9. Cấu trúc luận văn
3.2.9. Tăng cường công tác kiểm tra, đánh giá và thông tin, truyền thông
thông trong công tác xây dựng văn hóa nhà trường
3.2.9.1. Mục đích
- Kịp thời khắc phục những mặt tốt để động viên, phát huy; những mặt còn lệch lạc để uốn nắn, sửa chữa, từ đó có những điều chỉnh phù hợp.
- Nắm được “mối liên hệ nghịch” trong quá trình xây dựng VHNT. - Đánh giá việc thực hiện nhiệm vụ của các thành viên trong nhà trường đối với công tác xây dựng VHNT.
3.2.9.2. Nội dung
- Kiểm tra tình hình hoạt động của các thành viên trong nhà trường. - Kiểm tra chất lượng hoạt động của tập thể sư phạm nhà trường - đội ngũ lãnh đạo chủ chốt.
- Kiểm tra chất lượng tự giáo dục của mỗi thành viên trong nhà trường đối với công tác xây dựng VHNT, trong đó CBQL, GV thực sự là tấm gương sáng cho HS noi theo.
3.2.9.3. Cách thức thực hiện
- Yêu cầu ban cán sự lớp, ban chấp hành chi đoàn báo cáo về tình hình HS trong lớp về các mặt học tập, rèn luyện bằng văn bản và gửi về GVCN lớp vào thứ sáu hàng tuần, GVCN sẽ báo cáo bằng văn bản gửi về Ban thi đua của trường.
- GVCN phối hợp với các giáo viên bộ môn, ban thi đua nhà trường cung cấp thông tin về tình hình HS cho lãnh đạo trường.
- Nhà trường tổ chức học, tổng kết giúp kinh nghiệm công tác xây dựng VHNT đối với các thành viên trong nhà trường theo học kỳ và đề ra phương hướng học kỳ tới.
- Tổ chức sơ kết hoạt động xây dựng VHNT của các thành viên trong trường. Khi tổ chức họp cần mời đại diện lãnh đạo trường cùng dự họp để tranh thủ các ý kiến chỉ đạo của nhà trường.
3.2.9.4. Điều kiện thực hiện
- Lãnh đạo nhà trường đặc biệt là Hiệu trưởng nhà trường cần có tầm nhìn chiến lược, phải có lòng nhiệt tình và linh hoạt.
- Phải có chế độ kiểm tra thích ứng với tình hình nhiệm vụ (đi tận nơi, xem tận chỗ).
- Kiểm tra thực sự tôn trọng người kiểm tra. - Có mối quan hệ tốt với các đơn vị trong trường.