Thực trạng việc gây hứng thú trong dạy học hóahọ cở trường THPT

Một phần của tài liệu một số biện pháp tạo hứng thú góp phần nâng cao kết quả học tập phần hóa hữu cơ lớp 11 trung học phổ thông (Trang 38)

1.5.1. Mục đích điều tra

Tìm hiểu thực trạng việc gây hứng thú trong dạy học HH phần hữu cơ lớp 11.

1.5.2. Đối tượng điều tra

Chúng tôi tiến hành điều tra 269 HS lớp 11 vào cuối năm học, sau khi các em đã hoàn thành chương trình hóa học hữu cơ tại 4 trường THPT tại Tp. HCM và Đồng Nai.

Bảng 1.1. Số lượng phiếu thăm dò thực trạng việc gây hứng thú trong dạy học ở trường phổ thông

STT Trường Quận,

tỉnh

Số phiếu Phát ra Thu vào

1 THPT chuyên Lương Thế Vinh Đồng Nai 62 62 2 THPT Việt Anh , TP.HCM Tân Bình 32 27 3 THPT Earnst Thaiman 1 90 87 4 Trung cấp kỹ thuật và nghiệp vụ Nam

Sài Gòn 8 85 80

1.5.3. Kết quả điều tra

Bảng 1.2. Kết quả điều tra sở thích của HS THPT đối với phần hữu cơ

Thích Bình thường Không thích Tỷ lệ % 42,25% 35,57% 22,18% Bảng 1.3. Ý kiến HS yêu thích môn Hóa

Các nguyên nhân

Mức độ ảnh hưởng (tỷ lệ %)

1 2 3

Chương trình hóa hữu cơ quan trọng trong các kì thi 29,7 37,5 32,8 Nội dung hóa hữu cơ mới mẻ, phong phú, hấp dẫn, thiết thực

có nhiều ứng dụng trong thực tế 51,05 39,06 9,9 Nội dung hệ thống, logic, liên hệ giữa các chương 44,8 45,83 9,37 Biết điều chế nhiều chất có trong đời sống hằng ngày 48,44 38,54 13,02 Xem và thực hiện nhiều thí nghiệm hóa học hay, hấp dẫn 70,3 29,7 0 Nhiều tình huống, thí nghiệm có vấn đề hay, hấp dẫn tò mò,

kích thích sự tìm tòi, khám phá 54,17 41,15 4,68 Dạng bài tập mới, kích thích khả năng tư duy, sáng tạo 50 43,75 6,25 Giáo viên giảng bài hay, dễ hiểu, lôi cuốn, hấp dẫn 73,96 25,52 0,52 Giáo viên luôn động viên, khuyến khích học sinh 56,77 35,42 7,81 GV cung cấp nhiều tư liệu, thông tin hóa học hay, STK bổ

ích 64 34,4 1,56

Giáo viên thường xuyên tổ chức các hoạt động ngoại khóa 78,12 20,83 1,05 Giáo viên đánh giá đúng và công bằng 56,25 41,15 2,6 Được tham gia vào các hoạt động tìm hiểu bài 46,88 45,31 7,81 Phong trào thi đua học tập môn Hóa sôi nỗi 54,17 41,67 4,16 Bầu không khí lớp học luôn thoải mái, thân thiện 51,56 44,79 3,65 Thường đạt điểm cao trong môn Hóa 45,31 43,23 11,46 Theo sự định hướng từ gia đình 17,7 28,65 53,65

Bảng 1.4. Ý kiến HS không thích môn Hóa

Các nguyên nhân

Mức độ ảnh hưởng (tỷ lệ %)

1 2 3

Chương trình hóa hữu cơ khô khan, không thực tế 43,73 45,67 10,6 Chương trình hóa hữu cơ quá nặng, cần giảm tải 81,25 15,63 3,12 Có nhiều dạng bài tập mới, lạ chưa từng biết đến 67,71 28,65 3,64 Dễ nhầm lẫn giữa các HCHC, tên gọi, đồng phân, phân

loại,chuỗi PTHH dài, khó nhớ

71,88 25 3,12

GV không liên hệ tính chất giữa các chấtrất khó học, khó nhớ và dễ nhầm lẫn

67,81 28,95 3,24

GV thường thuyết giảng quá nhiều, không đa dạng trong việc sử dụng các phương pháp

81,23 17,9 0,87

GV ít dành thời gian chữa bài, ít quan tâm đến học sinh 56,25 40,62 3,13 GV không cung cấp, mở rộng kiến thức cho học sinh 45,31 39,6 15,09 Không được xem và làm nhiều thí nghiệm 94,8 4,167 1,033 Thiếu hình ảnh minh họa, liên hệ đến thực tế 87,5 11,46 1,04 Không được tham gia vào các hoạt động ngoại khóa 69,79 29,7 0,51 GV chưa đúng và công bằng trong kiểm tra, đánh giá 56,25 40,1 3,65 Không có các phong trào thi đua trong học tập,giờ học

buồn tẻ, nhàm chán

45,3 44,8 9,9

Gia đình không khuyến khích và ủng hộ 35,94 45,31 18,75

Nhận xét: Chúng tôi nhận thấy tỉ lệ HS thích môn Hóa (42,25%) cao hơn không

thích (22,18%). Vì hiện nay một số lớn HS đã chọn khối A1 là khối thi của mình trong kì tuyển sinh đại học nên đây là một dấu hiệu đáng mừng đối với phần hóa hữu cơ nói riêng và môn Hóa học nói chung. Trong đó các em yêu thích môn Hóa là do có thí nghiệm hấp dẫn (70,3 %); phương pháp giảng dạy của GV(73,96 %) và rất bất ngờ khi có đến 78,12% yêu thích môn hóa khi có các hoạt động ngoại khóa. Mặt khác, những lí do khiến HS không thích môn Hóa học chiếm tỉ lệ cao là do nội dung chương trình

nặng (81,25%); GV giảng khó hiểu (81,23%); không có các thí nghiệm (94,8%); không có các hình ảnh minh họa, liên hệ với thực tiễn(87,5%). Từ kết quả điều tra trên đã cho chúng tôi cái nhìn chính xác về thực trạng yêu thích chương trình hữu cơ lớp 11.

Tóm tắt chương 1

Trong chương này, chúng tôi đã trình bày những vấn đề thuộc về cơ sở lí luận và thực tiễn của đề tài nghiên cứu.

1. Về cơ sở lý luận

- Nghiên cứu một số sách, báo, tạp chí viết về hứng thú trong và ngoài nước; các luận án, luận văn về hứng thú trong lĩnh vực giáo dục.

- Tìm hiểu quá trình dạy học: khái niệm, mục đích, nhiệm vụ, bản chất cũng như chủ thể, đối tượng và động lực của QTDH.

- Những yếu tố góp phần nâng cao kết quả học tập: động cơ, hứng thú; các PP dạy học tích cực; đổi mới hình thức tổ chức, kiểm tra, đánh giá kết quả học tập.

- Hứng thú trong học tập: khái niệm, con đường hình thành, biểu hiện, phân loại, vị trí và vai trò của hứng thú.

- Hứng thú của HS vói chương trình hóa hữu cơ: khái niệm, các yếu tố ảnh hưởng.

2. Về cơ sở thực tiễn

- Tiến hành khảo sát thực trạng về hứng thú học tập phần hóa hữu cơ của các HS ở một số trường THPT nhằm đánh giá và tham khảo ý kiến của các em về những nguyên nhân khiến các em thích và không thích môn Hóa học.

- Thu thập, phân loại, sắp xếp và thực hiệc các thao tác phân tích, so sánh, tổng hợp để rút ra những kết luận khách quan từ thực trạng.

- Tìm hiểu nguyên nhân ảnh hưởng đến thực trạng hứng thú học tập, từ đó phần nào cho thấy được tính cấp thiết của đề tài luận văn. Theo kết quả điều tra,tỷ lệ HS yêu thích môn hóa phần hữu cơ cao hơn không yêu thích đây là dấu hiệu đáng mừng. Đa số các em yêu thích vì được xem và làm nhiều TN, GV cung cấp nhiều thông tin thiết thực trong cuộc sống, PP giảng dạy và đánh giá của GV, bầu không khí lớp học. Còn phần lớn các em không thích vì khó khăn trong việc ghi nhớ cách viết đồng phân, CTCT, danh pháp, tính chất hóa học, lượng kiến thức khá nhiều và chưa được hệ thống lại logic, lớp học nhốn nháo không thể tập trung.

Chương 2. MỘT SỐ BIỆN PHÁP GÂY HỨNG THÚ 2.1. Tổng quan về chương trình hóa hữu cơ lớp 11 THPT

2.1.1. Vị trí

Chương trình hóa hữu cơ lớp 11 THPT được học vào học kì 2 của năm học sau khi học sinh kết thúc chương 4 Cacbon và Silic. Do có một sự chuyển tiếp khá khác biệt nên HS không tránh khỏi sự bỡ ngỡ và bước đầu khó tiếp thu.

Mặc dù học sinh đã được biết đến hóa hữu cơ vào học kì 2 lớp 9 nhưng chỉ ở mức độ đơn giản vì chỉ tìm hiểu về khái niệm, cấu trúc, tính chất các chất hữu cơ đặc trưng. Các chất được nghiên cứu ở những nét cơ bản nhất về thành phần, cấu tạo phân tử, tính chất chỉ cung cấp cho học sinh khái niệm cơ bản, toàn diện về chất, chất hữu cơ, mối quan hệ thành phần, cấu tạo phân tử với tính chất các hợp chất hữu cơ.

- Khái niệm về hợp chất hữu cơ và hóa học hữu cơ, cấu tạo phân tử hợp chất hữu cơ - Metan, etilen, axetilen, benzen.

- Dầu mỏ và khí thiên nhiên, nhiên liệu. - Rượu etylic, axit axetic, chất béo.

- Glucozơ, saccarozơ, tinh bột và xenlulozơ. - Protein, polime.

Chương trình lớp 10, các em được tìm hiểu về các lí thuyết chủ đạo và tính chất của các nguyên tố thuộc nhóm VIA và VIIA. Trong chương 3 liên kết kim loại các em đã được tìm hiểu về sự hình thành liên kết trong phân tử metan, etilen, axetilen…

Như vậy khi tìm hiểu về chương trình hóa hữu cơ lớp 11 THPT các em vừa kết thúc phần hóa vô cơ, đây là sự chuyển biến khá khác biệt vì vậy GV cần phải nghiên cứu và áp dụng các phương pháp dạy học phù hợp để giúp HS tránh khỏi những bỡ ngỡ ban đầu và có những bước chuyển tích cực, có nền tảng vững chắc cho chương trình hóa hữu cơ lớp 12.

2.1.2. Logic nội dung chương trình hóa hữu cơ 11 THPT

Hình 2.1. Cấu trúc logic chương Hiđrocacbon no

Hình 2.2.Cấu trúc logic chương Hiđrocacbon không no

HIĐROCACBON NO

Đại cương về hóa học hữu cơ

Định nghĩa, đồng đẳng, Đồng phân, danh pháp Điều chế Ứng dụng, trạng thái tự nhiên Tính chất vật lí Tính chất hóa học Phản ứng ứng thế Cấu trúc PUHC KN Phản ứng tách Phản ứng oxi hóa ĐĐ DP ĐP KN PTNT CTPT HIĐROCACBON KHÔNG NO

Đại cương về hóa học hữu cơ

Định nghĩa, đồng đẳng, Đồng phân, danh pháp Điều chế Ứng dụng, trạng thái tự nhiên Tính chất vật lí Tính chất hóa học PU cộng Cấu trúc PUHC KN PU trùng hợp PU oxi hóa ĐĐ DP ĐP KN PTNT CTPT PU thế ion KL Hi đrocacbon no

Hình 2.3. Cấu trúc logic chương Hiđrocacbon thơm

Hình 2.4. Cấu trúc logic chương Dẫn xuất halogen – Ancol – Phenol

HIĐROCACBON THƠM

Đại cương về hóa học hữu cơ

Định nghĩa, đồng đẳng, Đồng phân, danh pháp Điều chế Ứng dụng, trạng thái tự nhiên Tính chất vật lí Tính chất hóa học PU cộng Cấu trúc PUHC KN PU oxi hoa ĐĐ DP ĐP KN PTNT CTPT PU thế Hi đrocacbon no Hiđrocacbon khong no Dẫn xuất halogen, Ancol, Phenol

Đại cươngvề hóahọc hữu cơ Định nghĩa, đồng đẳng, Đồng phân, danh pháp Anđehit,axit cacboxylic Phản ứng oxi hóa – khử Tính chất vật lí Tính chất hóahọc PUHC KN ĐĐ DP ĐP KN PTNT CTPT Hiđrocacbon no Cấu trúc Hiđrocacbon không no nno Hiđrocacbon thơm Điều chế Ứng dụng

Hình 2.5. Cấu trúc logic chương Anđehit – Axit cacboxylic

2.2. Những định hướng khi xây dựng các biện pháp tạo hứng thú2.2.1. Phù hợp với nội dung bài học 2.2.1. Phù hợp với nội dung bài học

- Nội dung đưa ra trong các biện pháp phải đạt chuẩn kiến thức, kĩ năng mà mục tiêu của bài học đề ra. Chính xác, khoa học, không gây tranh cãi; các sự kiện, tình huống đưa ra phải có mối liên hệ chặt chẽ giữa kiến thức SGK với thực tiễn cuộc sống, hợp lí và có hệ thống.

- Nội dung cần hướng vào trọng tâm, những kiến thức quan trọng, cần khắc sâu, HS cần ghi nhớ.

- Nội dung phải hay, hấp dẫn, sinh động, gần gũi, khơi gợi được hứng thú của học sinh, qua đó phát triển kỹ năng tư duy giúp học sinh giải quyết vấn đề trong học tập.

2.2.2. Phù hợp với tâm lý, lứa tuổi học sinh

- Đây là lứa tuổi không quá nhỏ nhưng cũng chưa trưởng thành: GV cần sử dụng từ ngữ lôi cuốn sinh động, hấp dẫn, dễ hiểu, đảm bảo tính chính xác, khoa học không quáđơn điệu, hoặc quá màu mè phô trương.

Anđehit - Axit cacboxylic

Đại cương về hóa học hữu cơ Định nghĩa, đồng đẳng, Đồng phân, danh pháp Phản ứng oxi hóa – khử Tính chất vật lí Tính chất hóa học PUHC KN ĐĐ DP ĐP KN PTNT CTPT Hiđrocacbon no Cấu trúc Hiđrocacbon không no nno Hiđrocacbon thơm Điều chế Ứng dụng Ancol – Phenol Axit – Bazơ

- Là lứa tuổi muốn chứng tỏ bản thân và dễ nhạy cảm: GV phải phân hóa nội dung xen kẽ nhau, vừa có khó vừa có dễ để tất cả HS đều có thể suy nghĩ và cùng có cơ hội trả lời. Nội dung không quá dễ hoặc quá khó, cần mang tính thử thách nhưng trong phạm vi có thể thể giải quyết.

- Có những định hướng cho tương lai: nội dung trong bài học cần có mối liên hệ chặt chẽ với thực tiễn cuộc sống, gắn liền với nền sản xuất công nghiệp…để HS hiểu tầm quan trọng của hóa học đối với bản thân và cuộc sống hằng ngày.

2.2.3. Phù hợp với các đối tượng học sinh

- Trong một lớp học năng lực, trình độ của HS ở nhiều mức độ khác nhau: giỏi, khá, trung bình, yếu. Để gây được hứng thú học tập cần phải đáp ứng được nhu cầu của từng đối tượng HS.

+ Đối với HS giỏi, khá: đây là đối tượng HS mà năng lực học tập của các em đã

có sẵn, vì vậy các em luôn mong muốn có những thách thức lớn trong học tập, nhu cầu tìm tòi các kiến thức mới ngoài SGK. GV trong quá trình thiết kế cần đưa vào những hiện tượng bí ẩn, trái ngược, nghịch lí, có vấn đề hay các bài tập khó đòi hỏi sự tư duy cao nhằm kích thích tạo hứng thú cho các em. Ngoài ra cung cấp một số trang web, sách tham khảo hay để HS có cơ hội tìm kiếm, mở rộng tri thức.

+ Đối với HS trung bình, yếu: với đối tượng này, hứng thú là yếu tố góp phần để

các em tích cực học tập nhằm nâng cao kết quả học tập. GV cần thiết kế những biện pháp mà các em có cơ hội được hoạt động, được thể hiện những mặt tích cực của bản thân. Bên cạnh đó GV cần đưa thêm các yếu tố gắn liền với thực tiễn để các em thấy được rằng hóa học không phải là một môn học khô khan với những bài tập hốc búa mà nó luôn gần gũi với cuộc sống hằng ngày của các em, từ đó các em sẽ thấy yêu thích, hứng thú với môn học hơn, tìm hiểu để nâng cao kiến thức…

2.2.4. Phù hợp với cơ sở vật chất

- Trong quá trình thiết kế các biện pháp cần lưu ý đến cơ sở vật chất điều kiện của trường, lớp. Vì có một số trường ở vùng sâu xa, điều kiện kinh tế khó khăn, việc đưa ra những biện pháp có sử dụng máy chiếu, powerpoint vào là không khả thi, không có điều kiện để áp dụng. GV có thể thiết kế thông qua các tranh ảnh hình vẽ…

- Một số trường không có đầy đủ về dụng cụ, hóa chất và phòng thí nghiệm, GV cần đưa vào các TN đơn giản, giá thành hạ, nguyên liệu dễ kiếm để khắc phục tình trạng trên.

2.2.5. Phù hợp với thời lượng của bài học

GV cần tính toán kĩ từng chi tiết thời gian hoạt động của GV và HS vì vậy các biện pháp cần:

- Ngắn gọn xúc tích và logic, thông tin vừa đủ không quá nhiều chi tiết mở rộng. - Các câu hỏi đưa ra rõ ràng, logic và hợp lí để HS có thể giải quyết được vấn đề một cách nhẹ nhàng, nhanh và hiệu quả nhất.

2.3. Các biện pháp gây hứng thú học tập

Dựa trên cơ sở lí thuyết và thực tiễn của đề tài cũng như chương trình hóa hữu cơ lớp 11 và những định hướng khi xây dựng hứng thú cho HS. Chúng tôi đã thiết kế 9 biện pháp gây hứng thú cho học sinh trong quá trình học tập.

- Biện pháp 1. Thiết kế và sử dụng tình huống trong các bài học - Biện pháp 2. Sử dụng thí nghiệm tạo tình huống có vấn đề

- Biện pháp 3. Hướng dẫn điều chế các chất hữu cơ có trong đời sống hằng ngày - Biện pháp 4. Sử dụng kiến thức lịch sử trong dạy học

- Biện pháp 5. Tổ chức trò chơi học tập

- Biện pháp 6. Sử dụng phương pháp dạy học theo góc - Biện pháp 7. Tổ chức viết báo nội bộ về hóa học

- Biện pháp 8. Xây dựng bầu không khí lớp học thân thiện, vui vẻ, tích cực

2.3.1. Biện pháp 1. Thiết kế và sử dụng tình huống trong các bài học

Những tình huống đưa ra cần đạt các tiêu chí sau để gây hứng thú cho HS

- Nội dung tình huống gắn liền với thực tế cuộc sống có liên quan đến hóa học, các vấn đề thời sự về y học, khoa học…

- Lời dẫn dắt cần có sự logic, rõ ràng, mạch lạc, nội dung chuẩn xác, hấp dẫn. - Đưa vào các hình ảnh minh họa, chú thích rõ ràng, sinh động, đúng.

- Tổ chức hoạt động giải quyết tình huống phong phú: thảo luận nhóm tìm câu trả lời, thi đua các nhân, đưa ra thời gian quy định nhằm tạo sự cạnh tranh hấp dẫn (tìm ra

Một phần của tài liệu một số biện pháp tạo hứng thú góp phần nâng cao kết quả học tập phần hóa hữu cơ lớp 11 trung học phổ thông (Trang 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(157 trang)