PHẦN V: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

Một phần của tài liệu Nghiên cứu nhu cầu tham gia sử dụng nhãn hiệu chứng nhận gà đồi yên thế của người sản xuất gà yên thế huyện yên thế tỉnh bắc giang (Trang 116 - 120)

III Ngành Thương mại Dịch vụ 595,00 21,35 620,00 16,96 824,00 19,

Các giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao nhu cầu tham gia sử dụng

PHẦN V: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

5.1 Kết luận

Huyện Yên Thế là địa hình trung du miền núi, có nhiều mô hình vườn đồi, vườn rừng rất phù hợp cho việc phát triển chăn nuôi gà đồi. Trong những năm vừa qua các hộ dân nơi đây đã tận dụng được lợi thế này để phát triển chăn nuôi gà đồi của mình và bước đầu đã có nhiều thành công, thu nhập của họ dần dần được cải thiện chủ yếu là từ chăn nuôi gà đồi nên với họ thì vấn đề tiêu thụ sản phẩm là vô cùng quan trọng.

Nhưng việc sản xuất và tiêu thụ gà đồi hiện nay còn gặp rất nhiều khó khăn và nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng này là do các hộ chưa sử dụng NHCN. Chính vì điều đó mà chúng tôi đã tiến hành nghiên cứu đề tài về nhu cầu tham gia sử dụng NHCN Gà đồi Yên Thế của các hộ chăn nuôi và đạt được những kết quả sau:

Thứ nhất, đề tài đã hệ thống hóa cơ sở lý luận có liên quan về cầu, nhu cầu, thương hiệu, nhãn hiệu hàng hóa và NHCN. Đưa ra cơ sở thực tiễn có liên quan đề tài và những bài học được rút ra từ cở sở lý luận và thực tiễn.

Thứ hai, Thực trạng sản xuất và tiêu thụ gà đồi ở các hộ chăn nuôi hiện tại đang gặp rất nhiều khó khăn và do suy thoái kinh tế 2012 nên quy mô sản xuất cũng có xu hướng giảm.

Khó khăn chủ yếu mà các hộ gặp phải là giá bán quá thấp(96,47 %) , 95,6% số hộ cho rằng tiêu thụ khó khăn, bên cạnh đó còn có những khó khăn như không được hỗ trợ nhiều về vốn và kỹ thuật (76,47% ), không phân biệt được với các loại gà khác có thể là kém chất lượng hơn như vậy sẽ làm ảnh hưởng lớn đến uy tín chất lượng của gà đồi Yên Thế tuy sản phẩm này đã được cấp NHCN từ năm 2011. Những khó khăn chủ yếu gặp phải như trên là do các hộ chăn nuôi vẫn còn theo chăn nuôi tự phát, mạnh ai nấy làm, chăn nuôi theo cảm tính và một số hộ còn làm ăn chộp giật, nhưng lý do quan trọng nhất dẫn đến tình trạng này là do sản phẩm gà của họ chưa có nhãn hiệu vì chưa tham gia sử dụng NHCN Gà đồi Yên Thế

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 106 xuất gà đồi cho thấy: Các hộ gặp khó khăn trong tiêu thụ là do họ chưa tham gia sử dụng NHCN Gà đồi Yên Thế.

Có 2,22% số người chưa bao giờ nghe về NHCN, có đến 47,78% số người được hỏi là biết khá rõ về NHCN và 33,33% số người là biết rất rõ. Khi được hỏi về lợi ích chủ yếu khi sử dụng NHCN ở các hộ đã tham gia thì có 90% số ý kiên scho rằng tiêu thụ dễ dàng hơn, như vậy có đến 82,22% số hộ cho rằng tham gia sử dụng NHCN là cần thiết và có 92,22 % số người đồng ý đóng kinh phí. Tuy nhiên, tùy thuộc vào quan điểm, mức độ hiểu biết và sự kỳ vọng của người chăn nuôi mà mức sẵn lòng chi trả của các hộ là khác nhau . Vì vậy mà hình thành nên các mức giá có sự chênh lệch nhau ở ba nhóm hộ. NHóm hộ quy mô nhỏ có mức WTP bình quân là 18,33 nghìn đồng cho 100 con gà, nhóm hộ quy mô vừa có mức WTP bình quân là 38,67 nghìn đồng cho 100 gà, nhóm hộ quy mô lớn chỉ tiêu này là 58,67 nghìn đồng cho 100 con gà, mức WTP bình quân ở cả ba nhóm hộ là 37,55 nghìn đồng cho 100 con gà. Với mức bằng lòng chi trả này thì có thể được chấp nhận ở hộ quy mô vừa và quy mô lớn nhưng khó có thể chấp nhận ở quy mô nhỏ. Nếu việc tham gia của người dân không gặp trỏ ngại gì thì ước tính tổng quỹ thu được từ người dân có thể lên đến 10 tỷ đồng, nguốn quỹ này sẽ được sử dụng để xây dựng các phương án hỗ trợ người dân trong việc sản xuất và tiêu thụ gà đồng thời là phát triển, giữ vững thương hiệu Gà đồi Yên Thế.

Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến việc bằng lòng chi trả của người chăn nuôi đó là: thu nhập, số năm kinh nghiệm, giới tính, trình độ học vấn, quy mô chăn nuôi. Thu nhập của người dân là yếu tố ảnh hưởng lớn nhất đến quyết định chi trả, hộ có thu nhập càng lớn thì mức WTP của họ càng lớn và qua điều tra thì mức WTP cao nhất là 66,84 nghìn đồng/100 gà ở nhóm người có thu nhập trên 15 triệu đồng/ tháng. Quy mô chăn nuôi cũng là yếu tố ảnh hưởng rõ rệt bởi quy mô càng lớn thì mức bằng lòng chi trả của hộ càng lớn.

Thứ tư, các giải pháp chủ yếu nhằm phát triển và nâng cao nhu cầu tham gia sử dụng NHCN Gà đồi Yên Thế: Trong sản xuất cần chọn giống tốt, tuân thủ nghiêm quy trình kỹ thuật, cần đảm bảo giữ vững và phát triển quy mô tổng đàn, quy hoạch và liên kết hợp lý. Về tiêu thụ cần tăng cường tuyên truyền thương hiệu

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 107 Gà đồi Yên Thế, quan tâm chỉ đạo, lập thị trường ổn định. Cần phải tăng cường công tác quản lý giám sát của các cơ quan nhà nước và cộng đồng người chăn nuôi. Trong việc tham gia sử dụng NHCN cần tuyên truyền, nâng cao nhận thức của người dân, phải phối hợp chặt chẽ giữa các bên liên quan và việc tham gia sử dụng NHCN cần dựa trên nguyên tắc tự nguyện cùng có lợi, tránh hưởng ứng theo phong trào

5.2 Kiến nghị

Việc xây dựng thương hiệu đã khó thì việc bảo vệ và phát triển thương hiệu càng khó hơn. Vì vậy các cơ quan chính quyền cùng với người dân cần phải chung sức trong thời gian tới để xây dựng các công cụ quản lý và phát triển một cách phù hợp. Có như vậy NHCN Gà đồi Yên Thế mới bền vững trên thị trường. Từ việc nghiên cứu đề tài, qua phân tích đánh giá chúng tôi xin đưa ra một số kiến nghị như sau:

1. Đối với các hộ chăn nuôi:

Các hộ chăn nuôi cần phải thực hiện chăn nuôi theo đúng quy trình kỹ thuật đã được quy định khi tham gia sử dụng NHCN và không nên vì lợi ích trước mắt mà bán gà chưa đạt chuẩn, gà non làm ảnh hưởng đến chất lượng cũng như uy tín của Gà đồi Yên Thế và điều đó sẽ tác động tiêu cực lâu dài đến việc chăn nuôi của chính họ.

Các hộ phải chủ động nâng cao năng lực, tìm hiểu về tổ chức cũng như kiến thức về thương hiệu, nhãn hiệu để chủ động tham gia tổ chức Hội chăn nuôi Gà Đồi, sử dụng NHCN Gà đồi Yên Thế đảm bảo quyền lợi khi tham gia thương mại, tránh bị thiệt thòi và bị nhái sản phẩm.

Phải xuất phát từ nhu cầu bức thiết của mình từ những khó khăn trong sản xuất, tiêu thụ gà đồi, tránh hiện tượng áp đặt, gò bó, chưa hiểu biết và tham gia theo phong trào.

2. Đối với cơ quan chính quyền:

Khuyến khích, vận động các hộ chăn nuôi giữ vững và phát triển chăn nuôi gà đồi bởi đây là nguồn thu nhập chính của họ cũng như giúp cho sự phát triển kinh tế- xã hội của huyện.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 108 việc triển khai xây dựng các hoạt động tiếp thị, quảng bá thương hiệu một cách phù hợp và mạnh mẽ hơn nữa.

Chính quyền địa phương cần phải giải quyết nhanh chóng các đơn xin sử dụng NHCN Gà đồi Yên Thế, tránh các thủ tục rườm rà, phức tạp gây khó khăn cho người dân.

Hoàn thiện công trình kỹ thuật cơ sở hạ tầng, hỗ trợ kinh phí lắp đặt dây chuyền cho các cơ sở giết mổ, mở các lớp tập huấn thường xuyên hơn nữa. Tiếp tục hỗ trợ vốn cho người chăn nuôi với những mức lãi suất ưu đãi phù hợp cho họ phát triển chăn nuôi.

3. Đối với cơ quan nhà nước:

Sở Nông nghiệp – PTNT sớm thẩm định trình UBND tỉnh phê duyệt và hỗ trợ kinh phí để UBND huyện Yên Thế triển khai Đề án hỗ trợ phát triển chăn nuôi gà đồi Yên Thế theo hướng VietGahp.

Sở Công thương giúp UBND huyện tiếp tục triển khai việc xúc tiến thương mại và đề nghị Bộ Công thương hỗ trợ kinh phí lắp đặt dây chuyền cơ sở giết mổ mới.

UBND tỉnh chỉ đạo các cơ quan chức năng tiếp tục quảng bá sản phẩm “Gà đồi Yên Thế” trên các phương tiện thông tin đại chúng của Trung ương và của tỉnh.

Chi cục Thú y sớm ủy quyền cho Trạm Thú y huyện được kiểm định, cấp phép vận chuyển sản phẩm gà đồi Yên Thế ra địa bàn ngoài tỉnh, giúp việc thu mua, tiêu thụ sản phẩm được thuận lợi.

Sở Công thương Bắc Giang phối hợp với Sở Công thương thành phố Hà Nội sớm đưa sản phẩm gà đồi Yên Thế vào mặt hàng bình ổn giá.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 109

Một phần của tài liệu Nghiên cứu nhu cầu tham gia sử dụng nhãn hiệu chứng nhận gà đồi yên thế của người sản xuất gà yên thế huyện yên thế tỉnh bắc giang (Trang 116 - 120)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(138 trang)