Đổi mới hình thức tổ chức, kiểm tra, đánh giá kết quả học tập

Một phần của tài liệu một số biện pháp tạo hứng thú góp phần nâng cao kết quả học tập phần hóa hữu cơ lớp 11 trung học phổ thông (Trang 28 - 30)

Theo tác giả Trần Hồng Quân “việc xây dựng và hoàn chỉnh các phương pháp kiểm tra đánh giá kết quả học tập ở trường phổ thông đến nay vẫn là một trong những vấn đề quan trọng nhất”[30].

Việc kiểm tra, đánh giá kết quả học tập đóng vai trò quan trọng giúp GV phát hiện kịp thời những thiếu sót, lỗ hổng kiến thức của HS trong quá trình tiếp thu kiến thức, cũng như kiểm tra được sự tiến bộ của HS trong học tập và có những biện pháp để cải thiện và ngăn chặn trình trạng học sút đi của HS. Từ đó có những biện pháp tích cực nhằm nâng cao kết quả học tập của HS. Để có được kết quả tốt, những biện pháp kiểm tra kết quả học tập của HS phải theo một kế hoạch định trước, có liên hệ với việc củng cố những kiến thức cũ với hình thức tổ chức, kiểm tra khác nhau bên cạnh đó cần đảm bảo những yêu cầu sau:

- Cần phải có tính khách quan đến mức tối đa có thể, khi chỉ có điều kiện kiểm tra một số ít HS, GV cần kiểm tra sơ lược các HS khác như kiểm tra vở bài tập về nhà, yêu cầu HS nhận xét bài làm, câu trả lời của bạn…

- Tạo điều kiện để HS có thể bộc lộ được năng lực của mình, trách nhiệm của bản thân trong việc kiểm tra kiến thức, cấm mọi hành vi gian lận trong kiểm tra (quay cóp, chỉ bài, nhắc bài bạn…), tránh đánh giá chung chung sự tiến bộ của toàn lớp hay cả nhóm HS với nhau.

- Cần chú trọng và nâng cao kĩ năng thực hành, năng lực vận dụng độc lập sáng tạo kiến thức của HS thông qua kiểm tra đánh giá.

1.3.3.1. Hình thức kiểm tra nói

GV cần phải chuẩn bị chu đáo, cẩn thận để có thể đánh giá HS một cách thật chính xác theo các bước sau:

- Phải xác định chính xác những gì cần kiểm tra.

- Câu hỏi đặt ra cho HS phải chính xác, rõ ràng.GV có thể nêu ra những câu hỏi bổ sung, những câu hỏi yêu cầu HS phải vận dụng kiến thức, suy nghĩ tích cực…Vì

sao fomanđehit là một hóa chất rất độc nhưng lại được ứng dụng rộng rãi trong công nghiệp cũng như trong đời sống hằng ngày?

- GV có thể áp dụng cách kiểm tra phối hợp sau: Sau khi đã chỉ định hai hoặc ba học sinh lên bảng để trả lời, GV yêu cầu tất cả các học sinh còn lại chuẩn bị trả lời vào giấy nháp một câu hỏi khác (có thể có nội dung tương tự, một chuỗi PT, bài tập…) sau đó giáo viên thu một số bản nháp và sẽ chữa ngay sau khi HS được gọi lên bảng trả lời xong.

- GV có thể sử dụng thí nghiệm và các phương tiện trực quan trong kiểm tra theo các cách sau:

 Cách 1: dựa vào câu hỏi GV đưa ra, HS sẽ làm TN hoặc sử dụng các phương tiện trực quan để trả lời câu hỏi.

 Cách 2: Sau khi trả lời câu hỏi của GV đưa ra, HS sẽ làm TN hay sử dụng các phương tiện trực quan để kiểm tra, chỉnh sửa và hoàn chỉnh lại câu trả lời của mình.

 Cách 3: GV đưa ra các bài tập thực nghiệm hay các dạng bài tập yêu cầu HS vẽ các dụng cụ TN đã được học…

- Cần tránh tình trạng giáo viên “dạy riêng” cho HS được gọi lên bảng để kiểm tra kiến thức.

1.3.3.2. Hình thức kiểm tra dạng ngắn

Sau mỗi tiết học hoặc đầu mỗi tiết, để nắm khả năng hiểu bài của HS, GV có thể tổ chức kiểm tra dạng ngắn (5 phút, 10 phút, hoặc 15 phút) tùy điều kiện để có thể nắm vững tình hình tiếp thu của HS trong lớp và có những thay đổi phù hợp nhằm nâng cao chất lượng dạy và học. GV có thể cho bài tập dưới dạng trắc nghiệm khách quan hoặc trắc nghiệm tự luận. Sau đó GV tổng hợp các bài kiểm tra, chấm điểm và xét xem những câu hỏi nào các em thường hay sai và sai những vấn đề gì để có thể kịp thời bổ sung, sửa chữa cho các em ở tiết học sau. Điểm của mỗi HS sẽ được tính theo trung bình cộng của các bài kiểm tra (3-4 bài) và sự nổ lực của các em (thang điểm 10).

- GV có thể đưa bài tập, nhiệm vụ về nhà, yêu cầu HS chia nhóm hoặc cá nhân thực hiện nhiệm vụ. GV sẽ đánh giá kết quả dựa trên tiêu chí sản phẩm, sự phân công và tinh thần hoạt động của các nhóm.

Một phần của tài liệu một số biện pháp tạo hứng thú góp phần nâng cao kết quả học tập phần hóa hữu cơ lớp 11 trung học phổ thông (Trang 28 - 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(157 trang)