Ở mỗi người có những tính cách, sở thích khác nhau nên ở họ cũng có những hứng thú khác nhau ở những lĩnh vực, sự vật hiện tượng…vì vậy làm cho hứng thú đa dạng, phong phú, muôn màu, muôn vẻ. Căn cứ vào những cơ sở khác nhau người ta có thể phân loại hứng thú thành các loại sau:
- Căn cứ vào lĩnh vực hoạt động có thể chia hứng thú thành 3 loại: hứng thú học
tập, hứng thú lao động, hứng thú giải trí.
+ Hứng thú học tập: được hình thành trong quá trình tiếp thu tri thức, hoạt động
+ Hứng thú lao động: được hình thành trong quá trình làm việc, gắn liền với nghề nghiệp như hứng thú với nghề kinh doanh, nghề dạy học, nghề bác sĩ, nông dân…
+ Hứng thú giải trí là những hứng thú trong đời sống hằng ngày thường thỏa mãn
những nhu cầu về tinh thần như hứng thú đi du lịch, chơi xe, với môn bóng đá…
- Căn cứ vào phạm vi bao quát đối tượng: hứng thú rộng và hứng thú hẹp
+ Hứng thú rộng: là loại hứng thú thường đi lướt qua không đi sâu vào bản chất
nhưng bao quát nhiều đối tượng. Ví dụ như hứng thú nhận thức, hứng thú học tập, hứng thú vui chơi…
+ Hứng thú hẹp: là loại hứng thú mà chủ thể chỉ bị cuốn hút vào một đối tượng
xác định, đặt hết tâm sức của mình để nghiên cứu về đối tượng đó nhằm đạt được những kết quả tốt. Ví dụ: hứng thú với môn Toán, hứng thú với các loài hoa Lan…
- Căn cứ vào tính bền vững: hứng thú bền vững và hứng thú không bền vững.
+ Hứng thú bền vững : được kết từ thiên hướng, năng lực của bản thân với sự
nhận thức sâu sắc nghĩa vụ, quyền lợi và sự hấp dẫn của hoạt động. Hứng thú này thường gắn liền với chủ thể thời gian rất lâu, có thể suốt cả cuộc đời mà ít khi thay đổi. Ví dụ: hứng thú chơi bóng đá, nghiên cứu về các hiện tượng tự nhiên, nấu ăn….
+ Hứng thú không bền vững: được hình thành từ yếu tố bên ngoài tức là chủ thể bị
hấp dẫn đối tượng, sau đó mới tiếp nhận và nghiên cứu. Thường đây là những cảm xúc tức thời thường bị tác động bởi yếu tố không gian, thời gian, khách quan.
- Căn cứ vào lĩnh vực, đối tượng của hứng thú có liên quan đến nhận thức, chính
trị xã hội, cảm xúc, thẩm mỹ….
+ Hứng thú với các hoạt động nhận thức(như chính trị, xã hội…): là mong muốn
được hiểu biết về quy luật hình thành, phát triển của các sự vật, hiện tượng trong thế giới khách quan.
+ Hứng thú về các hoạt động thẩm mỹ (hoạt động nghệ thuật liên quan đến cảm
xúc, cái hay, cái đẹp …): âm nhạc, hội họa, phim ảnh…
- Căn cứ vào mức độ tiếp cận của chủ thể có thể chia hứng thú thành: hứng thú
+ Hứng thú chủ động : là hứng thú mà trước khi chủ thể có những biểu hiện, hành động tích cực đối với đối tượng thì đã có được nhận thức, thái độ, tìm hiểu rõ ràng về đối tượng đó.
+ Hứng thú bị động: hình thành một cách tình cờ khi cá nhân chỉ biểu hiện về
mặt cảm xúc khi gặp một đối tượng gây hứng thú và loại hứng thú này thường mất đi rất nhanh.
- Căn cứ vào cách thức tạo nên hứng thú có thể phân làm hứng thú trực tiếp và
hứng thú gián tiếp.
+ Hứng thú trực tiếp là hứng thú hướng vào bản thân hoạt động đi đến đối tượng
nhằm thỏa mãn nhu cầu.
+ Hứng thú gián tiếp là hứng thú hướng vào kết quả hoạt động.