1.4.1. Khái niệm hứng thú
Theo Đại Từ điển Tiếng Việt, hứng thú có hai nghĩa: “Hứng thú là biểu hiện của một nhu cầu, làm cho chủ thể tìm cách thỏa mãn, tạo ra khoái cảm, thích thú và huy động sinh lực để cố gắng thực hiện” và “Hứng thú là sự ham thích”. Theo Xôlôvâytrich, “hứng thú là một hiện tượng rất phức tạp, để nghiên cứu, tìm hiểu hứng thú thực sự của một người đó là một vấn đề tâm lí học rắc rối hơn cả” [42].
Tuy nhiên, hiện nay nhiều người đã tán đồng khái niệm về hứng thú của A.G.Côvaliốp đưa ra trong cuốn tâm lý học cá nhân: “Hứng thú là thái độ đặc thù của các nhân đối với đối tượng nào đó, do ý nghĩa của nó trong đời sống và do sự hấp dẫn về mặt tình cảm của nó”[7].
Tác giả Nguyễn Quang Uẩn đã đưa ra khái niệm về hứng thú trong giáo trình Tâm lí học đại cương như sau: “Hứng thú là thái độ đặc biệt của cá nhân đối với đối tượng nào đó, vừa có ý nghĩa đối với cuộc sống, vừa có khả năng đem lại khoái cảm cho cá nhân trong quá trình hoạt động [38].
Căn cứ vào việc phân tích những đặc điểm cơ bản của hứng thú trong những định nghĩa trên, kế thừa kết quả của các nghiên cứu đã có, đề tài đưa ra khái niệm hứng thú như sau:
Hứng thú là cảm nhận sự lôi cuốn, hấp dẫn, thu hút của một đối tượng, hoạt động nào đó… đối với bản thân một ai đó. Từ đó cá nhân đó sẽ có những hoạt động tích cực như tìm tòi, nghiên cứu, học hỏi…để lĩnh hội tri thức và đạt được kết quả tốt nhất.
Hoạt động chiếm lĩnh kiến thức của HS đóng vai trò quan trọng trong QTDH từ đó ta có thể hiểu hứng thú trong dạy học như sau:HS cảm thấy môn học rất bổ ích, hấp dẫn, thú vị thông qua sự hướng dẫn, tổ chức của GV, HS sẽ có những hoạt động tích cực để lĩnh hội kiến thức, đam mê tìm tòi vận dụng những kiến thức vào thực tiễn cuộc sống và đạt được kết quả cao trong học tập.
1.4.2. Con đường hình thành hứng thú
Theo định nghĩa về hứng thú ở trên, ta biết rằng hứng thú được hình thành bởi hai điều kiện là nhận thức – cảm xúc. Từ cơ sở đóta rút ra hứng thú được hình thành theo hai con đường: con đường tự phát và con đường tự giác.
Thứ nhất: Con đường tự phát
Lần đầu tiên tiếp xúc với đối tượng, chủ thể đã có những cảm xúc tích cực gần như ngay lập tức bởi một số yếu tố mà chủ thể có thể cảm nhận được từ đối tượng. Những cảm xúc đó đã làm cho chủ thể bị cuốn hút, hấp dẫn và tạo thành động lực để nhận thức, tìm tòi, khám phá…về đối tượng theo hướng tích cực. Tùy theo mức ảnh hưởng của đối tượng mà chủ thể sẽ có hứng thú lâu dài (đi sâu vào nhận thức đối tượng, chuyển tự phát sang tự giác) hay hứng thú sẽ mất đi nếu cá nhân không tìm thấy sự đồng điệu hoặc tầm quan trọng, hấp dẫn của đối tượng với bản thân mình.Hứng thú này thường được hình thành đối với trẻ nhỏ[20],[21],[31].
Ví dụ: khi học môn Hóa học, HS được quan sát các TN thú vị, TN vui giúp cho HS cảm thấy rất thích thú từ đó tìm hiểu sâu hơn về các TN và môn Hóa học. Hoặc có trường hợp HS sau khi xem nhiều thí nghiệm cảm thấy chán và không muốn khám phá thì khi đó sẽ mất đi hứng thú.
Thứ hai: Con đường tự giác
Đây là con đường chủ yếu hình thành hứng thú của người đã trưởng thành khi sự nhận thức, thái độ và ý thức của họ đã chín chắn hơn. Hứng thú được hình thành khi chủ thể nhận thức được giá trị, vị trí, sự hấp dẫn của đối tượng đối với bản thân, từ đó sẽ có những hành động và suy nghĩ tích cực về đối tượng. Được hình thành khi có sự kết hợp chặt chẽ giữa sự hấp dẫn bởi các yếu tố bên ngoài và giá trị ý nghĩa bên trong của đối tượng. Do có yếu tố bên trong làm nền tảng vì vậy hứng thú được hình thành bằng con đường tự giác sẽ có tính ổn định và bền vững[20],[21],[31].
1.4.3. Biểu hiện của hứng thú
Hứng thú được biểu hiện qua nhiều thuộc tính khác nhau như: xúc cảm, tình cảm, ý chí, thái độ, nhu cầu, năng lực, kiên trì, quan tâm… chứ không phải là một thuộc tính tâm lí riêng lẻ, hứng thú có thể được biểu hiện bên ngoài và biểu hiện bên trong[7],[31],[42]. Trong quá trình dạy học, GV có thể biết được hứng thú của HS thông qua những biểu hiện sau:
+ Biểu hiện qua nét mặt: ánh mắt rạng ngời, thường mở to khi nghe GV giảng bài, nhíu mày trán nhăn lại khi suy nghĩ để giải quyết vấn đề, hay cười, miệng mở rộng ngạc nhiên.
+ Biểu hiện qua giọng nói: lời nói cảm thán, giọng nói hồ hởi, ồ lên khi có một
vấn để hấp dẫn được đưa ra…
+ Biểu hiện qua thái độ, hành động: khoa tay, múa chân, gật gù tán thưởng, thái
độ phấn khích, vui vẻ, hạnh phúc, thất vọng, sau khi hoàn thành buổi học. - Biểu hiện bên trong của HS
+ Biểu hiện ở lớp học: Chú ý lắng nghe bài giảng của GV; hăng hái đưa ra ý kiến
phát biểu; lắng nghe, nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn; đưa ra các câu hỏi còn thắc mắc; suy nghĩ tích cực để giải quyết các bài tập cũng như những tình huống học tập mà GV đưa ra; tích cực tham gia hoạt động nhóm; đạt được kết quả cao trong học tập; tham gia vào các câu lạc bộ có liên quan đến môn học; tham gia các buổi học ngoại khóa; ghi chép bài học đầy đủ…
+ Biểu hiện ở nhà: Thực hiện tốt các nhiệm vụ mà GV giao về nhà; làm bài đầy
đủ; tìm kiếm thêm các tài liệu tham khảo; hỏi thầy cô, bạn bè để nâng cao kiến thức môn học; áp dụng những kiến thức được học để giải thích các hiện tượng thực tiễn trong cuộc sống hằng ngày; ghi chép, hệ thống kiến thức vào một quyển vở riêng…
Từ đó GV có thể dựa vào những biểu hiện này để biết được HS có hứng thú trong học tập không. Qua đó có những điều chỉnh biện pháp thích hợp nhằm nâng cao, đưa HS từ hứng thú tự phát sang hứng thú tự giác.
1.4.4. Phân loại hứng thú
Ở mỗi người có những tính cách, sở thích khác nhau nên ở họ cũng có những hứng thú khác nhau ở những lĩnh vực, sự vật hiện tượng…vì vậy làm cho hứng thú đa dạng, phong phú, muôn màu, muôn vẻ. Căn cứ vào những cơ sở khác nhau người ta có thể phân loại hứng thú thành các loại sau:
- Căn cứ vào lĩnh vực hoạt động có thể chia hứng thú thành 3 loại: hứng thú học
tập, hứng thú lao động, hứng thú giải trí.
+ Hứng thú học tập: được hình thành trong quá trình tiếp thu tri thức, hoạt động
+ Hứng thú lao động: được hình thành trong quá trình làm việc, gắn liền với nghề nghiệp như hứng thú với nghề kinh doanh, nghề dạy học, nghề bác sĩ, nông dân…
+ Hứng thú giải trí là những hứng thú trong đời sống hằng ngày thường thỏa mãn
những nhu cầu về tinh thần như hứng thú đi du lịch, chơi xe, với môn bóng đá…
- Căn cứ vào phạm vi bao quát đối tượng: hứng thú rộng và hứng thú hẹp
+ Hứng thú rộng: là loại hứng thú thường đi lướt qua không đi sâu vào bản chất
nhưng bao quát nhiều đối tượng. Ví dụ như hứng thú nhận thức, hứng thú học tập, hứng thú vui chơi…
+ Hứng thú hẹp: là loại hứng thú mà chủ thể chỉ bị cuốn hút vào một đối tượng
xác định, đặt hết tâm sức của mình để nghiên cứu về đối tượng đó nhằm đạt được những kết quả tốt. Ví dụ: hứng thú với môn Toán, hứng thú với các loài hoa Lan…
- Căn cứ vào tính bền vững: hứng thú bền vững và hứng thú không bền vững.
+ Hứng thú bền vững : được kết từ thiên hướng, năng lực của bản thân với sự
nhận thức sâu sắc nghĩa vụ, quyền lợi và sự hấp dẫn của hoạt động. Hứng thú này thường gắn liền với chủ thể thời gian rất lâu, có thể suốt cả cuộc đời mà ít khi thay đổi. Ví dụ: hứng thú chơi bóng đá, nghiên cứu về các hiện tượng tự nhiên, nấu ăn….
+ Hứng thú không bền vững: được hình thành từ yếu tố bên ngoài tức là chủ thể bị
hấp dẫn đối tượng, sau đó mới tiếp nhận và nghiên cứu. Thường đây là những cảm xúc tức thời thường bị tác động bởi yếu tố không gian, thời gian, khách quan.
- Căn cứ vào lĩnh vực, đối tượng của hứng thú có liên quan đến nhận thức, chính
trị xã hội, cảm xúc, thẩm mỹ….
+ Hứng thú với các hoạt động nhận thức(như chính trị, xã hội…): là mong muốn
được hiểu biết về quy luật hình thành, phát triển của các sự vật, hiện tượng trong thế giới khách quan.
+ Hứng thú về các hoạt động thẩm mỹ (hoạt động nghệ thuật liên quan đến cảm
xúc, cái hay, cái đẹp …): âm nhạc, hội họa, phim ảnh…
- Căn cứ vào mức độ tiếp cận của chủ thể có thể chia hứng thú thành: hứng thú
+ Hứng thú chủ động : là hứng thú mà trước khi chủ thể có những biểu hiện, hành động tích cực đối với đối tượng thì đã có được nhận thức, thái độ, tìm hiểu rõ ràng về đối tượng đó.
+ Hứng thú bị động: hình thành một cách tình cờ khi cá nhân chỉ biểu hiện về
mặt cảm xúc khi gặp một đối tượng gây hứng thú và loại hứng thú này thường mất đi rất nhanh.
- Căn cứ vào cách thức tạo nên hứng thú có thể phân làm hứng thú trực tiếp và
hứng thú gián tiếp.
+ Hứng thú trực tiếp là hứng thú hướng vào bản thân hoạt động đi đến đối tượng
nhằm thỏa mãn nhu cầu.
+ Hứng thú gián tiếp là hứng thú hướng vào kết quả hoạt động.
1.4.5. Vai trò của hứng thú trong dạy học
Theo L.X.Xôlôvâytrích khẳng định: “Bằng cách phát triển hứng thú đối với các hình thức hoạt động khác nhau, chúng ta sẽ phát huy được một trong những năng lực quý giá nhất, cao quý nhất của con người là năng lực thích thú, tập trung vào hoạt động, hoàn toàn say mê với công việc cần làm” [42, tr.74].
Tác dụng của hứng thú đối quá trình học của HS
- Kích thích hoạt động; phát huy tính tích cực, tự giác của HS. - Công cụ hữu hiệu làm cho quá trình học tập trở nên sinh động. - Hình thành và phát triển năng lực cá nhân.
- Nâng cao kết quả học tập.
- Thỏa mãn nhu cầu nhận thức, khích lệ tinh thần và sự tự tin vào năng lực bản thân.
1.4.6. Điều kiện để tạo hứng thú trong dạy học
Môi trường giáo dục chính là cái nôi cho hứng thú hình thành, duy trì và phát triển vì hứng thú không có tính thiên bẩm, không được tạo thành ở mỗi người nếu không có sự tác động của các yếu tố bên ngoài khác. Để duy trì, phát triển hứng thú một cách thực sự, GV cần giúp cho HS hình thành hứng thú bằng con đường tự giác. Để làm được điều này GV cần phải thay đổi các phương pháp dạy học sao cho nội dung dạy
học của GV truyền đạt vừa có tính thiết thực, vừa hấp dẫn để HS nhận thức được lợi ích của môn học[31],[42].
1.4.6.1 Điều kiện tạo hứng thú xét từ chủ thể học tập
Quá trình phát triển tâm lý của HS: có những điều chỉnh về nội dung, PPDH, phương tiện, TCDH phù hợp.
Tính năng động, độc lập của HS, cũng như ý thức về việc học, chăm chỉ học tập những môn học có tầm quan trọng và ảnh hưởng trực tiếp đến tương lai.
Thái độ ổn định của HS đối với môn học.
Tóm lại, hoạt động nhận thức của lứa tuổi HS THPT đã phát triển ở mức độ cao, có khả năng nhận thức vấn đề một cách đúng đắn và sâu sắc. Khả năng tư duy và nhận thức cũng sẽ dần được hoàn thiện trong quá trình học tập và rèn luyện cá nhân.
1.4.6.2 Điều kiện tạo hứng thú xét từ đối tượng học tập
GV cần sử dụng nhiều thí nghiệm trong quá trình dạy học (thí nghiệm biểu diễn của GV, thí nghiệm HS tự thực hiện, tổ chức hoạt động thí nghiệm…), GV còn có thể đưa vào các bài tập thực nghiệm, liên quan đến thí nghiệm như dụng cụ, hóa chất để HS có nhiều cơ hội tiếp xúc nhằm tăng hứng thú cho các em.
GV nên lồng ghép các nội dung khác nhau như: bảo vệ môi trường, chăm sóc và bảo vệ môi trường các kiến thức thực tiễn vào nội dung bài học.
GV có thể áp dụng nhiều phương pháp dạy học lồng ghép vào nhau để HS có điều kiện tranh luận, vừa phát huy tính chủ động, sáng tạo của HS vừa tạo môi trường thoải mái để các em trao đổi từ đó giúp HS thêm yêu thích môn học hơn.
GV nên tích hợp các nội dung có liên quan của các môn học khác như sinh học, toán học, vật lí…
1.4.6.3 Điều kiện tạo hứng thú xét từ cấu trúc quá trình dạy học
Mỗi yếu tố trong cấu trúc QTDH được xem là một nguồn kích thích, có ảnh hưởng không hoàn toàn như nhau đến hứng thú học tập của HS. Tuy nhiên các yếu tố đó có mối liên hệ với nhau và giờ học thật sự gây hứng là giờ học mà mọi yếu tố đều trở nên hấp dẫn. Trong đó mỗi yếu tố sẽ đóng một vai trò gây hứng thú khác nhau: các yếu tố giúp HS hứng thú trực tiếp với đối tượng dạy học gồm nội dụng dạy học (nguồn kích thích bên trong), phương pháp dạy học và phương tiện dạy học (nguồn kích thích bên
ngoài) và đánh giá kết quả dạy học (nguồn kích thích bên ngoài) lại giúp HS hứng thú gián tiếp với đối tượng học tập.
1.4.7. Hứng thú của học sinh trong học tập chương trình hóa hữu cơ
1.4.7.1.Khái niệm
Qua quá trình tìm hiểu về hứng thú đã nêu ở phần trên chúng tôi có thể hiểu hứng thú học tập phần hóa hữu cơ là sự am hiểu của HS về tầm quan trọng của phần hóa hữu cơ nói riêng và môn hóa học nói chung. Đồng thời qua quá trình tìm hiểu, lĩnh hội kiến thức các em cảm thấy sự hấp dẫn, lôi cuốn, thu hút của môn học từ đó sẽ có những hoạt động học tập tích cực để đạt được kết quả học tập tốt nhất cũng như áp dụng những kiến thức đã được học vào cuộc sống hằng ngày.
1.4.7.2. Những yếu tố ảnh hưởng đến hứng thú học chương trình Hóa hữu cơ của HS lớp 11 THPT
Yếu tố thuộc về người học (HS)
- Học sinh lớp 11 đang trong độ tuổi trưởng thành, các em đã hình thành được những ý thức cũng như hiểu biết về các vấn đề trong học tập cũng như cuộc sống. Chính vì vậy hoạt động học của các em có ảnh hưởng rất lớn đến hứng thú học tập. Những yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động học của HS:
- Trình độ nắm vững môn học: là cơ sở cần thiết để phát triển và là điều kiện
khách quan để nuôi dưỡng hứng thú.
- Trình độ nhận thức của HS: khi tìm hiểu, lĩnh hội kiến thức nếu có khả năng
tốt các em sẽ đạt được kết quả học tập tốt tạo hứng thú cho các em đối với môn học.
- Động cơ nhận thức khoa học: giúp HS ham học, say sưa với việc học, đi sâu
nghiên cứu nắm vững và làm chủ tri thức, gợi trí tò mò trong học tập là động lực hình thành hứng thú lâu dài, bền vững cho HS.
- Động cơ cá nhân: (mong muốn được điểm cao, muốn được bạn bè nể phục,