiện các chương trình hợp tác, thỏa thuận, cam kết của quốc gia về các lĩnh vực liên quan đến biển, đảo với cộng đồng quốc tế. Nhà nước chịu trách nhiệm trước Đảng, trước nhân dân về tính hiệu quả trong quá trình thực hiện các quyền năng và điều hành đất nước của mình.
MTTQVN và các tổ chức thành viên có trách nhiệm đại diện bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của nhân dân, phát huy dân chủ, tăng cường đồng thuận xã hội, tích cực xây dựng Đảng, xây dựng chính quyền vững mạnh… phấn đấu vì Việt Nam hòa bình, thống nhất, độc lập, toàn vẹn lãnh thổ và mục tiêu dân giàu nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh, hạnh phúc. Do vậy, MTTQVN tập hợp được sự đóng góp trí tuệ, nguồn lực của các tổ chức, các tầng lớp dân tộc Việt Nam, bao gồm nhân dân trong nước và cộng đồng NVNONN vào sự nghiệp bảo vệ chủ quyền biển, đảo. Mặt trận mang tiếng nói, phản ánh nguyện vọng của nhân dân góp phần xây dựng Đảng, Nhà nước và xây dựng đường lối, chủ trương, chính sách về đấu tranh bảo vệ chủ quyền biển, đảo với Đảng, Nhà nước.
Tiếng nói của người Việt Nam trên đất nước và toàn thế giới; sự có mặt của nhân dân trên những tuyến đầu của mặt trận Biển Đông; vai trò tích cực của mỗi cá nhân con người Việt Nam là yếu tố cấu thành làm nên sức mạnh
của cả dân tộc. Chỉ có sự tham gia có trách nhiệm của các tổ chức, các đoàn thể xã hội và của toàn dân mới có thể tạo nên sức mạnh tổng hợp thực hiện thắng lợi các mục tiêu, nhiệm vụ về kết hợp sức mạnh dân tộc và sức mạnh thời đạitrong bảo vệ chủ quyền biển, đảo.
Sự lãnh đạo tuyệt đối, trực tiếp, toàn diện của Đảng và sự quản lý tập trung, thống nhất của Nhà nước; sự tham gia thực hiện của cả hệ thống chính trị và của toàn dân trong kết hợp sức mạnh dân tộc và sức mạnh thời đại trong bảo vệ chủ quyền biển, đảo là quan điểm đúng đắn, khoa học và có ý nghĩa lý luận và thực tiễn sâu sắc.