Quản lý, quản lý nhà trường và quản lý xây dựng VHNT

Một phần của tài liệu Một số biện pháp xây dựng văn hóa trường ở các trường THPT huyện Hoằng Hóa, tỉnh Thanh Hóa (Trang 26 - 29)

9. Cấu trúc luận văn

1.2.3. Quản lý, quản lý nhà trường và quản lý xây dựng VHNT

1.2.3.1. Quản lý

Quản lý (QL) là thuộc tính bất biến, nội tại của mọi quá trình lao động xây dựng, là yếu tố cấu thành sự tồn tại và phát triển của xã hội loài người. Xã hội càng phát triển, QL càng có vai trò quan trọng trong việc điều khiển các hoạt động xã hội. Trong bộ “Tư bản”, K.Max đã nói đến sự cần thiết của QL: “Tất cả mọi lao động xã hội trực tiếp hay lao động chung nào tiến hành trên quy mô tương đối lớn thì ít nhiều cũng cần đến một sự chỉ đạo. Một người độc tấu vĩ cầm tự mình điều khiển lấy mình, còn một dàn nhạc thì cần phải có nhạc trưởng” [3]. Ngày nay, thuật ngữ quản lý đã trở nên phổ biến nhưng chưa có một định nghĩa thống nhất. Các nhà khoa học đưa ra khái niệm QL theo những cách tiếp cận với các góc độ khác nhau.

Theo Harold Koontz, Cyril Odonnel, Heinz Weihrich: “QL là thiết chế và duy trì một môi trường mà trong đó các cá nhân làm việc với nhau trong các nhóm, có thể hoàn thành các nhiệm vụ mà mục tiêu đã định” [44].

Tác giả Nguyễn Minh Đạo viết: “QL là sự tác động liên tục có tổ chức, có định hướng của chủ thể QL (người QL, tổ chức QL) lên khách thể QL (đối tượng QL) về các mặt chính trị, văn hóa, kinh tế bằng một hệ thống các luật lệ, các chính sách, các nguyên tắc, các phương pháp và các

giải pháp cụ thể nhằm tạo ra môi trường và điều kiện cho sự phát triển của đối tượng” [18].

Tác giả Nguyễn Ngọc Quang định nghĩa: “QL là tác động có mục đích, có kế hoạch của chủ thể quản lý đến tập thể những người lao động (nói chung là khách thể QL) nhằm thực hiện những mục tiêu dự kiến” [44].

Tác giả Trần Quốc Thành cho rằng: “QL là sự tác động có ý thức của quản lý để chỉ huy, điều khiển hướng dẫn các quá trình xã hội, hành vi và hoạt động của con người nhằm đạt tới mục đích, đúng với ý chí nhà QL phù hợp với quy luật khách quan” [50].

Xét nội hàm của khái niệm QL của tác giả vừa nêu trên, chúng ta thấy rằng QL bao giờ cũng là một tác động hướng đích có mục tiêu xác định; QL có sự tác động của chủ thể QL, có sự chịu tác động và thực hiện của khách thể QL; là sự tác động mang tính chủ quan nhưng phải phù hợp với quy luật khách quan. QL bao giờ cũng là QL con người. Nói cách khác, đối tượng của khoa học quản lý là các quan hệ QL, tức là quan hệ giữa người với người trong QL.

Như vậy theo chúng tôi, “QL là quá trình tác động có tổ chức, có hướng đích của chủ thể QL với đối tượng QL nhằm đạt mục tiêu của tổ chức, phù hợp với quy luật khách quan”. QL được cấu thành từ 6 yếu tố: 4 chức năng, thông tin QL và quyết định QL.

1.2.3.2. Quản lý nhà trường

Nhà trường là một thể chế xã hội trong đó diễn ra quá trình đào tạo, giáo dục với sự hoạt động tương tác của hai nhân tố: Thầy - trò. Trường học là tổ chức giáo dục cơ sở, nơi trực tiếp làm công tác giáo dục và đào tạo học sinh. Nó là tế bào cơ sở, chủ chốt của bất cứ hệ thống giáo dục ở cấp nào.

Theo tác giả Phạm Minh Hạc thì: “Quản lý nhà trường là thực hiện đường lối giáo dục của Đảng trong phạm vi và trách nhiệm của mình, tức là

đưa nhà trường vận hành theo QLGD, mục tiêu đào tạo với ngành giáo dục, với thế hệ trẻ và với từng học sinh” [23].

Như vậy QL nhà trường về bản chất là quản lý con người tập thể (tập thể cán bộ, giáo viên và học sinh). Do đó, có thể khẳng định: QL nhà trường là hệ thống những tác động có mục đích, có kế hoạch, hợp quy luật của chủ thể QL nhà trường đến khách thể QL nhà trường (giáo viên, nhân viên, học sinh) nhằm làm cho các hoạt động giáo dục và dạy học của nhà trường đạt tới mục đích giáo dục, ngày càng phát triển bền vững.

1.2.3.3. Qu n lý xây d ng VHNTả

Có thể nói quản lý xây dựng VHNT là yếu tố rất quan trọng để rèn luyện nhân cách và giáo dục thế hệ trẻ - những chủ nhân tương lai của đất nước trở thành những con người sống có hoài bão, có lý tưởng tốt đẹp, có nhân cách tốt, có đủ tri thức để trở thành những công dân tốt, đóng góp vào sự nghiệp xây dựng đất nước. Vì vậy vấn đề quản lý xây dựng VHNT phải được coi là có tính sống còn, tính cấp bách và thiết thực đối với từng nhà trường, vì nếu học đường mà thiếu văn hóa thì không thể làm tốt được chức năng chuyển tải những giá trị kiến thức và nhân văn cho thế hệ trẻ.

Quản lý xây dựng VHNT chính là việc bắt đầu từ các cấp quản lý ngành, lãnh đạo các trường đề ra chủ trương, kế hoạch triển khai, có kiểm tra, nhắc nhớ, đánh giá…Sau đó, đội ngũ nhà giáo cần coi giáo dục văn hóa là nhân tố quan trọng, từ đó chú trọng hình thành và phát triển nhân cách văn hóa cho học sinh. Bên cạnh đó, mỗi nhà trường cần có hệ giá trị làm chuẩn mực để mọi thành viên đồng thuận, lấy đó là mục tiêu phấn đấu, thước đo thành quả của bản thân, của lớp, của trường, đặc biệt về mặt đạo đức xã hội, giá trị nhân cách, điều mà chúng ta gọi là “dạy người” bên cạnh “dạy chữ, dạy nghề”.

Không chỉ thấy được giá trị, vai trò của quản lý xây dựng VHNT mà bộ máy quản lý, lãnh đạo của mỗi nhà trường phải có tầm nhìn, xác định được những giá trị cao cả mà mỗi nhà trường phải vươn tới. Văn hóa nhà trường chỉ được hình thành khi các thành viên trong mỗi nhà trường đều đồng loạt tư duy và hành động thống nhất. Việc lựa chọn những nội dung và hình thức giáo dục trong mỗi nhà trường trong giai đoạn hiện nay cũng rất quan trọng để quản lý xây dựng nhà trường đạt chuẩn mực văn hóa.

Một phần của tài liệu Một số biện pháp xây dựng văn hóa trường ở các trường THPT huyện Hoằng Hóa, tỉnh Thanh Hóa (Trang 26 - 29)

w