9. Cấu trúc luận văn
2.2.1. Những vấn đề chung về khảo sát
2.2.1.1. Mục tiêu khảo sát
Khảo sát thực trạng để xác định, đánh giá thực trạng biện pháp xây dựng văn hóa nhà trường ở các trường THPT huyện Hoằng Hóa. Cùng với các kết quả nghiên cứu lý luận, kết quả nghiên cứu thực trạng là cơ sở thực tiễn để đề xuất một số biện pháp xây dựng văn hóa nhà trường ở các trường THPT huyện Hoằng Hóa, tỉnh Thanh Hóa của đề tài.
2.2.1.2. Đối tượng khảo sát
Do hạn chế về phạm vi nghiên cứu, đối tượng và số lượng đối tượng khảo sát của đề tài như sau:
Bảng 2.1. Đối tượng khảo sát
TT Đối tượng Số lượng
1. Cán bộ quản lý 18
2. Giáo viên 445
3. Học sinh 10.449
∑ 10.912
Đề tài đã thực hiện khảo sát với các nội dung sau: 1) Mức độ biểu hiện của hành vi văn hóa vi phạm chuẩn mực và nội dung nhà trường ở người học; 2) Nhận thức của CBQL, GV và HS về vai trò của của xây dựng VHNT; 3) Nhận thức của CBQL về tác động của công tác xây dựng VHNT; 4) Nhận thức của GV về các mối quan hệ giữa các thành viên nhà trường trong công tác xây dựng VHNT; 5) Nhận thức của CBQL, GV và HS về nội dung xây dựng VHNT;
Để tiến hành các nội dung khảo sát trên, chúng tôi đã thiết kế Phiếu khảo sát một số biện pháp xây dựng VHNT ở các trường THPT huyện Hoằng Hóa, tỉnh Thanh Hóa (Phụ lục 1,2).
2.2.1.4. Phương pháp khảo sát
Để thu thập các nội dung thông tin trong các bộ phiếu, chúng tôi đã tiến hành các phương pháp như hướng dẫn trực tiếp các đối tượng khảo sát điền phiếu, tổ chức thảo luận nhóm, trao đổi, phỏng vấn cá nhân để bổ sung, làm rõ các thông tin trong nội dung phiếu,...
2.2.1.5. Đánh giá kết quả khảo sát
Kết quả điểm được tính toán và xử lí bằng toán thống kê. Từ các kết quả định lượng rút ra các nhận xét, kết luận định tính.