Phân tích kết quả khảo sát

Một phần của tài liệu Một số biện pháp xây dựng văn hóa trường ở các trường THPT huyện Hoằng Hóa, tỉnh Thanh Hóa (Trang 42 - 58)

9. Cấu trúc luận văn

2.2.2. Phân tích kết quả khảo sát

2.2.2.1. Mức độ biểu hiện của hành vi văn hóa vi phạm chuẩn mực và nội quy nhà trường (ở người học).

Để thấy được mức độ biểu hiện của các hành vi VH vi phạm chuẩn mực và nội quy nhà trường (ở người học), chúng tôi tiến hành khảo sát gần 10.449 HS các trường THPT Huyện Hoằng Hóa về các biểu hiện hành vi và mức độ nhận thức của họ về VHNT.

Các mức độ được đánh giá bằng điểm số cụ thể như sau: Chuẩn: 3 điểm; Đôi khi: 2 điểm; Thường xuyên: 1 điểm.

Bảng 2.2. Tự đánh giá của người học về mức độ biểu hiện của vi phạm chuẩn mực và nội quy nhà trường

TT Các hành vi

Mức độ biểu hiện của 10.449 HS Thường xuyên Đôi khi Chuẩn

X Thứ bậc Số lượng % Số lượng % Số lượng % 1 Vi phạm kỷ luật (từ phê bình… trở lên) 1.122 10,73 2.774 26,54 6.553 62,71 2,51 13 2 Đã từng sử dụng ma tuý (ít nhất một lần) 0 0,00 170 1,62 10.279 98,37 2,98 1 3 Bị đình chỉ học (tiết, buổi học) 95 0,90 457 4,37 9.897 94,47 2,93 3 4 Bỏ tiết, bỏ buổi học (cả lý thuyết, thực hành, họp) 152 1,45 3.068 29,36 7.229 69,18 2,67 10 5 Quay cóp, sử dụng tài liệu trái phép khi thi, kiểm tra

1.180 11,29 2.983 28,54 6.286 60,15 2,47 14

6 Đi học muộn 1.537 14,70 1.049 10,03 7.863 75,25 2,60 12 7 Không đến thư viện đọc 5.215 49,90 1.978 18,93 3.256 31,16 1,81 7 8 Vi phạm về nội quy

trường, lớp 1.654 15,82 2.366 22,64 6.429 61,52 2,45 15 9 Nói tục, thiếu lễ độ với

GV 258 2,46 985 9,42 9.206 88,10 3,81 7 10 Uống rượu (2 lần/tuần,

nam) 97 9,28 667 63,83 9.685 59,0 2,91 4 11 Hút thuốc lá (hàng ngày,

nam) 196 1,87 1.068 10,22 9.185 87,90 2,86 5 12 Sử dụng Internet chơi

game, phim ảnh xấu 1.636 15,65 3.765 36,03 5.048 48,31 2,32 16 13 Nhờ xin điểm trong các

kỳ thi 622 5,95 963 9,21 8.864 84,83 2,78 8 14 Học thay, làm bài kiểm

15 Ăn mặc không phù hợp,

bị nhắc nhở 734 7,02 2.154 20,61 7.561 72,36 2,65 11 16 Yêu đương nam-nữ

trong trường 174 1,66 2.907 27,82 7.368 70,51 2,68 9

14.689 9,0 27.841 19,0 124.654 72,0 2,71

Nhận xét:

- Một số biểu hiện HS tự đánh giá có tính chất thường xuyên như: Đi học muộn (chiếm 14,7%), không đến thư viện đọc sách (chiếm 49,9%), vi phạm về nội quy trường, lớp (chiếm 15,82%), sử dụng Internet chơi game, xem phim ảnh xấu (chiếm 15,65%), đi học muộn (chiếm 14,7%), quay cop, sử dụng tài liệu trái phép khi thi, kiểm tra (chiếm 11,29%), vi phạm kỷ luật (chiếm 10,73%), uống rượu (2lần/tuần) nam (chiếm 9,27), ăn mặc không phù hợp bị nhắc nhở (chiếm 7,02%); còn các biểu hiện có tính chất thường xuyên vi phạm còn lại chiếm tỷ lệ rất ít, không đáng kể.

- Các biểu hiện “đôi khi vi phạm” chuẩn mực, nội quy nhà trường chiếm tỷ lệ khá cao. Số HS uống rượu (2 lần/tuần) đối với nam (chiếm 63,83%), sử dụng Internet chơi games, phim ảnh xấu (chiếm 36,03%), vi phạm nội quy trường lớp (chiếm 22,64%); bỏ tiết học, bỏ buổi (chiếm 29,36%), yêu đương nam - nữ trong trường (chiếm 27,87%), không đến thư viện đọc sách (chiếm 18,93%). Các biểu hiện còn lại chiếm tỷ lệ không đáng kể.

Như vậy, vẫn còn một tỷ lệ HS tự đánh giá các biểu hiện hành vi VH vi phạm các chuẩn mực XH và nội quy nhà trường có tính chất thường xuyên ở mức khá cao.

Dù chỉ khảo sát về một nhóm đối tượng là người học, và chỉ khảo sát những hành vi VH vi phạm các chuẩn mực XH và nội quy nhà trường song

cũng cho thấy một phần của “phần nổi” của VHNT ở các trường THPT huyện Hoằng Hóa còn nhiều “vấn đề” cần được quan tâm nghiên cứu.

2.2.2.2. Nhận thức của CBQL, GV và HS về vai trò của xây dựng VHNT

Bảng 2.3. Đánh giá mức độ nhận thức của CBQL, GV, HS về vai trò của xây dựng VHNT

Các chủ thể

Vai trò của xây dựng VHNT

Mức độ cần thiết Mức độ thể hiện Rất cần

thiết Cần thiết

Không cần

thiết Tốt Trung bình Chưa tốt SL % SL % SL % SL % SL % SL % Cán bộ quản lý (n=18) 7 38,9 11 61,1 0 0 6 33,3 11 61,1 1 5,6 Giáo viên (n=445) 169 37,9 276 62,1 0 0 104 23,4 296 66,5 45 10,1 Học sinh (n=10.449) 6.596 63,12 3.903 37,3 0 0 2.479 23,7 6.885 65,9 1.085 10,4 6.772 46,6 4.190 53,4 0 0 2.589 26,8 7.192 64,5 1.131 8,70 Nhận xét:

Qua bảng tổng hợp kết quả khảo sát thực trạng nhận thức của CBQL, GV và HS về mức độ cần thiết và thể hiện vai trò của xây dựng VHNT cho thấy: Mặc dù mức độ nhận thức là khác nhau nhưng đa số CBQL, GV & HS đều cho rằng vai trò của VHNT là rất cần và cần. Cụ thể: Số CBQL (chiếm 100%), GV (chiếm 100%), HS (chiếm 100%).

Từ bảng 2.3 cũng cho chúng ta thấy từ nhận thức vai trò quan trọng đến

Mức độ thể hiện còn có một khoảng cách khá xa. Điển hình là Mức độ thể hiện chỉ ở mức độ trung bình (chiếm 61,1% CBQL), (66,5% đối với GV),

(65,9% đối với HS), chưa tốt (chiếm 5,6% CBQL), (10,1% đối với GV), (10,4% đối với HS).

Qua đó, cũng thấy rằng cần có những định hướng rõ ràng trong việc lập kế hoạch và cách thức thực hiện kế hoạch đề ra một cách có hiệu quả của Hiệu trưởng nhà trường.

2.2.2.3. Nhận thức của cán bộ quản lý về tác động của công tác xây dựng văn hóa nhà trường

Bảng 2.4. Mức độ nhận thức của CBQL về tác động của công tác xây dựng VHNT

TT Nội dung Mức độ cần thiết Mức độ thực hiện Rất cần thiết Cần thiết Không cần thiết Tốt Trung bình Chưa tốt N % N % n % N % n % n % 1 Giúp GV nhận thức được giá trị và tầm quan trọng của việc đạt được mục tiêu đổi mới và phương tiện dạy hoc để đạt được các mục tiêu đó.

11 61,1 7 38,9 0 0 4 22,2 14 77,8 0 0

2

Thuyết phục GV hòa đồng lợi ích của bản thân với lợi ích của nhóm và tổ chức. 13 72,2 5 27,8 0 0 3 16,7 14 77,8 1 5,5 3 Kích thích nhu cầu cống hiến xã hội và nhu cầu tự khẳng định của bản thân 12 66,7 4 22,2 2 11,1 7 38,9 9 50,0 2 11,1 4

Thay đổi hoặc mở rộng nhu cầu và mong muốn của GV, HS và gia đình.

5

Tạo niềm tin trong đội ngũ, khuyến khích các quyết định sáng tạo.

3 16,7 14 77,8 1` 5,5 5 27,8 12 66,7 1 5,5

6

Thu thập thông tin, trợ giúp các thành viên tham gia quá trình tự quản của nhà trường.

12 66,7 5 27,8 1 5,5 3 16,7 14 77,8 1 5,5

7

Hâm nóng bầu không khí chung bằng nụ cười,câu chào hỏi cởi mở làm cho mọi người cảm thấy hạnh phúc khi được làm việc trong nhà trường.

14 77,8 3 16,7 1 5,5 2 11,1 15 83,4 1 5,5

68 54,0 53 42,1 5 3,90 28 22,2 91 72,3 7 5,5

Nhận xét:

Qua bảng 2.4. tổng hợp kết quả khảo sát về mức độ nhận thức của CBQL về công tác xây dựng VHNT ở các trường THPT huyện Hoằng Hóa cho thấy:

- Đa số CBQL đều đánh giá cao mức độ rất cần thiết phải xây dựng VHNT. - Trong nội dung: Hâm nóng bầu không khí chung bằng nụ cười, câu chào hỏi cởi mở làm cho mọi người cảm thấy hạnh phúc khi được làm việc trong nhà trường, số CBQL đánh giá mức độ rất cần thiết cần phải có việc làm này chiếm tỷ lệ khá cao (77,8%). Qua tìm hiểu đa số người được hỏi cho rằng: Bầu không khí khi làm việc là một yếu tố rất quan trọng, khi tâm lý làm việc thoải mái, cởi mở thì người lao động sẽ hăng say, nhiệt tình làm việc và hiệu quả công việc sẽ tăng lên.

Tuy nhiên cũng còn 5,5% số CBQL có ý kiến cho rằng không cần phải có nội dung này vì họ quan niệm rằng trong môi trường GD cần phải nghiêm túc, thực hiện theo mệnh lệnh quyết định. Cũng từ nhận thức chưa thông nên

tỷ lệ CB đánh giá mức độ thực hiện công tác này ở mức độ trung bình chiếm 83,4%. Số CB đánh giá mức độ thực hiện chưa tốt chiếm 5,5%. Vì vậy, đây cũng là công tác mà nhà trường cần phải có định hướng rõ ràng.

- 66,7% số CB cho rằng: Thu thập thông tin, trợ giúp các thành viên tham gia quá trình tự quản là rất cần thiết vì hiện nay lượng thông tin lớn tác động nhiều chiều nên việc thu thập thông tin, trợ giúp thành viên là một việc làm đầy ý nghĩa. Tuy nhiên có một tỷ lệ nhỏ CB cho rằng công tác này là không cần thiết (chiếm 5,5%). Số CB nhận thức mức độ cần thiết là rất cần thiết nhưng khi bắt tay vào thực hiện thì chưa tốt hay ở mức trung bình, thể hiện ở 77,8% CB cho rằng việc thu thập thông tin, trợ giúp các thành viên tham gia quá trình tự quản của nhà trường thực hiện ở mức độ trung bình; 5,5% số CB cho rằng việc thực hiện công tác này chưa tốt, vì các trường chưa có đội tự quản cũng như ý thức tự giác của mỗi thành viên chưa cao.

- 66,7% số CB nhận thức được rằng: Kích thích nhu cầu cống hiến xã hội và nhu cầu tự khẳng định của bản thân là rất cần thiết; 22,2% cho rằng cần thiết, chỉ có tỷ lệ nhỏ CB cho rằng không cần thiết chiếm 11,1% về mức độ thực hiện thì chỉ ở mức độ trung bình chiếm 50,00%, tốt chiếm 38,9%, chưa tốt chiếm 11,1%. Vì sự cống hiến phải đi liền với chính sách đãi ngộ, phải đảm bảo quyền lợi cho họ, sự cống hiến của mỗi người sẽ trở nên giảm sút khi không có sự đãi ngộ tương xứng với công sức mà họ bỏ ra. Do đó, để tạo động lực tốt cho những GV làm việc tốt thì nhà trường cần có chính sách cả về vật chất lẫn tinh thần cho họ.

- Giúp GV nhận thức được giá trị và tầm quan trọng của việc đạt được mục tiêu đổi mới và phương tiện để đạt được các mục tiêu đó là một việc làm rất cần thiết chiếm 61,1%, nó giúp cho người GV định hướng được việc làm của mình một cách rõ ràng và cái đích cần đi tới là gì. Tuy nhiên trong thực tế thời gian vừa qua công tác này thực hiện chỉ ở mức độ trung bình (chiếm

77,8%). Thực tế trong thời gian qua nhà trường mới chỉ có vài buổi tập huấn, tổng kết rút kinh nghiệm vào đợt đầu năm học và cuối năm học chứ chưa có những buổi học, đợt tập huấn định kỳ cho GV nhận thức đúng đắn, đầy đủ về công việc này.

- Việc thuyết phục GV hòa đồng lợi ích của bản thân với lợi ích của nhóm và tổ chức là việc làm rất cần thiết (chiếm 72,2%) nhưng thực tế khi thực hiện thì nội dung này thực hiện chỉ ở mức độ trung bình (chiếm 77,8%), chưa tốt (chiếm 5,5%).

Tóm lại: Qua kết quả điều tra thực trạng mức độ nhận thức của CBQL về công tác xây dựng VHNT ở trên chúng ta có thể đánh giá tóm tắt như sau:

Về mặt nhận thức, nhà trường đã có những đánh giá cao các việc cần phải làm để xây dựng VHNT. Tuy nhiên khi bắt tay vào thực hiện thì hiệu quả không cao, chỉ đạt được ở mức độ trung bình, đôi khi còn chưa tốt. Điều đó cho thấy, lãnh đạo nhà trường chưa có những chỉ đạo quyết liệt, thực hiện chưa triệt để, chưa có những biện pháp đồng bộ dẫn tới hiệu quả xây dựng thấp không đạt được kết quả mong muốn, điều này cũng chỉ ra rằng BGH nhà trường đứng đầu là Hiệu trưởng cần có những định hướng rõ ràng hơn, có những chỉ đạo quyết liệt hơn, những biện pháp quản lý đồng bộ hơn để công tác xây dựng VHNT đạt được hiệu quả tốt nhất.

2.2.2.4. Nhận thức của giáo viên về các mối quan hệ giữa các thành viên nhà trường trong công tác xây dựng Văn hóa nhà trường.

Bảng 2.5. Tổng hợp kết quả nhận thức của GV về các mối quan hệ giữa các thành viên trong nhà trường trong công tác xây dựng VHNT

TT Mối quan hệ Kết quả trả lời

n = 445 Tỷ lệ (%)

1 Quan hệ mang tính chất quản lý, thiếu tinh thần dân chủ,

2 Quan hệ mang tính chất độc đoán của người quản lý với

cấp dưới, của thầy với trò 18 4,00

3 Sự đố kỵ, ghen ghét giữa các đồng nghiệp, gây mất đoàn

kết nội bộ 9 2,00

4 Sự đoàn kết, gắn bó chặt chẽ, khích lệ giáo viên-học

sinh dạy tốt, học tốt 290 65,2 5 Người quản lý biết tôn trọng tập thể, vì tập thể mà phát

huy tính dân chủ trong các hoạt động của nhà trường 73 16,4

445 20,0

Qua bảng 2.5. kết quả cho thấy:

- Sự đoàn kết, gắn bó chặt chẽ, khích lệ GV - HS dạy tốt, học tốt là quan hệ được đa số GV quan tâm hơn cả (chiếm 65,2%). Vì trong nhà trường sự đoàn kết, gắn bó chặt chẽ GV - HS sẽ là nguồn động lực giúp cho GV dạy tốt, HS học tốt tạo ra mối quan hệ thân thiện, cởi mở, trao đổi thẳng thắn giữa GV- HS.

- 16,4% số GV nhận thức: Người quản lý biết tôn trọng tập thể, vì tập thể mà phát huy tính dân chủ trong các hoạt động của nhà trường. Đây cũng chính là một giá trị VH tốt đẹp tạo nên hệ thống chuẩn mực trong VH nhà trường. Nếu người QL biết tôn trọng tập thể, vì tập thể thì sẽ nhận được sự ủng hộ của các thành viên trong nhà trường, các thành viên sẽ phát huy được tinh thần dân chủ, lòng nhiệt tình trong các hoạt động của nhà trường.

- 12,4% số GV cho rằng: Đó là quan hệ mang tính chất quản lý, thiếu tinh thần dân chủ, cởi mở, tạo ra tâm lý không thoải mái, làm việc không hiệu quả. Vì với trang thiết bị, cơ sở vật chất như hiện nay thì không đáp ứng đủ số lượng GV mỗi người một bàn làm việc độc lập được dẫn đến tri thức nghiên cứu bị phân tán không tập trung, hiệu quả thấp.

- Tỷ lệ nhỏ GV cho rằng: Đó là quan hệ mang tính chất độc đoán của người quản lý với cấp dưới, của thầy với trò (chiếm 4,00%); 2,00% GV cho rằng đó là sự đố kỵ ghen ghét giữa các đồng nghiệp, gây mất đoàn kết nội bộ.

- Như vậy, qua kết quả đã được phân tích ở bảng 2.5 ta thấy: Đa số GV nhận thức được trong nhà trường phải có sự đoàn kết, gắn bó với nhau, người quản lý biết tôn trọng tập thể, vì tập thể, mình vì mọi người thì mọi người mới vì mình. Tuy nhiên còn một tỷ lệ nhỏ GV thấy rằng đó là quan hệ mang tính quản lý, độc đoán, thiếu tinh thần dân chủ, sự mất đoàn kết nội bộ. Trách nhiệm đó thuộc về CBQL, đó là sự mất công bằng trong sự phân công nhiệm vụ giữa các GV và quyền lợi mà họ được hưởng. Do đó, lãnh đạo nhà trường cần phải thay đổi phong cách làm việc và nhìn nhận được thực chất vấn đề khi giao nhiệm vụ một cách thỏa đáng để tránh sự ghen ghét, mất đoàn kết nội bộ trong nhà trường.

Bảng 2.6. Tổng hợp kết quả đánh giá mức độ mối quan hệ giữa các thành viên trong nhà trường của GV ở các trường THPT

huyện Hoằng Hóa, tỉnh Thanh Hóa

TT Mối quan hệ

Mức độ mối quan hệ của 445 GV

Tốt B.thường Chưa tốt Không rõ

SL % SL % SL % SL %

1

Về bầu không khí tâm lý, đạo đức trong tập thể nhà trường

391 87,9 47 10,6 7 1,5 0 0

2 Về quan hệ giữa giáo

viên với nhau 333 74,8 95 21,3 14 3,2 3 0,7 3 Về quan hệ giữa giáo

viên với học sinh 298 67,0 129 29,0 11 2,4 7 1,6 4 Về quan hệ giữa học

sinh với học sinh 315 70,8 84 18,9 25 5,6 21 4,7

1.337 75,1 355 19,98 57 3,17 31 1,75

Qua bảng tổng hợp kết quả trên, chúng tôi thấy:

- Mối quan hệ giữa các thành viên trong nhà trường được đa số GV đánh giá là tốt, tỷ lệ đánh giá mối quan hệ đó chưa tốt, hay không rõ là rất ít.

- Về bầu không khí tâm lý, đạo đức trong tập thể nhà trường: có 87,9% số GV đánh giá tốt, tuy nhiên có tới 10,6% số GV đánh giá mối quan hệ đó ở

Một phần của tài liệu Một số biện pháp xây dựng văn hóa trường ở các trường THPT huyện Hoằng Hóa, tỉnh Thanh Hóa (Trang 42 - 58)