Một số yếu tố ảnh hưởng đến công tác xây dựng VHNT

Một phần của tài liệu Một số biện pháp xây dựng văn hóa trường ở các trường THPT huyện Hoằng Hóa, tỉnh Thanh Hóa (Trang 35 - 38)

9. Cấu trúc luận văn

1.5. Một số yếu tố ảnh hưởng đến công tác xây dựng VHNT

Trong đời sống xã hội, con người chịu ảnh hưởng bởi môi trường văn hóa mà trong đó họ sống và hoạt động. Mỗi dân tộc có một nền văn hóa riêng, nó là nhân tố quan trọng tạo nên sức mạnh và bản sắc của dân tộc đó. Đối với trường học, xây dựng VHNT chính là việc xây dựng chuẩn mực, quy định cách xử sự giao tiếp giữa người học với nhau, giữa trò với thầy và ngược lại; là cách học và tiếp thu kiến thức. VHNT còn được thể hiện qua triết lí giáo dục của nhà trường, qua hành vi giao tiếp, cách ăn mặc, cách ứng xử với cảnh quan môi trường... Các yếu tố ảnh hưởng đến công tác xây dựng VHNT ở các trường THPT hiện nay là:

- Việc đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ cho nhu cầu hưởng thụ văn hóa của học sinh một cách thiết thực như thư viện, phòng học, phòng tự học, sân bãi thể thao chưa được quan tâm.

- Việc phát động các phong trào thi đua và các hoạt động xã hội chưa có tính thực chất, chất lượng và hiệu quả xã hội chưa cao, còn chạy theo hình thức, tổ chức phong trào không thiết thực với đời sống học sinh cũng như thực tế ở địa phương.

- Tổ chức các hoạt động thể thao, văn hóa văn nghệ chưa hiệu quả, chưa thu hút được học sinh tham gia, hoạt động của các CLB trong nhà trường còn nghèo nàn, đơn điệu.

- Các trường THPT chưa xây dựng được các quy định về VHNT, đề ra các tiêu chí để đánh giá kết quả rèn luyện cũng như xét kết quả thi đua của từng cán bộ, giáo viên và học sinh trong nhà trường.

- Hiện nay, học sinh THPT thường xuyên sử dụng nhiều từ lóng, tiếng lóng để nói với nhau làm ảnh hưởng tới sự trong sáng của tiếng Việt đồng thời cũng như tạo nên một không khí mang tính chất “chợ búa” ngay tại môi trường giáo dục THPT.

- Về trang phục và cách ăn mặc của học sinh hiện nay vẫn còn một bộ phận học sinh thích thể hiện mình, không mặc đồng phục của lớp, quần áo phải thật khác bạn bè, tóc để quá dài hoặc nhuộm nhiều màu không tự nhiên.

- Vẫn còn một bộ phận học sinh cũng như giáo viên chưa thật sự có ý thức tốt trong quan hệ giao tiếp. Nhiều học sinh còn có thái độ thiếu tôn trọng đối với giáo viên và bài giảng của họ, cũng như thiếu lịch sự và lễ độ trong giao tiếp với giáo viên, nhất là đối với giáo viên trẻ. Một số cán bộ giáo viên thiếu nghiêm túc trong công việc như đến lớp trễ mà không có lý do cũng như không xin lỗi trước lớp, coi chuyện đó là hoàn toàn bình thường, giảng bài khô khan mà thiếu sự chuẩn bị đầu tư, giảng dạy không đúng chuyên môn được đào tạo dẫn đến sự chán học và thái độ thờ ơ của học sinh. Sử dụng công nghệ thông tin giảng dạy giáo án điện tử như một cách thay thế cho viết bảng.

- Vấn đề thái độ ứng xử của học sinh với môi trường và cảnh quan chưa được quan tâm như: tình trạng tự ý hái hoa bẻ cành, chưa có ý thức trong việc giữ gìn và bảo quản tài sản của nhà trường.

- Tình trạng bạo lực học đường còn diễn ra thường xuyên và ngày càng nghiêm trọng.

Kết luận chương 1

VHNT tập trung nhiều đến các giá trị cốt lõi cần thiết cho dạy học và ảnh hưởng đến đời sống tinh thần của GV và HS. Nó liên quan đến mọi đối tác trong trường từ BGH đến GV, HS, cha mẹ HS và CB cộng đồng, đến mọi khía cạnh của nhà trường.

Xây dựng VHNT về bản chất là quá trình tổ chức việc hình thành ở các chủ thể một hệ thống những hiểu biết, những kỹ năng và thái độ đối với việc xây dựng VHNT.

Xây dựng VHNT lành mạnh, hướng tới sự phát triển bền vững thực chất là xây dựng nền nếp, kỷ cương, dân chủ trong mọi hoạt động của nhà trường, xây dựng mối quan hệ tốt đẹp giữa thầy - trò, giữa trò - trò, giữa thầy - thầy (trong đó có các nhà QLGD) theo các chuẩn mực chung của XH và những quy định riêng của ngành GD.

Chương 2

THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ XÂY DỰNG VĂN HÓA NHÀ TRƯỜNG Ở CÁC TRƯỜNG THPT

Một phần của tài liệu Một số biện pháp xây dựng văn hóa trường ở các trường THPT huyện Hoằng Hóa, tỉnh Thanh Hóa (Trang 35 - 38)

w