Những định hướng khi xây dựng các biện pháp tạo hứng thú

Một phần của tài liệu một số biện pháp tạo hứng thú góp phần nâng cao kết quả học tập phần hóa hữu cơ lớp 11 trung học phổ thông (Trang 46)

2.2.1. Phù hợp với nội dung bài học

- Nội dung đưa ra trong các biện pháp phải đạt chuẩn kiến thức, kĩ năng mà mục tiêu của bài học đề ra. Chính xác, khoa học, không gây tranh cãi; các sự kiện, tình huống đưa ra phải có mối liên hệ chặt chẽ giữa kiến thức SGK với thực tiễn cuộc sống, hợp lí và có hệ thống.

- Nội dung cần hướng vào trọng tâm, những kiến thức quan trọng, cần khắc sâu, HS cần ghi nhớ.

- Nội dung phải hay, hấp dẫn, sinh động, gần gũi, khơi gợi được hứng thú của học sinh, qua đó phát triển kỹ năng tư duy giúp học sinh giải quyết vấn đề trong học tập.

2.2.2. Phù hợp với tâm lý, lứa tuổi học sinh

- Đây là lứa tuổi không quá nhỏ nhưng cũng chưa trưởng thành: GV cần sử dụng từ ngữ lôi cuốn sinh động, hấp dẫn, dễ hiểu, đảm bảo tính chính xác, khoa học không quáđơn điệu, hoặc quá màu mè phô trương.

Anđehit - Axit cacboxylic

Đại cương về hóa học hữu cơ Định nghĩa, đồng đẳng, Đồng phân, danh pháp Phản ứng oxi hóa – khử Tính chất vật lí Tính chất hóa học PUHC KN ĐĐ DP ĐP KN PTNT CTPT Hiđrocacbon no Cấu trúc Hiđrocacbon không no nno Hiđrocacbon thơm Điều chế Ứng dụng Ancol – Phenol Axit – Bazơ

- Là lứa tuổi muốn chứng tỏ bản thân và dễ nhạy cảm: GV phải phân hóa nội dung xen kẽ nhau, vừa có khó vừa có dễ để tất cả HS đều có thể suy nghĩ và cùng có cơ hội trả lời. Nội dung không quá dễ hoặc quá khó, cần mang tính thử thách nhưng trong phạm vi có thể thể giải quyết.

- Có những định hướng cho tương lai: nội dung trong bài học cần có mối liên hệ chặt chẽ với thực tiễn cuộc sống, gắn liền với nền sản xuất công nghiệp…để HS hiểu tầm quan trọng của hóa học đối với bản thân và cuộc sống hằng ngày.

2.2.3. Phù hợp với các đối tượng học sinh

- Trong một lớp học năng lực, trình độ của HS ở nhiều mức độ khác nhau: giỏi, khá, trung bình, yếu. Để gây được hứng thú học tập cần phải đáp ứng được nhu cầu của từng đối tượng HS.

+ Đối với HS giỏi, khá: đây là đối tượng HS mà năng lực học tập của các em đã

có sẵn, vì vậy các em luôn mong muốn có những thách thức lớn trong học tập, nhu cầu tìm tòi các kiến thức mới ngoài SGK. GV trong quá trình thiết kế cần đưa vào những hiện tượng bí ẩn, trái ngược, nghịch lí, có vấn đề hay các bài tập khó đòi hỏi sự tư duy cao nhằm kích thích tạo hứng thú cho các em. Ngoài ra cung cấp một số trang web, sách tham khảo hay để HS có cơ hội tìm kiếm, mở rộng tri thức.

+ Đối với HS trung bình, yếu: với đối tượng này, hứng thú là yếu tố góp phần để

các em tích cực học tập nhằm nâng cao kết quả học tập. GV cần thiết kế những biện pháp mà các em có cơ hội được hoạt động, được thể hiện những mặt tích cực của bản thân. Bên cạnh đó GV cần đưa thêm các yếu tố gắn liền với thực tiễn để các em thấy được rằng hóa học không phải là một môn học khô khan với những bài tập hốc búa mà nó luôn gần gũi với cuộc sống hằng ngày của các em, từ đó các em sẽ thấy yêu thích, hứng thú với môn học hơn, tìm hiểu để nâng cao kiến thức…

2.2.4. Phù hợp với cơ sở vật chất

- Trong quá trình thiết kế các biện pháp cần lưu ý đến cơ sở vật chất điều kiện của trường, lớp. Vì có một số trường ở vùng sâu xa, điều kiện kinh tế khó khăn, việc đưa ra những biện pháp có sử dụng máy chiếu, powerpoint vào là không khả thi, không có điều kiện để áp dụng. GV có thể thiết kế thông qua các tranh ảnh hình vẽ…

- Một số trường không có đầy đủ về dụng cụ, hóa chất và phòng thí nghiệm, GV cần đưa vào các TN đơn giản, giá thành hạ, nguyên liệu dễ kiếm để khắc phục tình trạng trên.

2.2.5. Phù hợp với thời lượng của bài học

GV cần tính toán kĩ từng chi tiết thời gian hoạt động của GV và HS vì vậy các biện pháp cần:

- Ngắn gọn xúc tích và logic, thông tin vừa đủ không quá nhiều chi tiết mở rộng. - Các câu hỏi đưa ra rõ ràng, logic và hợp lí để HS có thể giải quyết được vấn đề một cách nhẹ nhàng, nhanh và hiệu quả nhất.

2.3. Các biện pháp gây hứng thú học tập

Dựa trên cơ sở lí thuyết và thực tiễn của đề tài cũng như chương trình hóa hữu cơ lớp 11 và những định hướng khi xây dựng hứng thú cho HS. Chúng tôi đã thiết kế 9 biện pháp gây hứng thú cho học sinh trong quá trình học tập.

- Biện pháp 1. Thiết kế và sử dụng tình huống trong các bài học - Biện pháp 2. Sử dụng thí nghiệm tạo tình huống có vấn đề

- Biện pháp 3. Hướng dẫn điều chế các chất hữu cơ có trong đời sống hằng ngày - Biện pháp 4. Sử dụng kiến thức lịch sử trong dạy học

- Biện pháp 5. Tổ chức trò chơi học tập

- Biện pháp 6. Sử dụng phương pháp dạy học theo góc - Biện pháp 7. Tổ chức viết báo nội bộ về hóa học

- Biện pháp 8. Xây dựng bầu không khí lớp học thân thiện, vui vẻ, tích cực

2.3.1. Biện pháp 1. Thiết kế và sử dụng tình huống trong các bài học

Những tình huống đưa ra cần đạt các tiêu chí sau để gây hứng thú cho HS (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Nội dung tình huống gắn liền với thực tế cuộc sống có liên quan đến hóa học, các vấn đề thời sự về y học, khoa học…

- Lời dẫn dắt cần có sự logic, rõ ràng, mạch lạc, nội dung chuẩn xác, hấp dẫn. - Đưa vào các hình ảnh minh họa, chú thích rõ ràng, sinh động, đúng.

- Tổ chức hoạt động giải quyết tình huống phong phú: thảo luận nhóm tìm câu trả lời, thi đua các nhân, đưa ra thời gian quy định nhằm tạo sự cạnh tranh hấp dẫn (tìm ra câu trả lời nhanh nhất và đúng nhất sẽ có thưởng).

- Với những tình huống khó GV có thể gợi ý để HS có hướng giải quyết.

- GV cung cấp cho HS địa chỉ các trang web hay đáng tin cậy, sách, báo để HS có thể tự tìm thông tin nâng cao kiến thức giải quyết tình huống.

- Các tình huống có thể sử dụng khi GV vào bài, chuyển sang một tính chất hóa học mới, ứng dụng hay phương pháp điều chế nhằm kích thích sự tò mò, tăng hứng thú.

 Chúng tôi đã thiết kế 9 tình huống học tập lớp 11 chương trình hóa hữu cơ Bảng 2.1. Hệ thống các tình huống lớp 11

STT Tên tình huống Bài Áp dụng

1 Ưu, nhược điểm của bếp dầu và bếp gas Ankan T/c hóa học

2 Công nghệ chín chậm Anken T/c vật lí

3 Mùi thơm hóa phẩm Benzen T/c vật lí

4 Vì sao rượu giả làm có thể làm chết người? Ancol T/c hóa học

5 Quần áo mới mua về nên giặt trước khi sử

dụng Anđehit T/c vật lí

6 Chế tạo phích nước Anđehit T/c hóa học

7 Bí quyết chế biến món ăn ngon Axit cacboxylic T/c hóa học

8 Bảo vệ trẻ trước vết đốt của côn trùng Axit cacboxylic T/c hóa học

9 Mật thư Sherlock Holmes Axit cacboxylic T/c hóa học

Tình huống 1. Ưu, nhược điểm của bếp dầu và bếp gas

Tại các kí túc xá của các trường đại học hiện nay, việc cho sinh viên tự nấu ăn là vô cùng hạn chế, nếu có các bạn chỉ được sử dụng bếp dầu thay vì sử dụng bếp gas nhằm phòng chống và hạn chế cháy nổ. Tuy nhiên việc sử dụng bếp dầu có khá nhiều bất tiện vì phải châm lửa vào bấc để bếp dầu có thể bắt lửa; ngoài ra xoong, nồi khi nấu bằng bếp dầu sẽ đen hơn, khó khăn trong việc làm sạch. Những nhược điểm này đều được khắc phục nếu sử dụng bếp gas. Vậy các em có biết vì sao bếp dầu và bếp gas lại có những ưu và nhược điểm khác nhau như vậy hay không tuy mục đích cuối cùng vẫn là cung cấp nhiệt để làm chín thức ăn?

Điểm khác biệt giữa bếp gas và bếp dầu là nhiên liệu sử dụng. Trong khi nhiên liệu được sử dụng cho bếp gas là khí hóa lỏng hay khí dầu mỏ (một loại sản phẩm thu được khi lọc dầu) hóa lỏng. Thành phần chủ yếu của khí hóa lỏng là butan, metan, …có chuỗi cacbon (C1→C4). Những chất này trong điều kiện thường ở thể khí, sau khi được ép lại trở thành dạng hóa lỏng và được đựng trong các bình gang thuận tiện cho việc vận chuyển và lưu trữ.Vì chứa C1→C4 là các hiđrocacbon đầu mạch nên khí hóa lỏng rất dễ cháy, tỏa nhiều nhiệt không sinh ra muội than. Khí CO2, hơi nước và nhiệt tạo ra nhanh có thể gây nổ nên thường có nút van vặn chặt để ngăn không cho khí hóa lỏng thoát ra ngoài.

Dầu hỏa, nhiên liệu dùng để sử dụng bếp dầu là hỗn hợp các hiđrocacbon lỏng, không màu thu được từ chưng cất phân đoạn dầu mỏ ở nhiết độ 150oC → 275o

C có chuỗi cacbon C11→C16. Do có số C lớn nên khó cháy hơn vì vậy để dầu hỏa bắt lửa cần phải châm lửa vào sợi bấc để duy trì sự cháy. Ngoài có số C lớn dầu hỏa thường không được tinh khiết như khí hóa lỏng mà còn lẫn nhiều tạp chất hay thậm chí còn những mẫu vụn. Vì vậy trong quá trình cháy tạo ra các sản phẩm như CO, muội than bám vào xoong, nồi nên xoong, nồi thường đen, ngoài ra còn giảm năng suất tỏa nhiệt và gây độc cho môi trường.

Tình huống 2.Công nghệ chín chậm (lưu CD)

Tình huống 3.Mùi thơm của các hóa phẩm (lưu CD)

Tình huống 4.Vì sao rượu giả có thể làm chết người?(lưu CD)

Tình huống 5.Vì sao quần áo mới mua về nên giặt trước khi sử dụng (lưu CD)

Tình huống 6.Chế tạo phích nước (lưu CD)

Thí nghiệm 7. Bí quyết chế biến món ăn ngon

“ Canh cá tràu mẹ thường nấu khế Khế trong vườn với một ít rau thơm” (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

(Canh cá tràu_ Chế Lan Viên)

Khi chế biến các món ăn làm từ cá đặc biệt là các món canh (canh chua cá lóc, canh khế cá tràu…), người ta thường sử dụng các chất có vị chua như khế, chanh, me, giấm, dưa chua…để làm tăng hương vị món và hạn chế được mùi tanh của cá.

Bên cạnh đó khi xào thức ăn, nếu ta thêm vào một ít giấm rồi lại thêm vào một ít rượu thì ta sẽ có ngay một đĩa đồ xào có mùi thơm phức.

Vì sao trong các chất như chanh , giấm, khế, me …lại có vị chua và giúp giảm mùi tanh của cá cũng như giấm và rượu kết hợp với nhau lại cho một món ăn thơm phức?

Giải quyết tình huống

Trong me, khế, giấm…đều có thành phần chính là các axit hữu cơ ví dụ me, khế có axit oxalic, trong chanh có axit citric, axit lactic có trong dưa chua, trong giấm có axit axetic, axit lactic có trong dưa chua…Còn chất tanh của cá là do có chứa một lượng lớn hỗn hợp amin: đimetylamin (CH3)2NH và trimetylamin (CH3)3N các amin này có tính bazo yếu. Chất chua có tính axit còn mùi tanh của cá có tính bazo yếu vì vậy khi kết hợp với nhau tạo phản ứng trung hòa làm mất mùi tanh của cá. Tùy vào từng loại thức ăn và khẩu phần, mùi vị của từng vùng mà chúng ta sử dụng các chất chua khác nhau.

PTHH: CH3COOH + (CH3)3N → CH3COOHN(CH3)3

Nếu ta cho một chút giấm và một chút rượu vào trong lúc xào thức ăn sẽ giúp cho món xào của ta có mùi thơm phức. Điều này được lí giải như sau thành phần chính của giấm là axit axetic (CH3COOH) và rượu là C2H5OH, trong chiếc chảo nóng, giấm và rượu sẽ kết hợp với nhau tạo thành este có mùi thơm với PTHH:

CH3COOH + C2H5OH xt t,0 CH3COOC2H5 + H2O

Chỉ cần biết và vận dụng sự kì diệu của hóa học, chúng ta đã có thể nấu được những món ăn vừa bổ dưỡng vừa thơm ngon, hấp dẫn.

Tình huống 8:Bảo vệ trẻ trước vết đốt của côn trùng (lưu CD)

Tình huống 9:Mật thư Sherlock Holmes

“ Những hình nhân nhảy múa” là một trong những truyện hấp dẫn của loạt truyện trinh thám nổi tiếng Sherlock Holme của nhà văn Anh Conan Doyle. Với sự sắc bén và thông minh của mình, thám tử Sherlock Holme đã giải mã được ý nghĩa của những hình ảnh tưởng như vô nghĩa để tìm ra đáp án cho vụ án học búa. Tuy nhiên, giờ đây chúng ta không cần dùng những kí tự để viết mật thư nữa. Dựa vào hóa học ta có thể viết mật thư vừa đơn giản lại đảm bảo tuyệt đối an toàn. Sau đây là những cách viết mật thư:

- Cách 1. Viết mật thư bằng chanh

Chuẩn bị nước cốt chanh hoặc nước chanh pha sẵn (hoặc có thể dùng rượu trắng, cam, giấm và nước táo đều được). Để viết mật thư dùng cọ vẽ hay tăm bông viết lên giấy. Thật kì diệu nước chanh khô đi và không còn dấu vết gì trên tờ giấy.

- Cách 2. Viết mật thư bằng mực làm từ sô đa

Chuẩn bị hòa bột sô đa và nước theo tỉ lệ bằng nhau để làm mực. Để viết thư ta có thể dùng một mảnh vải cotton, que tăm, hay cọ vẽ để viết lên tờ giấy trắng, sau đó để mực khô.

Vì sao chỉ với những cách đơn giản trên chúng ta đã có những bức mật thư an toàn tuy nhiên làm thế nào để người nhận có thể đọc được nội dung của bức mật thư trên?

Giải quyết tình huống

- Cách 1. Viết mật thư bằng chanh

Để đọc chữ viết trên giấy, hơ tờ giấy lên ánh sáng mặt trời, đèn hoặc một nguồn cung cấp nhiệt khác.Nước chanh có tính acid và phản ứng yếu với giấy viết. Khi cung cấp nhiệt cho giấy, acid sẽ làm giấy chuyển sang màu nâu trước khi làm giấy mất màu. Một cách khác để đọc chữ là cho muối ăn lên vết mực khô trên giấy. Sau 1 phút, lau sạch muối và tô màu tờ giấy bằng bút chì sáp để đọc chữ.

Nhờ tính chất tương tự, có thể thực hiện thí nghiệm với các loại nước quả khác. Rượu trắng, nước cam, giấm, và nước táo (mọi loại đồ uống có tính axit, vị chua) đều có thể dùng cho thí nghiệm.

- Cách 2. Viết mật thư bằng mực làm từ sô đa

Để đọc được thư ta dùng nước nho tím (hoặc chanh, cam…) bôi lên tờ giấy. Chữ sẽ xuất hiện màu sắc khác . Lưu ý Nước nho cô đặc cho kết quả thay đổi màu sắc rõ ràng hơn nước nho thường.

Bột sô đa có CT là Na2CO3 và trong nho có axit tartric vì vậy sẽ xảy ra phản ứng hóa học làm thay đổi màu sắc.

2.3.2. Biện pháp 2. Sử dụng thí nghiệm tạo tình huống có vấn đề

Một số vấn đề cần lưu ý để thí nghiệm tạo tình huống có vấn đề gây hứng thú cho HS

- GV có thể biểu diễn TN cho HS quan sát, tuy nhiên những TN đơn giản GV nên để HS tự làm để tăng kĩ năng thực hành đồng thời gây hứng thú cho các em.

- Với những vấn đề đơn giản, GV có thể tổ chức cho HS chia làm các nhóm tự đặt vấn đề, các nhóm tranh luận cùng nhau giải quyết vấn đề đó.

- Với những vấn đề đòi hỏi sự tư duy cao, GV nên áp dụng vào những lớp có đối tượng HS khá, giỏi. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Nội dung để thiết kế phải cần lựa chọn cẩn thận không áp dụng ồ ạt sao cho nội dung thật sự hấp dẫn, hay, kích thích được trí tò mò cũng như sự hứng thú khi khám phá tri thức của HS.

Bảng 2.2. Hệ thống thí nghiệm tạo tình huống có vấn đề đã thiết kế

Một phần của tài liệu một số biện pháp tạo hứng thú góp phần nâng cao kết quả học tập phần hóa hữu cơ lớp 11 trung học phổ thông (Trang 46)