Biện pháp 6 Sử dụng phương pháp dạy học theo góc

Một phần của tài liệu một số biện pháp tạo hứng thú góp phần nâng cao kết quả học tập phần hóa hữu cơ lớp 11 trung học phổ thông (Trang 74 - 82)

2.3.6.1. Sử dụng phương pháp dạy học theo góc để gây hứng thú học tập cho HS

- Kết hợp PPDH theo góc với các PPDH hiện đại như: Phương pháp nêu và giải quyết vấn đề, phương pháp nghiên cứu, phương pháp trực quan…

- Lựa chọn và thiết kế nội dung bài học phù hợp với năng lực trình độ của HS và đặc biệt là phù hợp với những đặc điểm của PP góc. Đây là một trong những yếu tố quan trọng quyết định thành công của bài học.

- Thiết kế phiếu học tập cho từng góc phải chú ý đến những vấn đề sau: + Trường hợp 1: HS chọn góc quan sát là góc xuất phát

Thí nghiệm (góc quan sát) đóng vai trò cung cấp kiến thức, HS quan sát thí nghiệm với mục đích nghiên cứu tìm ra kiến thức mới  Thí nghiệm nghiên cứu.

Nghiên cứu SGK, tài liệu tham khảo (góc phân tích) để kiểm chứng lại những kiến thức mà HS lĩnh hội được qua phần tìm hiểu tại góc quan sát.

+ Trường hợp 2: HS chọn góc phân tích là góc xuất phát

SGK, tài liệu tham khảo (góc phân tích) là nguồn cung cấp kiến thức chính  tài liệu để HS nghiên cứu.

Thí nghiệm (góc quan sát) chỉ đóng vai trò minh họa, kiểm định lại tính chính xác của lý thuyết.

- Xác định rõ từng hoạt động, mỗi hoạt động ứng với từng nội dung bài học và có thời gian cụ thể.

- Nhiệm vụ của từng cá nhân và nhóm cần xác định rõ ràng cũng như phải có mối liên hệ, kết hợp với nhau.

- Trong mỗi hoạt động cần dự kiến chi tiết các hoạt động của GV và HS. HS phải được tự do khám phá, sáng tạo và tự chiếm lĩnh kiến thức.

- Tùy thuộc vào nội dung bài học GV có thể chọn từ 3 đến 4 góc để tổ chức hoạt động, phụ thuộc vào đối tượng HS, GV có thể hướng dẫn, tư vấn cho các em chọn góc, xuất phát sao cho phù hợp.

- GV có thể cho HS tự luân chuyển góc, tuy nhiên GV có thể quy định cách luân chuyển góc nhằm tiết kiệm thời gian, phù hợp logic với quá trình tư duy tiếp thu kiến thức của HS nhằm đảm bảo sự tích cực, chủ động sáng tạo  HS hứng thú học tập.

- Tại các góc quan sát, các mô phỏng, thí nghiệm GV cho HS xem phải rõ ràng, đẹp chính xác. Một số TN hay mô phỏng lạ, GV cần có sự chú thích để HS dễ hiểu hơn trong quá trình quan sát. Số lượng thí nghiệm và mô phỏng cần phù hợp.

- Tùy thuộc vào hoạt động của mỗi góc mà GV có thể thiết kế phiếu hỗ trợ (phiếu này mục đích sẽ giúp HS có thể giải quyết được những vấn đề khó mà các kiến thức cũ không giải quyết được)  không nản chí trước những vấn đề khó.

2.3.6.2. Ví dụ: Sử dụng PPDH theo góc bài Ankin (2 tiết)

- Giai đoạn 1. Chọn nội dung dạy học bài Ankin – hóa học 11 cơ bản

Gồm có 4: góc phân tích, góc quan sát, góc trải nghiệm, góc áp dụng Các góc được bố trí luân chuyển như sau:

(lưu ý thời gian ở góc trải nghiệm sẽ gấp đôi thời gian ở góc phân tích và góc quan sát)

Hình 2.14. Sơ đồ luân chuyển các góc

Góc trải nghiệm 1

Góc trải nghiệm 2

Góc phân tích Góc quan sát

- Giai đoạn 2. Thiết kế kế hoạch bài học

Bảng 2.11. Bảng phân công nhiệm vụ mỗi góc

Tên góc Nhiệm vụ Thiết bị, đồ dùng

Góc phân

tích

- Nghiên cứu phần đồng đẳng, đồng phân, danh pháp bài Ankin SGK trang lớp 11. - Thảo luận, nhận xét hoàn thành phiếu học tập và rút ra CT chung của ankin, cách xác định đồng phân và gọi tên ankin theo danh pháp thường và danh pháp thay thế.

- SGK, SBT, sách tham khảo có liên quan, phiếu hỗ trợ ( nếu cần).

- Phiếu học tập, giấy A0, bút viết bảng, đế dính có nam châm từ.

Góc quan sát

- Quan sát bảng tính chất vật lí của ankin bảng 6.2 – SGK hóa học lớp 11  rút ra tính chất vật lí của ankin (t0s, t0nc…) và so sánh với các hidrocacbon đã học.

- Học sinh quan sát đoạn video về ứng dụng của ankin thảo luận, nhận xét và hoàn thành các câu hỏi trong phiếu học tập.

- Hình ảnh bảng tính chất vật lí của ankin.

- Thiết đoạn video ứng dụng của ankin.

- Máy tính, máy chiếu… - Phiếu học tập, giấy A0, bút viết bảng, đế dính có nam châm từ.

Góc trải nghiệm

- Tiến hành các thí nghiệm: điều chế axetilen trong PTN, axetilen tác dụng với dd brom, axetilen tác dụng với ddAgNO3/NH3, axetilen tác dụng với dd KMnO4, đốt cháy axetilen để từ đó rút ra các tính chất hóa học đặc trưng của ankin và hoàn thành phiếu học tập.

- Dụng cụ thí nghiệm, hóa chất… - Phiếu hỗ trợ - Phiếu học tập, giấy A0, bút viết bảng, đế dính có nam châm từ. Góc áp dụng

- Mỗi nhóm dán phần thảo luận nhóm của mình lên bảng.

- GV và HS sẽ cùng nhau hệ thống củng cố lại các kiến thức đặc trưng của ankin và những vấn đề HS còn thắc mắc chưa giải quyết được.

- Hoàn thiện các kiến thức vào phiếu học tập cá nhân và áp dụng để giải các bài tập liên quan dưới sự hỗ trợ của GV.

Bảng nhóm (HS ghi nội dụng chính đã thảo luận vào bảng để trình bày sau khi đã thực hiện các nhiệm vụ tại mỗi góc).

Bảng 2.12. Bảng nội dung bài học

Nội dung bài Ankin

1. Đồng đẳng, đồng phân, danh pháp

Định nghĩa ankin: ... Đồng phân: ... Danh pháp

+ Tên thông thường: ... + Tên thay thế: ... Viết đồng phân ankin của C4H6 và C5H8 và gọi tên: ... 2. Tính chất vật lí

Nhận xét nhiệt sôi, nhiệt độ nóng chảy của ankin với anken và ankan: ... 3. Tính chất hóa học

Viết các Phương trình hóa học của axetilen và CT tổng quát của ankin + Phản ứng cộng

 Tác dụng với H2: ...

 Tác dụng với Br2: ...

 Tác dụng với HX: ... + Phản ứng đime và trime hóa: ... + Phản ứng thế H của ank-1-in: ... + Phản ứng oxi hóa: ... 4. Điều chế

+ Điều chế axetilen trong PTN: ... + Điều chế axetilen trong công nghiệp: ... 5. Ứng dụng của axetilen và ankin trong cuộc sống và trong công nghiệp: ...

Phiếu học tập cá nhân

Bảng 2.13. Phiếu học tập của góc xuất phát là góc phân tích

Phiếu học tập – Góc phân tích

Đồng đẳng, đồng phân, danh pháp

Trong các CTCT sau, gồm CTCT của ankan, anken, ankađien và ankin: CH4, CH2 = CH – CH = CH2, HCCH, CH3 – C(CH3) – CH3, CHC – CH3, CH2 = CH – CH3, CH3 – CH(CH3) – CH3, CH3 – C  C – CH3, CH3 – CH2 – CH3. Hãy tìm CTCT phù hợp để điền vào bảng sau:

Ankan Anken Ankađien Ankin

- Từ CTCT của một số ankin trên hãy rút ra nhận xét và định nghĩa về ankin…….. - Viết CTPT tương ứng với CTCT của các ankin từ đó rút ra công thức chung dãy đồng đẳng của ankin. ... - Nhắc lại đồng phân của anken: ... - Rút ra đồng phân của ankin, có điểm gì khác so với đồng phân anken ... - Viết các đồng phân ankin tương ứng của C4H6, C5H8 và C6H10 ... - Quy tắc gọi tên của anken: ... - Rút ra quy tắc gọi tên của ankin: ... - Đọc tên các đồng phân ankin vừa viết ở trên: ... - Cho biết quy tắc đọc tên thường của ankin: ...

Phiếu học tập – Góc quan sát

Tìm hiểu tính chất vật lí của Ankin

- HS quan sát mô hình của axetilen từ đó rút ra CT chung của ankin (dùng cho góc quan sát là góc xuất phát, có phiếu hỗ trợ).

- Dự đoán: Ankin là hiđrocacbon không no trong phân tử có liên kết ba, vậy ankin có tính chất vật lí gì? Tính chất vật lí của ankin có giống anken không? ... - Quan sát bảng tính chất vật lí của ankin, nhận xét về t0nc, t0s, khối lượng riêng của ankin: ... - Nêu qui luật biến đổi t0nc, t0s, khối lượng riêng của ankin: ...

- Dựa vào bảng tính chất vật lí của anken và ankan hãy cho biết so với các ankan, anken có cùng số nguyên tử C thì các hằng số vật lí của ankin biến đổi như thế nào: ... - Vì sao tính chất vật lí của chúng lại gần giống nhau: ... Tìm hiểu ứng dụng của Ankin

HS xem một đoạn video clip trong đó gồm có: 1 số hình ảnh về ứng dụng của axetilen và các ankin khác trong đời sống hằng ngày và trong công nghiệp.

Dựa vào phiếu hỗ trợ trả lời các câu hỏi sau:

- Hãy liệt kê đầy đủ các ứng dụng của ankin trong đoạn clip trên: ... - Cho biết thêm một số ứng dụng của ankin mà em biết: ... - Cách làm chín trái cây bằng đất đèn. Vì sao đất đèn được dùng để giấm trái cây?: ... - Vì sao dùng axetilen để hàn xì và cắt kim loại mặc dù trong cùng một điều kiện etan có nhiệt đốt cháy (1562 KJ/mol), etilen có nhiệt đốt cháy 1411 KJ/mol cao hơn axetilen (1302 KJ/mol). Ngoài ra về giá mua thì axetilen mắc hơn cả.

- Vì sao khi thả đất đèn xuống ao hồ cá lại chết: ... - Trước những năm 50 của thế kỉ XX, công nghiệp tổng hợp hữu cơ dựa trên nguyên liệu chính là axetilen. Ngày nay, người ta dùng etilen để thay thế.Vì sao lại có sự thay đổi đó?

...

Bảng 2.14. Phiếu học tập của góc xuất phát là góc quan sát

Phiếu học tập – Góc quan sát

Tên thí nghiệm

Cách tiến hành Nêu hiện tượng, giải tích , viết PTHH minh họa và trả lời các câu hỏi (dựa vào phiếu hỗ trợ)

Điều chế axetilen trong PTN

+ Chuẩn bị dụng cụ như hình

vẽ sau:

- Nêu hiện tượng xảy ra: ... - Viết PTHH minh họa: ... - Phương pháp thu khí trên là PP gì? ...

+ Cách tiến hành

Cho vào bình tam giác 1 vài mẫu nhỏ canxi cacbua. Sau đó cho nước vào.

Quan sát hiện tượng xảy ra.

PP này có thể dùng để thu những khí gì? Tác dụng dd brom + Chuẩn bị: 2 ống nghiệm dựng dd brom. Một ống dùng làm TN, ống còn lại để đối chứng (cần xem lại và chỉnh sửa phần này). + Tiến hành thí nghiệm và quan sát hiện tượng xảy ra.

Nêu hiện tượng xảy ra, từ đó rút ra được kết luận gì: ... - Viết PTHH minh họa: ... - Vì sao axetilen lại có thể tác dụng với dd brom: ... - Viết các PTHH sau:

+ t/d H2: ... + t/d HX: ... + t/d H2O: ... + Phản ứng đime hóa, trime hóa của axetilen

Viết PTHH tổng quát của ankin + t/d Br2: ... + t/d H2: ... Nhận xét đặc điểm phản ứng cộng của ankin: Tác dụng dd AgNO3/NH3 + Chuẩn bị: cho 2 ml dd AgNO3 vào ống nghiệm, sau đó cho dd NH3 vào đến khi xuất hiện kết tủa, sau đó cho

Nêu hiện tượng xảy ra: ... - Viết PTHH minh họa (phiếu hỗ trợ)

vào NH3 đến khi kết tủa tan thì dừng lại.

+ Tiến hành TN và quan sát hiện tượng xảy ra.

ứng gì? ... - C2H4 có tham gia phản ứng với dd AgNO3/NH3 không? Vì sao axetilen có thể tham gia phản ứng với dd AgNO3/NH3 nhưng etilen lại không phản ứng được? ... - Chỉ những ankin nào mới có thể tham gia được với AgNO3/NH3. Giải thích: ... - Hãy nêu ứng dụng của phản ứng với phức chất bạc amoniac (tác dụng AgNO3/NH3).

Phản ứng oxi hóa

- Đốt cháy nước đá

+ Cho vài viên nước đá nhỏ vào một chén sứ, sau đó cho vào vài viên canxi cacbua bằng hạt ngô vào

Quan sát hiện tượng xảy ra - Tác dụng dd KMnO4

+ Chuẩn bị: 2 ống nghiệm chứa dd KMnO4 1 ống tiến hành TN, ống còn lại để đối chứng).

+ Tiến hành TN như hình vẽ Quan sát hiện tượng

- Đốt cháy axetilen

+ Nêu hiện tượng xảy ra: ... + Viết PTHH minh họa: ... + Viết PTHH đốt cháy tổng quát: ... - Tác dụng KMnO4

+ Nêu hiện tượng xảy ra: ... + Viết PTHH minh họa: ... Cân bằng PTHH trên, cho biết vai trò của axetilen trong phản ứng trên: ... Kết luận: ...

Bảng 2.15. Phiếu học tập của góc áp dụng

Phiếu học tập – Góc áp dụng

1. Dùng phương pháp hóa học hãy nhận biết các lọ đựng các chất khí mất nhãn sau: CH4, C2H4, C2H2, CO2

2. Hãy viết đồng phân của C5H10 và gọi tên.

3. Củng cố hệ thống lại các kiến thức trên nên không cần phiếu học tập của góc áp dụng

2.3.6.3. Ví dụ sử dụng phương pháp dạy học theo góc bài benzen (lưu CD)

Một phần của tài liệu một số biện pháp tạo hứng thú góp phần nâng cao kết quả học tập phần hóa hữu cơ lớp 11 trung học phổ thông (Trang 74 - 82)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(157 trang)