9. Cấu trúc luận văn
2.3. Thực trạng công tác quản lý xây dựng VHNT ở các trườngTHPT
Nhận thức rõ tầm quan trọng của công tác quản lý xây dựng VHNT, thực hiện nghiêm túc chương trình và kế hoạch hoạt động của Sở GD&ĐT tỉnh Thanh Hóa. Trong những năm qua, các trường THPT huyện Hoằng Hóa, tỉnh Thanh Hóa đã tiến hành các nhiệm vụ tiến tới xây dựng VHNT, nhà giáo mẫu mực, học sinh chăm ngoan, học giỏi. Đẩy mạnh phong trào thi đua “Dạy tốt, học tốt”, đổi mới phương pháp dạy học, nâng cao hiệu quả giáo dục toàn diện; thực hiện CVĐ “Dân chủ, kỷ cương - Tình thương - trách nhiệm”; triển khai CVĐ “Nói không với tiêu cực trong thi cử và bệnh thành tích trong giáo dục” trong nhà trường, xây dựng môi trường thân thiện, học sinh hoạt động tích cực.
Nhờ có những cố gắng vươn lên của các trường THPT, đồng thời có sự quan tâm chỉ đạo sát sao của Ban giám hiệu, sự phối kết hợp chặt chẽ giữa các lực lượng giáo dục xã hội. Trong nhiều năm qua, đặc biệt là từ năm học 2009 đến nay công tác quản lý xây dựng VHNT đã có sự chuyển biến rõ rệt cả về chất lượng và nội dung, đặc biệt rõ nét nhất trong giáo dục toàn diện cho HS.
- Đối với HS: Các trường THPT đã phát động, triển khai các phong trào thi tìm hiểu môi trường xung quanh, nhằm nâng cao thói quen lễ giáo cho HS trong nhà trường. Tổ chức các cuộc thi “Học sinh thanh lịch” nhằm giáo dục nhận thức thẩm mỹ và ứng xử trong cuộc sống. Các hoạt động này tạo ra những sân chơi bổ ích, sinh hoạt văn hóa lành mạnh nhằm phát triển con người toàn diện. Thông qua các hoạt động này, mối quan hệ giữa GV&HS được cải thiện, kỷ cương trật tự nhà trường được xây dựng, củng cố. Sự nhận thức trong các em HS về thói quen lễ giáo có sự biến chuyển tốt. Đa số các em đều biết cư xử đúng mực trong giao tiếp với thầy cô và bạn bè. Có thói quen giữ gìn vệ sinh thân thể, vệ sinh ăn uống, vệ sinh môi trường, biết yêu
thương kính trọng ông, bà, bố mẹ, thầy cô giáo và những người gần gũi, biết vâng lời, biết tự nhận lỗi khi mắc lỗi.
Trong công tác quản lý xây dựng VHNT, các trường THPT huyện Hoằng Hóa, tỉnh Thanh Hóa luôn xác định mục tiêu tổ chức giáo dục thể chất, giáo dục thẩm mỹ với các nhiệm vụ trọng tâm. Dạy đủ, đúng chương trình môn giáo dục thể chất và thẩm mỹ - hình thành và phát triển khả năng cảm nhận vẻ đẹp trong cuộc sống và nghệ thuật. Bộc lộ cảm xúc phù hợp trước vẻ đẹp của các sự vật, hiện tượng xung quanh và các tác phẩm nghệ thuật.
Để thực hiện tốt công tác quản lý xây dựng VHNT, các trường THPT còn chú trọng quan tâm việc chăm sóc sức khỏe cho HS, đảm bảo đủ nước uống sạch, hệ thống chiếu sáng học đường hợp lý. Để thực hiện tốt nhiệm vụ này, các nhà trường luôn đề cao các biện pháp như phối kết hợp với Trung tâm y tế huyện tổ chức cho 100% học sinh được chăm sóc sức khỏe ban đầu.
Các trường THPT đã tích cực đẩy mạnh các hoạt động Thể dục - Thể thao, phong trào văn nghệ, hoạt động xã hội của ngành, địa phương. Trong năm học, các trường luôn tổ chức sinh hoạt tập thể nhân các ngày lễ lớn,..
Đối với GV: Thực hiện công tác xây dựng VHNT, chi bộ, Ban giám hiệu trường tiến hành việc tăng cường giáo dục đạo đức, chính trị, tư tưởng. Tổ chức học tập tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh cán bộ, GS và HS kết hợp với phong trào xây dựng “Nhà trường văn hóa - Nhà giáo - HS chăm ngoan”. Quá trình thực hiện nhiệm vụ xây dựng VHNT được tiến hành theo cách xây dựng và triển khai kế hoạch hoạt động thông qua các khâu: GV đóng góp ý kiến xây dựng kế hoạch, Ban giám hiệu có biện pháp quản lý chỉ đạo hoạt động, Ban chấp hành công đoàn xây dựng khối đoàn kết nội bộ…
Trong công tác quản lý xây dựng VHNT ở các trường THPT huyện Hoằng Hóa, tỉnh Thanh Hóa vẫn còn bộc lộ một số tồn tại như: Trong nghề
nghiệp, khả năng sư phạm, phương pháp dạy học chưa thực sự đáp ứng được với yêu cầu đổi mới dạy học đẫn đến việc đánh giá học sinh chưa đúng mức, chưa thực sự làm cho phụ huynh học sinh khâm phục về khả năng chuyên môn, khả năng thu hút HS còn hạn chế. Lối sống giao tiếp và trang phục đôi lúc chưa chuẩn mực, có thể do nhận thức hoặc cẩu thả trong trong cách ăn mặc dẫn đến những hạn chế trong việc hướng dẫn HS ăn mặc, ứng xử giao tiếp có văn hóa. Trong việc tự học, tự bồi dưỡng nâng cao trình độ, một bộ phận nhỏ GV còn chưa tích cực, chưa tự giác để nâng cao trình độ dẫn đến việc thiếu kiến thức chuyên môn và cả kiến thức xã hội để giáo dục và truyền thụ cho HS. Trong việc tham gia các hoạt động XH còn có GV nhận thức hạn chế hoặc vì những toan tính cá nhân đã không tích cực tham gia các hoạt động xã hội hoặc không coi trọng các hoạt động xã hội.
Có thể nói công tác quản lý xây dựng VHNT ở các trường THPT huyện Hoằng Hóa, tỉnh Thanh Hóa trong những năm qua đã đạt được một số kết quả nhất định. Để đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp giáo dục những con người mới, những con người toàn diện có đầy đủ tri thức, văn hóa và để hướng tới xây dựng VHNT đặt ra yêu cầu nhiệm vụ mới cho các nhà trường trong thời gian tới là phải tiếp tục làm tốt công tác quản lý xây dựng VHNT.