Mỗi biện pháp có những ưu và nhược điểm riêng nên việc GV lựa chọn biện pháp để truyền đạt nội dung đóng một vai trò quan trọng.
- Mở đầu bài học: GV có thể sử dụng các biện pháp như tình huống, kể chuyện hóa học để dẫn dắt HS vào bài mới. HS tò mò, phấn khích, mong muốn ngay vào bài mới để có thể lĩnh hội kiến thức mới giải quyết các vấn đề GV đặt ra.
- Đồng đẳng, đồng phân, danh pháp: GV cần phải giúp HS nắm rõ định nghĩa về HCHC cũng như CTCT, danh pháp…Tuy nhiên đây cũng không phải là phần khó nên GV có thể cho HS chơi một trò chơi để hệ thống cũng như hiểu rõ hơn về phần định nghĩa…
- Tính chất vật lí: Đây là phần tính chất tương đối đơn giản vì vậy GV có thể sử dụng phương pháp hoạt động độc lập của HS, cho HS tự nghiên cứu SGK hoặc qua các tranh ảnh, hình vẽ thảo luận với nhau để rút ra kiến thức cần lĩnh hội…
- Tính chất hóa học: Đây được xem là phần kiến thức mới, khó và trọng tâm của bài học. HS không thể tự mình nghiên cứu SGK để rút ra những kiến thức nếu không
có sự định hướng của GV. Để giúp HS có thể lĩnh hội kiến thức tốt cũng như không gây trạng thái căng thẳng mệt mỏi trong buổi học và kích thích được hứng thú, tư duy, sáng tạo nắm bắt vấn đề một cách tốt nhất. GV nên vận dụng các biện pháp như PP tình huống; thí nghiệm tạo tình huống….
- Phương pháp điều chế, ứng dụng: Đây là phần kiến thức đơn giản nhưng liên quan đến thực tiễn, có tầm quan trọng đến cuộc sống hằng ngày và trong công nghiệp vì vậy GV khi dạy học phần này nên đưa vào các hình ảnh ứng dụng của các hợp chất hữu cơ để HS có được một cái nhìn khách quan hiểu được lợi ích của những HCHC mà mình được học, gắn kiến thức phổ thông vào thực tế.