Mô tả một số hoạt động của tiết dạy thực nghiệm

Một phần của tài liệu một số biện pháp tạo hứng thú góp phần nâng cao kết quả học tập phần hóa hữu cơ lớp 11 trung học phổ thông (Trang 116)

- Hoạt động 1.Giới thiệu bài mới trong khoảng 3 phút.

+ HS chăm chú lắng nghe, có một số tiếng xì xào bên dưới: “sao hay quá vậy”, “lạ quá”, “hay ghê”…2/5 HS giơ tay phát biểu trả lời: “rượu dập tắt lửa”

- Hoạt động 2. Tìm hiểu định nghĩa và phân loại ancol

+ GV tổ chức trò chơi để củng cố lại phần định nghĩa: HS rất hăng hái, tích cực thăm gia, khi GV hô hết giờ, các em nhanh chóng cử đại diện dán đáp án lên bảng. Có một nhóm chưa hoàn thành nhiệm vụ (các thành viên lộ vẻ mặt thất vọng).

- Hoạt động 3 diễn ra như trong giáo án. - Hoạt động 4. Tìm hiểu tính chất vật lí.

+ HS chăm chú quan sát thí nghiệm, có những sự ngạc nhiên. 12 HS giơ tay phát biểu.

- Hoạt động 5. Phản ứng thế H của nhóm – OH.

Có nhiều nhóm cho kết quả không đúng với đáp án lúc đầu các em cảm thấy bất ngờ → thất vọng → sau khi xem lời giải cảm thấy thỏa mãn → hứng thú với kiến thức vừa tiếp thu được.

- Hoạt động 6, 7 diễn ra như trong giáo án. - Hoạt động 8. Tìm hiểu phản ứng oxi hóa.

HS hò reo, ngạc nhiên (khoa chân múa tay) khi được xem GV biểu diễn thí nghiệm châm nến không cần lửa → nhiều câu hỏi được đặt ra.

- Hoạt động 8. Tìm hiểu phương pháp điều chế ancol. - Hoạt động 9. Tìm hiểu ứng dụng của ancol.

Tất cả HS đều chăm chú quan sát đoạn video và sau đó cùng các bạn trong nhóm thảo luận để hoàn thành nhiệm vụ.

* Nhận xét tiết học

- HS rất thích tham gia trò chơi. Trò chơi giúp các em thoải mái hơn và tạo được không khí lớp học vui vẻ. Tuy nhiên do một số bạn chưa hiểu rõ luật chơi nên lớp học còn nhốn nháo.

3.4.2. Hoạt động bài Phenol (lưu CD) 3.4.3. Hoạt động bài Anđehit (lưu CD) 3.4.3. Hoạt động bài Anđehit (lưu CD) 3.4.4. Hoạt độngbài Axit cacboxylic

- GV đưa ra tình huống “Bí quyết chế biến món ăn ngon” để vào bài → HS vô cùng phấn khích và thích thú, đồng loạt tất cả HS trong lớp đều vỗ tay.

- HS tham gia trò chơi “Ai nhanh hơn” để củng cố phần định nghĩa vì trò chơi này các em đã được tham gia chơi ở bài ancol và anđehit nên các em đã thành thạo luật chơi, hoạt động diễn ra thuận lợi và nhanh hơn dự kiến.

- HS chăm chú quan sát đoạn video và nghiêm túc, hứng thú thực hiện trò chơi tìm tên gọi thông thường của các axit có trong các loại hoa quả.

- Có 12 HS giơ tay phát biểu khi GV yêu cầu nhắc lại tính chất ching của axit và 14 HS giơ tay để giải thích tình huống “Bảo vệ trẻ em trước vết đốt côn trùng” và “Bí quyết chế biến món ăn ngon” mà GV đưa ra trước đó.

Nhận xét chung qua 4 bài thực nghiệm: Qua các tiết giảng dạy tại lớp T.N và lớp

ĐC, chúng tôi thấy được sự khác biệt giữa lớp T.N và lớp ĐC, so với lớp ĐC thì không khí lớp T.N sinh động hơn, đa số HS đều hứng thú với tiết học, tập trung tìm hiểu bài và điều đáng mừng là đa số HS lớp T.N hăng hái xung phong trả lời các câu hỏi mà GV đưa ra. Bên cạnh đó những nhiệm vụ được GV giao về nhà HS lớp T.N đều hoàn thành tốt hơn cả về chất lượng và số lượng so với lớp ĐC.

3.5. Một số hình ảnh hoạt động của học sinh trong thực nghiệm sư phạm

Trường Trung cấp kĩ thuật nghiệp vụ Nam Sài Gòn

Trường THPT Eranst Thaiman

Hình 3.1. Một số hình ảnh hoạt động của HS trong giờ học

3.6. Kết quả thực nghiệm

3.6.1. Kết quả điều tra ý kiến học sinh sau mỗi tiết học

Bên cạnh sự quan sát và ghi nhận lại thái độ của HS trong các tiết T.N, sau mỗi tiết học chúng tôi còn thực hiện một phiếu điều tra ở các lớp T.N và lớp ĐC về thái độ, sự tích cực của các em trong quá trình tiếp thu bài giảng.

Bảng 3.3. Nhận xét của HS lớp T.N và lớp ĐC sau mỗi tiết học Em có hứng thú với tiết học không? Có Bình thường Không 69,5% 47,6% 20,05% 32,75% 10,45% 19,65% Trong tiết học, em có chú ý nghe giảng không? Chăm chú nghe giảng

Nghe giảng, tuy đôi khi còn làm việc riêng Không lắng nghe, TX nói chuyện 79,55% 65,23% 18,9% 27,58% 1,55% 7,19% Trong giờ học em có

ghi và chép bài đầy đủ không?

Ghi chép đầy đủ Có ghi nhưng

không đầy đủ Không ghi bài 95,05% 79,72% 4,35% 15,74% 0,6% 4,54% Em có thích tham gia các hoạt động trên lớp cùng các bạn không? Thích Bình thường Không thích 79,24% 65,56% 10,69% 23,46% 1,07% 10,98% GV đặt vấn đề em có hiểu không?

Có Đôi khi Không 81,45% 66,67% 17,33% 28,91% 1,22% 4,42% Bài tập GV đưa ra em

có làm được không? Có Không

Biết nhưng không làm

88,67% 72,34% 11,05% 21,56% 0,28% 6,1%

Nhận xét:Từ kết quả trên ta có thể thấy rằng lớp HS ở lớp T.N các em tích cực, hứng thú với tiết học hơn so với HS ở các lớp ĐC.

3.6.2. Kết quả điều tra ý kiến HS lớp thực nghiệm về các biện pháp gây hứng thú đưa ra trong luận văn hứng thú đưa ra trong luận văn

Sau hoàn thành các tiết giảng thực nghiệm tại các lớp T.N và lớp ĐC, chúng tôi phát phiếu thăm dò nhằm tìm hiểu ý kiến của HS khi áp dụng những biện pháp gây hứng thú trong dạy học hóa học.

Bảng 3.4. Ý kiến của HS về điều chế các chất hữu cơ

STT Nội dung Tỉ lệ %

đồng ý

1 Rất hấp dẫn, lí thú và bổ ích 92,12 2 Các hợp chất gần gũi có trong đời sống hằng ngày 76,85 3 Hiểu được tầm quan trọng của hóa học đối với sức khỏe và

trong đời sống hằng ngày 87,7 4 Biết được những tác hại của các sản phẩm chưa rõ nguồn

gốc trên thị trường

82,27

5 Tìm hiểu rõ hơn về ứng dụng các hợp chất được học 59,61 6 Biết được nhiều trang web hóa học khi tìm tài liệu 46,8 7 Tốn thời gian, khó khăn khi tìm tài liệu và điều chế các chất 16,75

Nhận xét:Qua kết quả điều tra cho thấy tỉ lệ HS yêu thích với phương pháp điều

chế các hợp chất hữu cơ rất cao, trong đó đa số các em cho rằng nó rất hấp dẫn lí thú và bổ ích (92,12%).Chúng tôi sẽ cố gắng tìm hiểu và đưa ra nhiều các loại hợp chất hữu cơ có thể điều chế được trong đời sống hằng ngày.

Bảng 3.5. Ý kiến của HS về tình huống học tập

STT Nội dung Tỉ lệ %

đồng ý

1 Hấp dẫn, mới mẻ khắc sâu kiến thức và làm phong phú ND

bài học 71,43

2 Gần gũi và thân thuộc với cuộc sống xung quanh 76,85 3 Tạo bầu không khí học tập vui vẻ, sinh động, giảm sự áp lực

nặng nề của tiết học 97,04

4 Chưa xoáy vào trọng tâm, tình huống chưa thực sự hấp dẫn 23,15 5 Lớp học thường ồn ào, mất trật tự 27,09 6 Tốn nhiều thời gian cho tiết học 60,6 Nhận xét: Qua kết quả điều tra cho thấy HS cảm thấy rất thích khi GV đưa tình huống học tập vào bài giảng tạo được bầu không khí học tập vui vẻ, sinh động, giảm áp lực cho HS (97,04%). Tuy nhiên qua điều tra chúng tôi cũng biết rằng phần lớn các em thấy rằng các tình huống này khá mất nhiều thời gian học tập (60,6%) vì vậy chúng tôi sẽ điều chỉnh, đưa ra các biện pháp thích hợp nhằm giảm bớt thời gian.

Bảng 3.6. Ý kiến HS về thí nghiệm tạo tình huống có vấn đề

STT Nội dung Tỷ lệ

1 Hiểu bài, khắc sâu kiến thức 80.06 2 Phát huy tính tích cực, khả năng tư duy, sáng tạo và năng lực giải

quyết vấn đề 75,45

3 Tăng khả năng chú ý, nhìn vấn đề một cách hệ thống hơn 80.06 4 Nâng cao kết quả học tập, hứng thú và yêu thích môn học hơn 89,22 5 Không phù hợp với trình độ, khó hiểu 45.67 6 Tốn nhiều thời gian, lớp học buồn tẻ 36.7

Nhận xét: qua kết quả trên, đa số tất cả các em đều hiểu bài, thêm hứng thú và yêu thích môn học (89,22%).

Bảng 3.7. Ý kiến HS về trò chơi học tập

STT Nội dung Tỷ lệ%

1 Giờ học không còn căng thẳng, sôi động, hấp dẫn 99,01

2 Có sự hợp tác, liên kết, chia sẽ, hỗ trợ giữa các thành viên 87,7

3 Tốn nhiều thời gian, không liên quan đến bài học 40,89

4 Lớp học nhốn nháo, ồn ào, khó tiếp thu kiến thức 21,18

5 Ỷ lại, ngồi chơi không tham gia hoạt động 17,24

Nhận xét:Đây là kết quả phản hồi của HS sau khi đã học các bài có sử dụng các trò chơi học tập. Có đến 99,01% số HS cảm thấy giờ học vui vẻ, hấp dẫn, sinh động và làm cho các em hứng thú học tập. Bên cạnh đó có 21,18% cho rằng lớp học nhốn nháo, khó tiếp thu kiến thức. Vì vậy GV khi áp dụng trò chơi học tập vào bài giảng cần phải kiểm soát lớp thật tốt để HS không nhốn nháo, ỷ lại gây mất trật tự.

Bảng 3.8. Ý kiến HS về viết báo nội bộ

STT Nội dung Tỷ lệ % đồng

ý 1 Phát triển được các kĩ năng, cũng như sở trường của bản thân 60,01

2 Phát triển khả năng tìm kiếm thông tin, hợp tác nhóm 63,1

3 Học hỏi được nhiều điều bổ ích về kiến thức lẫn kĩ năng 71,28

4 Ý nghĩa quan trọng của hóa học trong đời sống 72,23

5 Tạo môi trường học tập, vui chơi, giảm áp lực học tập 91,16

6 Tốn nhiều thời gian 16,26

Nhận xét: qua việc tổ chức cho các em hoạt động viết bài báo, chúng tôi đã thu được những phản hồi trên. Đa số các em đều cảm thấy hứng thú, đây được xem như một môi trường học tập lí tưởng vừa giúp các em mở rộng và củng cố kiến thức, vừa được vui chơi, giảm áp lực học tập (91,16%).

3.6.3. Đánh giá sản phẩm học tập của HS các lớp thực nghiệm

3.6.3.1. Tỉ lệ % số HS ghi bài của lớp T.N và lớp ĐC

+ HS các lớp T.N chép bài đầy đủ hơn các lớp ĐC, cụ thể chúng tôi tiến hành kiểm tập ghi bài của lớp (T.N) và (ĐC) và thu được kết quả ở bảng sau:

Bảng 3.9. Tỉ lệ % HS ghi bài

Tỉ lệ % HS ghi bài

Đầy đủ Thiếu Không ghi

Lớp TN 93,05 5,35 1,6

Lớp ĐC 77,72 17,74 4,54

Từ những kết quả thu được ở trên, chúng tôi nhận thấy rằng các biện pháp đề xuất có tác dụng tạo hứng thú học tập cho HS.

3.6.3.2. Một số hình ảnh về quá trình điều chế các chất hữu cơ của HS

Bảng tường trình về qui trình làm rượu

Chiết suất tinh dầu

Làm nước rửa chén

Làm phẩm màu tự nhiện từ cà chua

3.6.3.3. Số lượng tư liệu do HS sưu tầm (lưu đĩa CD) Bảng 3.9. Tư liệu HS sưu tầm

STT Nội dung sưu tầm Tỉ lệ %HS tham gia

1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13

- Rượu là nguyên nhân dẫn đến các bệnh về gan - Rượu giả làm chết người

- Dầu oliu giàu lượng chất phenol có tác dụng rất lớn đến sức khỏe con người

- Phenol được sử dụng như phương tiện giết người của Quốc xã Đức thế chiến thứ 2

- Bộ kít dùng để phát hiện phenol có trong nước

- Phenol có tác hại nghiêm trọng nhưng vẫn được sử dụng rộng rãi

- Fomol có gây ra ung thư

- Phương pháp cải thiện môi trường không khí trong nhà

- Truyện cười hóa học - Lịch sử các nhà hóa học - Thí nghiệm vui hóa học - Hóa học trong cuộc sống - Thơ hóa học 80% 66,67% 60% 80% 46,67% 73,33% 93,33% 46,67% 63,55% 54,68% 51,72% 60,1% 38,24%

3.6.4. Đánh giá kết quả học tập giữa các lớp thực nghiệm và lớp đối chứng

3.6.4.1. Kết quả bài kiểm tra số 1

Bảng 3.10. Kết quả bài kiểm tra số 1

Đối tượng Lớp Số HS Số HS đạt điểm Xi Điểm trung bình 0 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 T.N 1 11A3 32 0 0 0 0 0 1 1 8 12 8 2 7.97 ĐC 1 11A4 30 0 0 0 0 0 1 3 14 10 2 0 7.3 T.N 2 11A1 20 0 0 0 0 0 2 4 8 4 2 0 6.85 ĐC 2 11A2 19 0 0 0 0 2 5 3 6 3 0 0 6.16 ΣT.N 52 0 0 0 0 0 3 5 16 16 10 2 7.6 ΣĐC 49 0 0 0 0 2 6 6 20 13 2 0 6.86 Bảng 3.11. Phân phối tần số, tần suất và tần suất lũy tích bài kiểm tra số1

Điểm Xi Số HS đạt điểm Xi % HS đạt điểm Xi % HS đạt điểm Xi trở xuống T.N ĐC T.N ĐC T.N ĐC 0 0 0 0 0 0 0 1 0 0 0 0 0 0 2 0 0 0 0 0 0 3 0 0 0 0 0 0 4 0 2 0 11.11 0 4.08 5 3 6 5.77 14.81 5.77 16.32 6 5 6 11.34 17.13 15.38 28.57 7 16 20 30.77 18.06 46.15 69.39 8 16 13 30.77 17.13 76.92 95.92 9 10 2 19.23 10.19 96.15 100 10 2 0 10.28 6.48 100 100

Hình 3.3. Đồ thị đường lũy tích bài kiểm tra số 1 Bảng 3.12. Tổng hợp kết quả học tập bài kiểm tra số 1

Lớp % Yếu - Kém % Trung bình % Khá % Giỏi

T.N 0 15.38 61.34 23.08

ĐC 4.08 24.49 67.35 4.08

Bảng 3.13. Tổng hợp các tham số đặc trưng bài kiểm tra số 1

Lớp x± m S V%

T.N 7.6 ± 0.165 1.192 15.69 ĐC 6.86 ± 0.17 1.19 17.35 Kiểm tra kết quả thực nghiệm bằng phép thử Student với xác suất sai lầm α = 0.01; f = 52 + 49 – 2 = 99. Theo bảng phân phối Student []tìm giá trị tα,k= 2.62.

Ta có t = 3.14> tα,k, vì vậy sự khác nhau về kết quả học tập giữa nhóm thực nghiệm và đối chứng là có ý nghĩa (với mức ý nghĩa α = 0.01).

3.6.4.2. Kết quả bài kiểm tra số 2

Bảng 3.14. Kết quả bài kiểm tra số 2

Đối tượng Lớp Số HS Số HS đạt điểm Xi Điểm trung bình 0 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 T.N 2 11A1 20 0 0 0 0 0 3 3 4 6 3 1 7.3 ĐC 2 11A2 19 0 0 0 0 1 4 5 4 3 1 1 6.58 T.N 3 11A6 25 0 0 0 0 1 3 5 6 8 2 0 6.9 ĐC 3 11A3 27 0 0 0 0 2 11 6 2 3 3 0 6.07 ΣT.N 45 0 0 0 0 1 6 8 11 13 5 1 7.07 ΣĐC 46 0 0 0 0 3 15 11 6 6 4 1 6.28

Bảng 3.15. Phân phối tần số, tần suất và tần suất lũy tích bài kiểm tra số 2

Điểm Xi

Số HS đạt điểm Xi % HS đạt điểm Xi % HS đạt điểm Xi trở xuống T.N ĐC T.N ĐC T.N ĐC 0 0 0 0 0 0 0 1 0 0 0 0 0 0 2 0 0 0 0 0 0 3 0 0 0 0 0 0 4 1 3 2.22 6.52 2.22 6.52 5 6 15 13.33 32.61 15.56 39.13 6 8 11 17.78 23.91 33.33 63.04 7 11 6 24.44 13.04 57.78 76.09 8 13 6 28.89 13.04 86.67 89.13 9 5 4 11.11 8.70 97.78 97.83 10 1 1 2.22 2.17 100 100 TỔNG 45 46 100 100

Bảng 3.16. Tổng hợp kết quả học tập bài kiểm tra số2

Lớp % Yếu - Kém % Trung bình % Khá % Giỏi

T.N 2.22 31.11 53.33 13.33

ĐC 6.67 56.52 26.09 2.174

Hình 3.6. Biểu đồ kết quả học tập bài kiểm tra số 2 Bảng 3.17. Tổng hợp các tham số đặc trưng bài kiểm tra số 2

Lớp x± m S V%

T.N 7.07 ± 0.204 1.37 19.38 ĐC 6.28 ± 0.226 1.53 24.36

Kiểm tra kết quả thực nghiệm bằng phép thử Student với xác suất sai lầm α = 0.05; k = 52 + 49 – 2 = 89. Theo bảng phân phối Student tìm giá trị tα,kdao động trong khoảng 1.98 - 2.

Ta có t = 2.59> tα,k, vì vậy sự khác nhau về kết quả học tập giữa nhóm thực nghiệm và đối chứng là có ý nghĩa (với mức ý nghĩa α = 0.05).

3.6.4..3. Kết quả bài kiểm tra số 3

Bảng 3.18. Kết quả bài kiểm tra số 3

Đối tượng Lớp Số HS Số HS đạt điểm Xi Điểm trung bình 0 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 T.N 3 11A6 25 0 0 0 0 1 2 4 9 6 2 1 7.08 ĐC 3 11A3 27 0 0 0 0 2 8 7 4 5 1 0 6.18 T.N 4 11A5 45 0 0 0 0 1 4 6 16 14 3 1 7.13 ĐC 4 11A2 44 0 0 0 2 3 12 9 10 5 2 1 6.14 ΣT.N 70 0 0 0 0 2 6 10 25 20 5 2 7.11 ΣĐC 71 0 0 0 2 5 20 16 14 10 3 1 6.16 Bảng 3.19. Phân phối tần số, tần suất và tần suất lũy tích bài kiểm tra số 3

Điểm Xi

Số HS đạt điểm Xi % HS đạt điểm Xi % HS đạt điểm Xi trở xuống

Một phần của tài liệu một số biện pháp tạo hứng thú góp phần nâng cao kết quả học tập phần hóa hữu cơ lớp 11 trung học phổ thông (Trang 116)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(157 trang)