Biện pháp, biện pháp xây dựng VHNT

Một phần của tài liệu Một số biện pháp xây dựng văn hóa trường ở các trường THPT huyện Hoằng Hóa, tỉnh Thanh Hóa (Trang 29)

9. Cấu trúc luận văn

1.2.4. Biện pháp, biện pháp xây dựng VHNT

1.2.4.1. Biện pháp

Biện pháp quản lý là những cách thức cụ thể để thực hiện phương pháp quản lý. Vì đối tượng quản lý phức tạp nên đòi hỏi các biện pháp quản lý phải đa dạng, phong phú, linh hoạt phù hợp với đối tượng quản lý. Các biện pháp quản lý có liên quan chặt chẽ với nhau, tạo thành một hệ thống các biện pháp của mỗi phương pháp quản lý nhất định. Các biện pháp này sẽ giúp cho nhà quản lý thực hiện tốt các phương pháp quản lý của mình mang lại hiệu quả hoạt động tối ưu của bộ máy.

1.2.4.2. Biện pháp xây dựng VHNT

Văn hóa chính là các hoạt động của cuộc sống, là lối sống, là trật tự, kỷ cương, là văn minh, thanh lịch, hiện đại, cho nên muốn phát triển VHNT chúng ta phải có biện pháp xây dựng VHNT như:

- Nghiên cứu, tìm hiểu về các nội dung của VHNT để thực hành VHNT cho phù hợp, linh hoạt, tránh thụ động hoặc cứng nhắc, lấy tiêu chí hiệu quả làm chính.

- Nghiên cứu, tìm hiểu, học tập nâng cao trình độ hiểu biết về hệ thống pháp lý của nhà nước và nhà trường. Thực hiện nếp sống văn minh, sư phạm (Quy chế Văn hóa công sở tại các cơ quan hành chính nhà nước, Quy

định về đạo đức nhà giáo, Quy ước về thực hiện nếp sống văn minh ở Trường THPT …).

- Rèn luyện kỹ năng văn hóa ứng xử trong nhà trường. Trong môi trường tự nhiên và xã hội hiện nay có sự biến động nhanh chóng, mỗi CBQL, GV và học sinh phải hình thành và rèn luyện cho mình khả năng điều chỉnh phản ứng của bản thân cho phù hợp với sự phát triển của nền văn hóa đa dạng và phong phú nói chung.

- Xây dựng và bảo vệ môi trường sư phạm. Thực hiện nếp sống văn minh nơi công sở theo “Quy chế Văn hóa công sở tại các cơ quan hành chính nhà nước” của Thủ tướng Chính phủ. Xây dựng nâng cao phẩm chất, đạo đức nghề nghiệp, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ của đội ngũ nhà giáo và CBQL theo “Quy định về đạo đức nhà giáo” của Bộ GD&ĐT.

Biện pháp xây dựng VHNT chính là tham gia vào việc tổ chức và điều chỉnh các hoạt động nhà trường. Xây dựng VHNT có mối liên hệ hữu cơ, tác động tích cực đến sự phát triển và vị thế của nhà trường. Vì vây, xây dựng VHNT là xây dựng phong cách ứng xử chuẩn mực của CBQL, giáo viên và học sinh trong hoạt động nhà trường, hướng tới mục tiêu xây dựng đội ngũ CBQL, giáo viên có phẩm chất đạo đức tốt, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao là nhiệm vụ trọng tâm của mỗi nhà trường trong sự nghiệp CNH, HĐH và hội nhập quốc tế.

1.3. Một số vấn đề về trường THPT

1.3.1. Mục tiêu, nội dung

Trường THPT là một bậc học thuộc hệ thống giáo dục quốc dân, là một cơ sở giáo dục phổ thông trong hệ thống trường Trung học. Hệ thống trường Trung học gồm: Trường trung học và các trường Trung học chuyên biệt. Trường trung học được tổ chức theo các loại hình công lập, bán công, dân lập, tư thục.

Mục tiêu của giáo dục phổ thông được ghi ở khoản 1 điều 27 Luật Giáo dục: “Mục tiêu của giáo dục phổ thông là giúp học sinh phát triển toàn diện về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mỹ và các kỹ năng cơ bản, phát triển năng lực cá nhân, tính năng động và sáng tạo, hình thành nhân cách con người Việt Nam xã hội chủ nghĩa, xây dựng tư cách và trách nhiệm công dân; chuẩn bị cho học sinh tiếp tục học lên hoặc đi vào cuộc sống lao động, tham gia xây dựng và bảo vệ Tổ quốc”.

Giáo dục THPT nhằm giúp học sinh củng cố phát triển những kết quả của giáo dục trung học cơ sở, hoàn thiện học vấn phổ thông và có những hiểu biết thông thường về kỷ luật và hướng nghiệp, có điều kiện phát huy năng lực cá nhân để lựa chọn hướng phát triển, tiếp tục học Đại học, Cao đẳng, Trung học chuyên nghiệp, học nghề đi vào cuộc sống lao động.

Để đạt được mục tiêu thì chất lượng hoạt động của nhà trường là một nhân tố rất quan trọng. Chất lượng hoạt động của nhà trường bao gồm: chất lượng của quá trình dạy và học - giáo dục; chất lượng đội ngũ giáo viên; chất lượng của công tác quản lý; truyền thống và bầu không khí văn hóa trong nhà trường; mối quan hệ giữa gia đình, nhà trường và xã hội.

1.3.2. Đặc điểm học sinh

Học sinh THPT luôn đòi hỏi cao về tính năng động, tính độc lập, găn liền với xu hướng học tập lên cao hay chọn nghề, vào đời...Đồng thời cũng đòi hỏi muốn nắm bắt được những chương trình học một cách sâu sắc. Học sinh ở tuổi này trưởng thành hơn, sở hữu nhiều kinh nghiệm sống hơn, các em ý thức được vị trí, vai trò của mình. Do vậy, thái độ có ý thức của các em trong học tập ngày càng được phát triển. Thái độ của các em đối với các môn học trở nên có lựa chọn hơn, tính phân tích hóa trong hoạt động học tập thể hiện rõ hơn, cao hơn, do xu hướng chọn nghề, vào đời chi phối. Ở các em đã hình thành những hứng thú học tập găn liền với khuynh hướng nghề nghiệp.

Cuối bậc THPT, các em đã xác định được cho mình một hứng thú ổn định đối với môn học nào đó, hoặc một lĩnh vực tri thức nhất định. Hứng thú này thường liên quan đến việc chọn nghề nhất định của học sinh. Hơn nữa, hứng thú nhận thức ở tuổi học sinh THPT mang tính chất rộng rãi, sâu và bền vững hơn học sinh THCS.

Tuy vậy, thái độ học tập ở nhiều em còn có nhược điểm là một mặt, các em rất tích cực học một số môn mà các em cho là quan trọng đối với nghề mình chọn, mặt khác các em lại xao nhãng các môn học khác hoặc chỉ học để đạt được điểm trung bình (học lệch). Do đó, giáo viên cần giúp học sinh hiểu được ý nghĩa và chức năng giáo dục cơ bản, toàn diện, tạo nền tảng vững chắc hình thành nhân sinh quan, thế giới quan khoa học của con người cho các em trong bậc học phổ thông

1.3.3. Đặc điểm giáo viên

Nền giáo dục tốt sẽ giải quyết được những thách thức do các vấn đề của thời đại đem lại như: mối quan hệ giữa lâu dài và trước mắt, giữa toàn cầu và địa phương, giữa truyền thống và hiện đại, giữa toàn cầu và cá thể, giữa cạnh tranh và bình đẳng cơ hội, giữa khối lượng tri thức ngày càng tăng và khả năng nhận thức của con người có hạn, giữa tinh thần và vật chất.

Nền giáo dục tốt sẽ đào tạo được nguồn nhân lực có chất lượng cao, đáp ứng được nhu cầu thị trường sức lao động đầy biến đổi trong xã hội hiện đại.

Như vậy, để có một nền giáo dục tốt thì việc xây dựng đội ngũ giáo viên chất lượng cao là một yêu cầu tất yếu và là khâu đột phá có tính chất quyết định cho việc nâng cao chất lượng giáo dục - đào tạo hiện nay. Với vai trò quan trọng như vậy, những yêu cầu đối với nhà giáo được đưa ra trong giai đoạn hiện nay là:

- Nhà giáo phải có phẩm, chất đạo đức, tư tưởng tốt

- Đạt trình độ chuẩn được đào tạo về chuyên môn nghiệp vụ. - Đủ sức khoẻ theo yêu cầu nghề nghiệp

- Lý lịch bản thân rõ ràng.

Với những yêu cầu trên, nhiệm vụ của nhà giáo trong giai đoạn hiện nay là:

- Giáo dục, giảng dạy theo mục tiêu, nguyên tắc thực hiện, ý thức giáo dục đầy đủ và có chất lượng chương trình giáo dục.

- Gương mẫu thực hiện nghĩa vụ công dân, các qui định của pháp luật và điều lệ nhà trường.

- Giữ gìn phẩm chất, uy tín, danh dự của nhà giáo; tôn trọng nhân cách người học, đối xử công bằng với người học, bảo vệ các quyền lợi chính đáng của người học.

- Không ngừng học tập, rèn luyện để nâng cao phẩm chất đạo đức, trình độ chính trị, chuyên môn, nghiệp vụ, đổi mới phương pháp giảng dạy, nêu gương tốt cho người học.

Vai trò của giáo viên rất quan trọng trong xây dựng VHNT. Chức năng, nhiệm vụ của giáo viên không chỉ dừng lại ở truyền thụ kiến thức, kỹ năng mà quan trọng hơn cả là chức năng “trồng nhân”. Đặc biệt đối với giáo viên chủ nhiệm trong việc xây dựng văn hóa lớp học, trường học.

1.4. Một số vấn đề về xây dựng VHNT ở trường THPT

Văn hóa nhà trường là một bộ phận của văn hóa ứng xử chung của người Việt Nam, bao gồm các phép ứng xử giữa cá nhân (hoặc nhóm người) với môi trường tự nhiên, môi trường sư phạm và với chính bản thân mỗi cá nhân (hoặc nhóm), trong khuôn khổ quy định của pháp luật và các chuẩn mực đạo đức, chuẩn mực xã hội. VHNT được thể hiện chủ yếu ở bộ mặt công sở và cung cách ứng xử của cán bộ, giáo viên và học sinh. Chức năng của VHNT chính là việc tham gia vào tổ chức và điều chỉnh các hoạt động nhà trường và chức năng giao tiếp. VHNT có mối liên hệ hữu cơ, tác động tích cực đến sự phát triển và vị thế của nhà trường. Vì vậy, xây dựng VHNT ở các trường

THPT vừa là mục tiêu, vừa là động lực của sự phát triển của mỗi nhà trường. Tuy nhiên, thực tế hiện nay ở các trường THPT vẫn còn tồn tại những hành vi ứng xử, lời nói, phong cách giao tiếp chưa đúng mực, chưa văn hóa. Các hiện tượng nói xấu nhau giữa học sinh, dối trá, nói tục, chửi thề, cãi vã với cha mẹ, người trên, vô lễ với thầy cô giáo, xả rác bừa bãi, phá hoại môi trường, tiêu pha lãng phí, trộm cắp, đánh nhau, coi thường pháp luật... diễn ra ngày càng nhiều trong các nhà trường. Có thể nói, bộ phận học sinh, có những biểu hiện thiếu văn hóa ngày càng tăng dần. Xây dựng VHNT là động lực thúc đẩy sự phát triển của nhà trường, làm cho học sinh nhận thức được nhà trường, nơi mình học tập trở thành nơi phấn đấu, rèn luyện; nơi phụ huynh luôn yên tâm về một môi trường đào tạo vừa hồng vừa chuyên, loại bỏ dần những hiện tượng vô văn hóa, xây dựng hệ giá trị riêng làm chuẩn mực góp phần thúc đẩy sự phát triển cho toàn ngành giáo dục.

Môi trường giáo dục phải xây dựng thật trong lành, văn hóa. Văn hóa thể hiện ở giáo viên, học sinh, qua hành động, cử chỉ, ngôn ngữ giao tiếp hàng ngày. Môi trường xung quanh học đường là ý thức của giáo viên và học sinh. Giáo viên phải là tấm gương tốt cho học sinh noi theo, phải xây dựng mối quan hệ tốt giữa thầy và trò một cách đúng mực, nghiêm túc, thân mật, giản dị và chân thành. Giáo viên phải xác định đúng vai trò, nghĩa vụ và trách nhiệm đối với việc dạy chữ và dạy người, có ý thức trau dồi chuyên môn, làm cho học sinh thấy được cái hay, cái đẹp trong kiến thức được lĩnh hội, truyền cho các em niềm say mê về nghề nghiệp, phát huy tính tích cực, tự giác làm cho các em trân trọng, yêu quý nghề của mình lựa chọn. Nhà trường phải phát động những phong trào thi đua, văn hóa văn nghệ, hoạt động ngoại khóa, biến mỗi mái trường trở thành ngôi trường thân thiện, mỗi học sinh trở thành người học tích cực. Xây dựng VHNT ở trường THPT là xây dựng trường học lành mạnh, đảm bảo chất lượng giảng dạy và học tập.

1.5. Một số yếu tố ảnh hưởng đến công tác xây dựng VHNT

Trong đời sống xã hội, con người chịu ảnh hưởng bởi môi trường văn hóa mà trong đó họ sống và hoạt động. Mỗi dân tộc có một nền văn hóa riêng, nó là nhân tố quan trọng tạo nên sức mạnh và bản sắc của dân tộc đó. Đối với trường học, xây dựng VHNT chính là việc xây dựng chuẩn mực, quy định cách xử sự giao tiếp giữa người học với nhau, giữa trò với thầy và ngược lại; là cách học và tiếp thu kiến thức. VHNT còn được thể hiện qua triết lí giáo dục của nhà trường, qua hành vi giao tiếp, cách ăn mặc, cách ứng xử với cảnh quan môi trường... Các yếu tố ảnh hưởng đến công tác xây dựng VHNT ở các trường THPT hiện nay là:

- Việc đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ cho nhu cầu hưởng thụ văn hóa của học sinh một cách thiết thực như thư viện, phòng học, phòng tự học, sân bãi thể thao chưa được quan tâm.

- Việc phát động các phong trào thi đua và các hoạt động xã hội chưa có tính thực chất, chất lượng và hiệu quả xã hội chưa cao, còn chạy theo hình thức, tổ chức phong trào không thiết thực với đời sống học sinh cũng như thực tế ở địa phương.

- Tổ chức các hoạt động thể thao, văn hóa văn nghệ chưa hiệu quả, chưa thu hút được học sinh tham gia, hoạt động của các CLB trong nhà trường còn nghèo nàn, đơn điệu.

- Các trường THPT chưa xây dựng được các quy định về VHNT, đề ra các tiêu chí để đánh giá kết quả rèn luyện cũng như xét kết quả thi đua của từng cán bộ, giáo viên và học sinh trong nhà trường.

- Hiện nay, học sinh THPT thường xuyên sử dụng nhiều từ lóng, tiếng lóng để nói với nhau làm ảnh hưởng tới sự trong sáng của tiếng Việt đồng thời cũng như tạo nên một không khí mang tính chất “chợ búa” ngay tại môi trường giáo dục THPT.

- Về trang phục và cách ăn mặc của học sinh hiện nay vẫn còn một bộ phận học sinh thích thể hiện mình, không mặc đồng phục của lớp, quần áo phải thật khác bạn bè, tóc để quá dài hoặc nhuộm nhiều màu không tự nhiên.

- Vẫn còn một bộ phận học sinh cũng như giáo viên chưa thật sự có ý thức tốt trong quan hệ giao tiếp. Nhiều học sinh còn có thái độ thiếu tôn trọng đối với giáo viên và bài giảng của họ, cũng như thiếu lịch sự và lễ độ trong giao tiếp với giáo viên, nhất là đối với giáo viên trẻ. Một số cán bộ giáo viên thiếu nghiêm túc trong công việc như đến lớp trễ mà không có lý do cũng như không xin lỗi trước lớp, coi chuyện đó là hoàn toàn bình thường, giảng bài khô khan mà thiếu sự chuẩn bị đầu tư, giảng dạy không đúng chuyên môn được đào tạo dẫn đến sự chán học và thái độ thờ ơ của học sinh. Sử dụng công nghệ thông tin giảng dạy giáo án điện tử như một cách thay thế cho viết bảng.

- Vấn đề thái độ ứng xử của học sinh với môi trường và cảnh quan chưa được quan tâm như: tình trạng tự ý hái hoa bẻ cành, chưa có ý thức trong việc giữ gìn và bảo quản tài sản của nhà trường.

- Tình trạng bạo lực học đường còn diễn ra thường xuyên và ngày càng nghiêm trọng.

Kết luận chương 1

VHNT tập trung nhiều đến các giá trị cốt lõi cần thiết cho dạy học và ảnh hưởng đến đời sống tinh thần của GV và HS. Nó liên quan đến mọi đối tác trong trường từ BGH đến GV, HS, cha mẹ HS và CB cộng đồng, đến mọi khía cạnh của nhà trường.

Xây dựng VHNT về bản chất là quá trình tổ chức việc hình thành ở các chủ thể một hệ thống những hiểu biết, những kỹ năng và thái độ đối với việc xây dựng VHNT.

Xây dựng VHNT lành mạnh, hướng tới sự phát triển bền vững thực chất là xây dựng nền nếp, kỷ cương, dân chủ trong mọi hoạt động của nhà trường, xây dựng mối quan hệ tốt đẹp giữa thầy - trò, giữa trò - trò, giữa thầy - thầy (trong đó có các nhà QLGD) theo các chuẩn mực chung của XH và những quy định riêng của ngành GD.

Chương 2

THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ XÂY DỰNG VĂN HÓA NHÀ TRƯỜNG Ở CÁC TRƯỜNG THPT

HUYỆN HOẰNG HÓA, TỈNH THANH HÓA

2.1. Khái quát điều kiện kinh tế - xã hội, văn hóa- giáo dục ở huyện Hoằng Hóa

Một phần của tài liệu Một số biện pháp xây dựng văn hóa trường ở các trường THPT huyện Hoằng Hóa, tỉnh Thanh Hóa (Trang 29)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(104 trang)
w