Hứng thú được biểu hiện qua nhiều thuộc tính khác nhau như: xúc cảm, tình cảm, ý chí, thái độ, nhu cầu, năng lực, kiên trì, quan tâm… chứ không phải là một thuộc tính tâm lí riêng lẻ, hứng thú có thể được biểu hiện bên ngoài và biểu hiện bên trong[7],[31],[42]. Trong quá trình dạy học, GV có thể biết được hứng thú của HS thông qua những biểu hiện sau:
+ Biểu hiện qua nét mặt: ánh mắt rạng ngời, thường mở to khi nghe GV giảng bài, nhíu mày trán nhăn lại khi suy nghĩ để giải quyết vấn đề, hay cười, miệng mở rộng ngạc nhiên.
+ Biểu hiện qua giọng nói: lời nói cảm thán, giọng nói hồ hởi, ồ lên khi có một
vấn để hấp dẫn được đưa ra…
+ Biểu hiện qua thái độ, hành động: khoa tay, múa chân, gật gù tán thưởng, thái
độ phấn khích, vui vẻ, hạnh phúc, thất vọng, sau khi hoàn thành buổi học. - Biểu hiện bên trong của HS
+ Biểu hiện ở lớp học: Chú ý lắng nghe bài giảng của GV; hăng hái đưa ra ý kiến
phát biểu; lắng nghe, nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn; đưa ra các câu hỏi còn thắc mắc; suy nghĩ tích cực để giải quyết các bài tập cũng như những tình huống học tập mà GV đưa ra; tích cực tham gia hoạt động nhóm; đạt được kết quả cao trong học tập; tham gia vào các câu lạc bộ có liên quan đến môn học; tham gia các buổi học ngoại khóa; ghi chép bài học đầy đủ…
+ Biểu hiện ở nhà: Thực hiện tốt các nhiệm vụ mà GV giao về nhà; làm bài đầy
đủ; tìm kiếm thêm các tài liệu tham khảo; hỏi thầy cô, bạn bè để nâng cao kiến thức môn học; áp dụng những kiến thức được học để giải thích các hiện tượng thực tiễn trong cuộc sống hằng ngày; ghi chép, hệ thống kiến thức vào một quyển vở riêng…
Từ đó GV có thể dựa vào những biểu hiện này để biết được HS có hứng thú trong học tập không. Qua đó có những điều chỉnh biện pháp thích hợp nhằm nâng cao, đưa HS từ hứng thú tự phát sang hứng thú tự giác.