9. Cấu trúc luận văn
3.4. Khảo sát mức độ cần thiết và tính khả thi của những biện pháp xây
tỉnh Thanh Hóa
3.4.1. Những vấn đề chung về khảo sát
a, Mục đích khảo sát
Tiến hành khảo sát nhằm khẳng định tính khoa học, tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp đã đề xuất trên cơ sở kết quả của quá trình nghiên cứu lý luận, tìm hiểu thực trạng của công tác xây dựng VHNT ở các trường THPT huyện hoằng hóa, tỉnh Thanh Hóa, đồng thời cũng là sự đúc kết kinh nghiệm của bản thân.
b, Nội dung khảo sát
Nội dung khảo sát gồm 9 biện pháp đã xây dựng và đề xuất, gồm:
1. Tuyên truyền nâng cao nhận thức cho CBQL, GV và HS về công tác xây dựng văn hóa nhà trường.
2. Xây dựng kế hoạch, xác định rõ mục tiêu, nội dung và chương trình xây dựng VHNT.
3. Tăng cường giáo dục chính trị - tư tưởng cho CBQL, GV và HS. 4. Tăng cường quản lý nề nếp dạy học và chất lượng dạy và học, trước hết là ở đội ngũ GV và HS.
5. Đẩy mạnh vai trò của Đoàn Thanh niên, coi đó là lực lượng nòng cốt trong các hoạt động xây dựng VHNT.
6. Xây dựng môi trường cảnh quan văn hóa, khuôn viên xanh - sạch - đẹp kết hợp với tăng cường xây dựng nguồn lực và cơ sở vật chất nhà trường, lớp học.
7. Phối kết hợp với các lực lượng giáo dục địa phương và gia đình. 8. Tổ chức phong trào thi đua xây dựng “nếp sống văn minh” giữa các lớp, các khối và trong toàn bộ nhà trường.
9. Tăng cường công tác kiểm tra, đánh giá và thông tin, truyền thông trong công tác xây dựng VHNT.
c, Đối tượng khảo sát
Tổng số đối tượng khảo sát là 458 người, trong đó - 18 cán bộ quản lý
- 440 giáo viên
d, Đánh giá kết quả khảo sát
Để đánh giá tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp xây dựng VHNT đã đề xuất, kết quả khảo sát được chúng tôi định lượng ý kiến đánh giá bằng cách cho điểm như sau:
Mức độ cần thiết: Rất cần thiết: 3 điểm Cần thiết: 2 điểm; Không cần thiết: 1 điểm Mức độ khả thi: Rất khả thi: 3 điểm Khả thi: 2 điểm Không khả thi: 1 điểm
Cách tính toán: Lấy trung bình cộng điểm số trên khách thể điều tra và lập bảng số.