Điều kiện kinh tế xã hội

Một phần của tài liệu Một số biện pháp xây dựng văn hóa trường ở các trường THPT huyện Hoằng Hóa, tỉnh Thanh Hóa (Trang 38 - 39)

9. Cấu trúc luận văn

2.1.1. Điều kiện kinh tế xã hội

Hoằng Hóa là huyện đồng bằng ven biển của tỉnh Thanh Hóa. Phía đông là biển với 12km chiều dài bờ biển; phía bắc giáp huyện Hậu Lộc; phía tây giáp các huyện Thiệu Hóa, Yên Định, Vĩnh Lộc; phía nam giáp huyện Quảng Xương, thành phố Thanh Hóa và một phần huyện Đông Sơn. Diện tích tự nhiên là 22.458ha. Trong đó, đất nông nghiệp và nuôi trồng thủy sản là 13.923ha, đất lâm nghiệp là 1.113,5 ha, đất chuyên dùng là 2.799,5 ha. Địa hình tự nhiên Hoằng Hóa được chia thành 3 vùng khá rõ: 17 xã, thị trấn bắc sông Tuần và sông Mã là vùng đất thịt thích hợp với cây thâm canh cây lúa nước 2 vụ; 22 xã, thị trấn vùng giữa và phía nam huyện là đất 1 vụ màu; 8 xã, thị trấn vùng biển là đất màu và khai thác hải thủy sản.

Về cư dân: Theo tài liệu khảo cổ, cư dân Hoằng Hóa có từ thế kỷ thứ X trước công nguyên (Di chỉ khảo cổ Quỳ Chữ, Hoằng Quỳ). Dân số năm 1945 là 104.617 người và đến nay (Năm 2009) là 249.594 người. Mật độ dân số là 1.124 người /km2. Con người Hoằng Hóa vốn có truyền thống hiếu học, do vậy mà sự học của con em Hoằng Hóa rất được chú trọng, từ gia đình hiếu học đến dòng họ hiếu học.

Trước đây nền kinh tế của Hoằng Hóa là thuần nông, chủ yếu là sản xuất nông nghiệp, nuôi trồng đánh bắt thủy hải sản, trong nông nghiệp cây lúa giữ vị trí chủ yếu, tỷ trọng giá trị sản xuất nông nghiệp chiếm 85% tổng giá trị

sản xuất. Tiến hành công cuộc đổi mới, đặc biệt là những năm gần đây thực hiện sự nghiệp CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn, kinh tế Hoằng Hóa đã có sự chuyển biến mạnh mẽ cả ở cơ cấu nền kinh tế, tốc độ tăng trưởng, năng suất, sản lượng và hiệu quả sản xuất. Kinh tế liên tục phát triển, tốc độ tăng trưởng kinh tế khá cao và năm sau cao hơn năm trước, năm 1992 tăng 2.76%, năm 2008 tăng 15,2%, năm 2011 tăng 16,8%, năm 2012 tăng 18,2%. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch tích cực đúng hướng, hạ dần tỷ trọng nông nghiệp, tăng tỷ trọng công nghiệp và dịch vụ trong cơ cấu kinh tế chung: năm 1992 cơ cấu kinh tế nông nghiệp chiếm 71,3%, công nghiệp chiếm 14,1%, dịch vụ chiếm 14,6% thì đến năm 2012 cơ cấu kinh tế tương ứng là: Nông - Lâm - Thủy sản chiếm 32%; công nghiệp - Xây dựng chiếm 43,8%; Dịch vụ - Thương mại chiếm 24,2%. Hiện nay trên địa bàn đã và đang hình thành nhiều cụm, điểm, khu công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và các làng nghề như: Cụm công nghiệp - Dịch vụ ven quốc lộ 1A, cụm công nghiệp thị trấn Bút Sơn, khu du lịch sinh thái biển Hải Tiến, điểm công nghiệp Hoằng Đồng, làng nghề Đạt Tài, Hoằng Thịnh, Hoằng Lương...

Một phần của tài liệu Một số biện pháp xây dựng văn hóa trường ở các trường THPT huyện Hoằng Hóa, tỉnh Thanh Hóa (Trang 38 - 39)

w