Phối kết hợp với các lực lượng giáo dục địa phương và gia đình

Một phần của tài liệu Một số biện pháp xây dựng văn hóa trường ở các trường THPT huyện Hoằng Hóa, tỉnh Thanh Hóa (Trang 76 - 79)

9. Cấu trúc luận văn

3.2.7. Phối kết hợp với các lực lượng giáo dục địa phương và gia đình

3.2.7.1. Mục đích

- Huy động các nguồn lực trong và ngoài trường vào công tác xây dựng VHNT.

- Tạo mối quan hệ tốt với các cá nhân và tập thể trong và ngoài nhà trường.

3.2.7.2. Nội dung

- Tổ chức họp bàn biện pháp, cơ chế phối hợp với các tổ chức trong và ngoài trường.

- Lập kế hoạch phối hợp với gia đình HS.

- Tổ chức thực hiện giao nhiệm vụ cho từng thành viên trong nhà trường cho phù hợp với khả năng và năng lực của từng người.

- Tổ chức thực hiện kết hợp và điều chỉnh phương pháp, phương tiện, thời gian thực hiện cho phù hợp với đặc điểm tình hình HS cũng như ở trong và ngoài trường trong từng giai đoạn.

3.2.7.3. Cách thức thực hiện

- Đề xuất họp bàn biện pháp, tạo cơ chế phối hợp giữa các lực lượng trong và ngoài trường (BGH, Hội cha mẹ HS, Đoàn TNCSHCM, tổ bộ môn, gia đình, xã hội).

- Làm rõ trách nhiệm của các lực lượng liên quan đến công tác xây dựng VHNT và cơ chế phối hợp.

- Định kỳ mỗi học kỳ một lần tổng kết và thông báo kết quả học tập và rèn luyện của HS cho gia đình HS được biết.

- Tăng cường mối liên hệ gia đình và nhà trường. - Tổ chức các hội thảo, hội nghị chuyên đề GD.

3.2.7.4. Điều kiện thực hiện

- Có mối quan hệ tốt với lực lượng trong và ngoài nhà trường. - Có đủ nguồn lực cho việc thực hiện các nội dung phối kết hợp.

3.2.8. Tổ chức phong trào thi đua xây dựng “nếp sống văn minh” giữa các lớp, các khối và trong toàn trường

3.2.8.1. Mục đích

- Triển khai tổ chức thực hiện có hiệu quả kế hoạch xây dựng VHNT để đạt mục tiêu và chỉ tiêu đã được đề ra.

- Tăng cường các hoạt động chuẩn bị tốt tinh thần học tập, tích cực hưởng ứng các hình thức và phương pháp dạy học phát huy vai trò chủ thể của GV và HS. Phát huy các đề xuất của HS về các hình thức tổ chức, các cách tổ chức thi đua phù hợp với HS.

- Thi đua hình thành và phát triển phong trào rèn luyện nề nếp có VH trong học tập.

3.2.8.2. Nội dung thực hiện

- Thi đua giữa các lớp HS về thực hiện tốt nội quy giờ học thể hiện ở tỉ lệ HS thực hiện tốt trên tổng số.

- Thi đua giữa các lớp HS về tính tích cực hưởng ứng các hình thức và phương pháp dạy học phát huy vai trò chủ thể hoạt động học của GV, có những biểu hiện cộng tác chủ động với GV và các HS khác. Trong học tập, đề xuất những giải pháp nhằm nâng cao chất lượng học tập.

- Thực hiện có chất lượng cao các bài thi và kiểm tra kết thúc học trình, học phần do GV yêu cầu theo chương trình môn học mà không có hiện tượng quay cóp, gian lận trong kiểm tra, thi cử.

- Tích cực lên án và đề xuất các hình thức xử lý phù hợp đối với những biểu hiện vi phạm quy chế thi cử, nội quy học tập.

3.2.8.3. Cách thức thực hiện

- Phát động phong trào thi đua và phổ biến cụ thể mục tiêu, nội dung, hình thức thi đua kết hợp với khen thưởng phù hợp với từng lớp HS trong khối lớp đang thực hiện chương trình học.

- Giáo viên giảng dạy ở các lớp kết hợp với BCH liên chi đoàn các lớp, BCH Đoàn trường, có kế hoạch theo dõi và giám sát cụ thể để kích thích tinh thần thi đua tích cực ở các HS, tập thể HS các lớp đồng thời qua đó có những nhận định chính xác về kết quả đạt được ở các em làm cơ sở để đánh giá đúng thực tế công tác thi đua của HS so với các yêu cầu đề ra.

3.2.8.4. Điều kiện thực hiện

- GV cần tăng cường đổi mới về phương pháp cũng như hình thức dạy học để kích thích tính tích cực học tập, thi đua của HS.

- Cần xây dựng chuẩn đánh giá, các tiêu chí đánh giá cụ thể sát với các nội dung, thiết lập thang điểm phù hợp cho từng phần nội dung thi đua gắn với các tiêu chí đề ra và thông báo cụ thể tới các HS trong khối.

- Các GV trong tổ trực tiếp giảng dạy cần tiến hành phối hợp đồng bộ, đều tay với đồng nghiệp và các lực lượng cùng tham gia.

- HS phải có hứng thú và nhu cầu tham gia tích cực, biết khắc phục khó khăn trong học tập để nâng cao chất lượng học tập bộ môn trong điều kiện hiện có.

- HS phải ý thức rõ về việc thực hiện mục tiêu thi đua, thấy được ý nghĩa cá nhân và ý nghĩa xã hội của việc thực hiện có hiệu quả chương trình thi đua

giữa các lớp trong khối. Ngay từ đầu năm học, kế hoạch đã phải được dự kiến thực hiện trong kế hoạch đào tạo nói chung của trường, của tổ bộ môn.

Một phần của tài liệu Một số biện pháp xây dựng văn hóa trường ở các trường THPT huyện Hoằng Hóa, tỉnh Thanh Hóa (Trang 76 - 79)

w