Tình hình tham gia và phát triển NHC Nở Việt Nam

Một phần của tài liệu Nghiên cứu nhu cầu tham gia sử dụng nhãn hiệu chứng nhận gà đồi yên thế của người sản xuất gà yên thế huyện yên thế tỉnh bắc giang (Trang 33 - 38)

b. Lợi ích của nhãn hiệu đối với doanh nghiệp

2.2.2 Tình hình tham gia và phát triển NHC Nở Việt Nam

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 23 Tuy nhiên, vấn đề đặt ra hiện nay là, phần lớn nông sản của Việt Nam đang được tiêu thụ và xuất khẩu dưới dạng sản phẩm sơ chế (sản phẩm thô). Do vậy, giá trị của hàng nông sản thấp. Nhiều sản phẩm đặc sản gắn liền với tên địa danh chưa được bảo hộ. Theo thống kê của Cục Sở hữu trí tuệ, hiện cả nước có có 964 đặc sản gắn với 733 địa danh được sử dụng cho các nhóm sản phẩm của các địa phương. Tuy nhiên, chỉ mới có 230 địa danh được đăng ký bảo hộ, chiếm tỉ lệ 31,4%. [Trịnh Thu Hải - Cục Sở hữu trí tuệ, (2010), Hàng nông sản Việt Nam: Nâng cao giá trị bằng sở hữu trí tuệ]

Quy mô sản xuất nông sản của nước ta còn nhỏ, lẻ, chủ yếu là tự phát. Bên cạnh đó, chúng ta chưa bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp cho tất cả các đặc sản gắn với các địa danh này, chưa xây dựng được những thương hiệu đủ mạnh cho từng ngành hàng như gạo, cà phê, chè... để có thể khẳng định vị thế cạnh tranh trên thị trường. Hầu hết các sản phẩm đặc sản được bán trên thị trường hiện nay không được gắn tem, nhãn, (hoặc cùng một sản phẩm của một địa phương nhưng có nhiều nhãn hiệu khác nhau do nhiều tổ chức/cá nhân sử dụng) và nhất là chưa được kiểm soát chặt chẽ về chất lượng của sản phẩm trước khi đưa ra thị trường... Do vậy, việc khai thác giá trị sản phẩm cũng như giá trị tài sản trí tuệ còn hạn chế và chưa tương xứng với tiềm năng.

Hiện nay, các địa danh dùng cho các sản phẩm đặc sản, sản phẩm truyền thống đang được đăng ký bảo hộ dưới các hình thức chỉ dẫn địa lý, NHTT, nhãn hiệu chứng nhận và nhãn hiệu thông thường. Mục đích của việc đăng ký bảo hộ là nhằm đảm bảo quyền sử dụng của cả cộng đồng các nhà sản xuất, kinh doanh ở địa phương. Để được trao quyền sử dụng các đối tượng sở hữu công nghiệp này, các địa phương, doanh nghiệp phải đáp ứng các điều kiện nhất định (theo quy chế sử dụng nhãn hiệu tập thể. NHCN.

Trong số 964 đặc sản, tính đến tháng 9/2010, Việt Nam mới đăng ký bảo hộ được cho 21 sản phẩm dưới dạng chỉ dẫn địa lý, và hơn 30 NHTT. [Phước Hiền, (2010), Đà Nẵng: Tập huấn bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ đối với đặc sản địa phương]. Con số này, so với nhu cầu thực tiễn vẫn còn rất khiêm tốn. Năm 2006,

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 24 trình hỗ trợ phát triển tài sản trí tuệ của doanh nghiệp. Mục tiêu của chương trình là nâng cao nhận thức của các doanh nghiệp Việt Nam về bảo hộ sở hữu trí tuệ để các doanh nghiệp chủ động xây dựng, khai thác, phát triển và bảo vệ tài sản trí tuệ; Nâng cao khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp Việt Nam thông qua việc hỗ trợ xác lập, khai thác, bảo vệ và phát triển tài sản trí tuệ, trong đó ưu tiên hỗ trợ các doanh nghiệp có các sản phẩm chiến lược, có tiềm năng xuất khẩu. Nội dung của Chương trình là: Tuyên truyền, đào tạo về sở hữu trí tuệ, hỗ trợ doanh nghiệp tổ chức hoạt động sở hữu trí tuệ; Hỗ trợ xác lập, khai thác, bảo vệ và phát triển tài sản trí tuệ của doanh nghiệp ở trong nước và ngoài nước; Hỗ trợ doanh nghiệp khai thác thông tin sở hữu trí tuệ.

Đến nay, đã có hơn 20 dự án về chỉ dẫn địa lý và 30 dự án về nhãn hiệu tập thể, nhãn hiệu chứng nhận được triển khai thực hiện bao gồm các nội dung hỗ trợ thực hiện đăng ký xác quyền sở hữu trí tuệ, thiết kế các phương tiện quảng bá sản phẩm, xây dựng mô hình tổ chức quản lý và khai thác giá trị và phát triển tài sản trí tuệ...

2.2.2.1 Ngao Giao Thủy

Nghề nuôi ngao ở Giao Thủy đã phát triển từ những năm 1991, chủ yếu ở xã Giao Xuân. Diện tích nuôi ngao toàn xã hiện tại vào khoảng 559 ha, thu hút sự tham gia của hơn 320 hộ, với khoảng 1.200 người dân, chiếm gần 14 % dân số. Do sự phát triển nhanh chóng đồng thời chưa có sự quản lý chặt chẽ từ các cơ quan quản lý và chính quyền địa phường, tình trạng nuôi ngao tại xã đang có những vấn đề đáng lo ngại. Do lượng vây dày đặc, mật độ nuôi thả cao đã làm cho năng suất nuôi ngày càng giảm, thời gian nuôi tăng từ trung bình 24 tháng đến 36 tháng làm ảnh hưởng đến thu nhập của người dân. Bên cạnh đó, lượng con giống tự nhiên ngày càng khan hiếm do việc khai thác tận thu.

Bà Nguyễn Hồng Lan, trợ lý Ban Thủy sản, Trung tâm Bảo tồn Sinh vật biển và Phát triển Cộng đồng (MCD) cho biết: Từ năm 2009, MCD đã hỗ trợ Nam Định triển khai dự án “Hỗ trợ cộng đồng nghèo ven biển Việt Nam tạo dựng sinh kế bền vững và bảo vệ môi trường” ngay tại nơi tạo ra thương hiệu ngao “Giao Thủy” và con ngao được trung tâm lựa chọn để làm loài phát triển chủ đạo cho dự án.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 25 chức tập huấn và cùng với người dân huyện Giao Thủy lập sổ tay “Hướng dẫn kỹ thuật nuôi ngao giống”, xây dựng một hướng nuôi trồng phù hợp, đảm bảo yêu cầu kỹ thuật và chất lượng con giống.

Trung tâm cũng xây dựng mô hình trình diễn để người dân học tập theo, cải thiện phương pháp nuôi để đạt hiệu quả kinh tế cao hơn và thân thiện hơn với môi trường...

Trong khuôn khổ dự án, tổ hợp tác nuôi ngao bền vững ra đời với 8 thành viên và nuôi thử nghiệm theo phương thức thân môi trường trên diện tích 4ha. Tổ đã xây dựng được quy chế hoạt động và được UBND xã Giao Xuân xác nhận thành lập tổ hợp tác đầu tiên của xã. Các kỹ thuật tiên tiến được tổ áp dụng như: đảm bảo khoảng cách giữa các vây nuôi là 2m (so với trước đây là 30 - 40 cm), các con lạch được mở rộng 12 - 15m, toàn bộ các thành viên trong tổ đều thực hiện theo “sổ tay hướng dẫn kỹ thuật nuôi ngao giống”. Tất cả các hoạt động của tổ đều có sự bàn bạc và thống nhất chung, mỗi tháng tổ họp 1 lần để rà sát các hoạt động, chia sẻ kinh nghiệm và định hướng các hoạt động tiếp theo. Sau ba tháng thả ngao giống, tốc độ ngao được ghi nhận đã phát triển hơn các năm trước từ 2 - 3 lần và tỉ lệ sống cao hơn hẳn so với các năm trước đây.

Bên cạnh các hoạt động diễn ra tại cộng đồng, sự tham gia của các bên đã được thực hiện mạnh mẽ trong quá trình thực hiện đồng quản lý mà biểu hiện rõ nhất là việc thành lập ban cố vấn đồng quản lý. Ban này mỗi năm họp hai lần nhằm đảm bảo được nguồn thông tin thông suốt từ dưới lên trên và ngược lại, đồng thời cải thiện tiếng nói của tổ hợp tác, người dân và tạo ra sự tham gia trong việc hỗ trợ công tác bảo vệ nguồn lợi.

Từ năm 2005, huyện đã ủy quyền và hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp Cửu Dung xây dựng nhãn hiệu ngao “Giao Thủy”. Năm 2008, Cục Sở hữu trí tuệ (Bộ Công thương) cũng đã cấp giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu cho doanh nghiệp tư nhân Cửu Dung sử dụng trong kinh doanh mặt hàng ngao nuôi tại huyện Giao Thủy.

Cũng trong năm này, con ngao nuôi ở Giao Thủy đã được cấp giấy chứng nhận nhãn hiệu độc quyền, xuất xứ hàng hóa “ngao Giao Thủy” và tháng 6/2010, ngao “Giao Thủy” lại được tặng Huy chương Vàng cùng danh hiệu “Thực phẩm chất lượng an toàn vì sức khỏe cộng đồng”.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 26 Vùng nuôi ngao Giao Thủy được công nhận là vùng nuôi an toàn thực phẩm cấp độ B, đạt tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm để xuất khẩu sang các thị trường châu Âu. Đây được coi là cơ hội để vựa ngao miền Bắc này tiếp tục với bước tiến mới trong việc phát triển thương hiệu ngao “Giao Thủy” - xây dựng nhà máy chế biến ngao xuất khẩu sang thị trường châu Âu.[ Báo Thời Đại,2013, MCD: Phát triển thương hiệu ngao sạch Giao Thủy, MCD-Phat-trien-thuong-hieu-ngao-sach- Giao-Thuy-22-5444.htm]

2.2.2.2 Na Chi lăng

- Với huyện Chi Lăng, cây Na là cây trồng có nhiều ưu thế, chất lượng na ngon ngọt, thơm mát, sản phẩm mang tính đặc thù của địa phương. Thêm vào đó là việc điều kiện đất đai địa hình, khí hậu phù hợp với phát triển cây Na trên diện rộng.

- Cây Na là cây trồng khó tính và yêu cầu đầu tư chăm sóc cao. Có một bề dày trên 40 năm gắn bó với cây Na, người dân nơi đây đã có rất nhiều kinh nghiệm về cây na, rất hiểu cây Na. Hơn nữa ngày nay các phương tiện truyền thông phát triển, người dân có điều kiện tiếp cận dễ dàng hơn với các nguồn thông tin. Năm 2006 được sự hỗ trợ của Trung tâm phát triển nông thôn, nhiều hộ còn được tham gia các lớp tập huấn kĩ thuật sản xuất, đặc biệt các hộ nông dân được tiếp thu phương pháp thụ phấn bổ sung cho na sai quả, quả to và quả không bị lép.

- Sự quan tâm của chính quyền địa phương trong việc tìm kiếm và tổ chức tiêu thụ sản phẩm thông qua hội chợ rau quả, đặc biệt năm 2009 UBND huyện Chi Lăng phối hợp với Sở NN&PTNT và Sở KH - CN Lạng Sơn đã tổ chức Hội thi quả Na Chi Lăng lần thứ nhất. Thông qua hội thi, người sản xuất na ở Chi Lăng có dịp học hỏi kinh nghiệm lẫn nhau giữa các xã và địa phương trong huyện, đồng thời đây cũng là dịp tuyên truyền, quảng bá tiến tới xây dựng thương hiệu cho quả Na đặc sản của vùng núi đá huyện Chi Lăng.

- Thuận lợi mở ra cho Chi Lăng khi đến hết năm 2010 dự án: “Tạo lập, quản lý và phát triển nhãn hiệu chứng nhận “Na Chi Lăng” cho sản phẩm na quả của huyện Chi Lăng, tỉnh Lạng Sơn” được hoàn thành góp phần xây dựng và bảo vệ

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 27 thương hiệu đặc sản của địa phương, liên kết các hộ sản xuất, kinh doanh cùng xây dựng, bảo vệ sản phẩm đặc sản của quê hương, giúp người dân tăng thêm thu nhập, xây dựng vùng sản xuất sinh thái bền vững cũng như phát triển một ngành hàng có tiềm năng của địa phương, đồng thời tạo ra nhiều vùng chuyên canh na với chất lượng giống bảo đảm, hộ trồng na có thêm nhiều kiến thức thông qua việc tập huấn của các dự án. Nhu cầu tiêu dùng na Chi Lăng có nhãn mác, đảm bảo chất lượng của người tiêu dùng là một động lực để tác động trở lại sản xuất và tổ chức cung ứng sản phẩm.[ Phùng thị hằng Hoa,Luận văn thạc sỹ kinh tế, 2010)

Qua kết luận của tác giả Phùng Thị Hằng Hoa cho thấy: Phần lớn các hộ sẽ đồng ý tham gia vào quản lý và tạo lập NHCN na Chi Lăng nếu có mức phí hợp lý, thời gian hợp lý và đảm bảo được NHCN sẽ đem lại lợi ích cho người tham gia. Người dân khi tham gia vào dự án thì phải đóng một khoản phí nhất định để dự án có thể duy trì hoạt động.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu nhu cầu tham gia sử dụng nhãn hiệu chứng nhận gà đồi yên thế của người sản xuất gà yên thế huyện yên thế tỉnh bắc giang (Trang 33 - 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(138 trang)