Điều kiện để tạo hứng thú trong dạy học

Một phần của tài liệu một số biện pháp tạo hứng thú góp phần nâng cao kết quả học tập phần hóa hữu cơ lớp 11 trung học phổ thông (Trang 34 - 36)

Môi trường giáo dục chính là cái nôi cho hứng thú hình thành, duy trì và phát triển vì hứng thú không có tính thiên bẩm, không được tạo thành ở mỗi người nếu không có sự tác động của các yếu tố bên ngoài khác. Để duy trì, phát triển hứng thú một cách thực sự, GV cần giúp cho HS hình thành hứng thú bằng con đường tự giác. Để làm được điều này GV cần phải thay đổi các phương pháp dạy học sao cho nội dung dạy

học của GV truyền đạt vừa có tính thiết thực, vừa hấp dẫn để HS nhận thức được lợi ích của môn học[31],[42].

1.4.6.1 Điều kiện tạo hứng thú xét từ chủ thể học tập

Quá trình phát triển tâm lý của HS: có những điều chỉnh về nội dung, PPDH, phương tiện, TCDH phù hợp.

Tính năng động, độc lập của HS, cũng như ý thức về việc học, chăm chỉ học tập những môn học có tầm quan trọng và ảnh hưởng trực tiếp đến tương lai.

Thái độ ổn định của HS đối với môn học.

Tóm lại, hoạt động nhận thức của lứa tuổi HS THPT đã phát triển ở mức độ cao, có khả năng nhận thức vấn đề một cách đúng đắn và sâu sắc. Khả năng tư duy và nhận thức cũng sẽ dần được hoàn thiện trong quá trình học tập và rèn luyện cá nhân.

1.4.6.2 Điều kiện tạo hứng thú xét từ đối tượng học tập

GV cần sử dụng nhiều thí nghiệm trong quá trình dạy học (thí nghiệm biểu diễn của GV, thí nghiệm HS tự thực hiện, tổ chức hoạt động thí nghiệm…), GV còn có thể đưa vào các bài tập thực nghiệm, liên quan đến thí nghiệm như dụng cụ, hóa chất để HS có nhiều cơ hội tiếp xúc nhằm tăng hứng thú cho các em.

GV nên lồng ghép các nội dung khác nhau như: bảo vệ môi trường, chăm sóc và bảo vệ môi trường các kiến thức thực tiễn vào nội dung bài học.

GV có thể áp dụng nhiều phương pháp dạy học lồng ghép vào nhau để HS có điều kiện tranh luận, vừa phát huy tính chủ động, sáng tạo của HS vừa tạo môi trường thoải mái để các em trao đổi từ đó giúp HS thêm yêu thích môn học hơn.

GV nên tích hợp các nội dung có liên quan của các môn học khác như sinh học, toán học, vật lí…

1.4.6.3 Điều kiện tạo hứng thú xét từ cấu trúc quá trình dạy học

Mỗi yếu tố trong cấu trúc QTDH được xem là một nguồn kích thích, có ảnh hưởng không hoàn toàn như nhau đến hứng thú học tập của HS. Tuy nhiên các yếu tố đó có mối liên hệ với nhau và giờ học thật sự gây hứng là giờ học mà mọi yếu tố đều trở nên hấp dẫn. Trong đó mỗi yếu tố sẽ đóng một vai trò gây hứng thú khác nhau: các yếu tố giúp HS hứng thú trực tiếp với đối tượng dạy học gồm nội dụng dạy học (nguồn kích thích bên trong), phương pháp dạy học và phương tiện dạy học (nguồn kích thích bên

ngoài) và đánh giá kết quả dạy học (nguồn kích thích bên ngoài) lại giúp HS hứng thú gián tiếp với đối tượng học tập.

Một phần của tài liệu một số biện pháp tạo hứng thú góp phần nâng cao kết quả học tập phần hóa hữu cơ lớp 11 trung học phổ thông (Trang 34 - 36)