b. Lợi ích của nhãn hiệu đối với doanh nghiệp
2.2.1 Tình hình tham gia và phát triển NHCN trên thế giớ
2.2.1.1 Tham gia và triển nhãn hiệu chè Darjeeling ởẤn Độ
Ấn Độ là quốc gia đóng góp nhiều cho quá trình đưa ra các quy định và điều luật về thương mại và sở hữu trí tuệ. Cũng như các quốc gia khác, Ấn Độ sớm quan tâm và đầu tư cho xây dựng, bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp cho các sản phẩm truyền thống, sản phẩm chiến lược quốc gia. Đây là sản phẩm được sản xuất theo bí quyết truyền thống độc nhất tại Ấn Độ. Chè Darjeeling được trồng trên các dãy núi có độ cao từ 700 - 2.000m so với mặt nước biển, nằm trong vùng núi Kanchenjunga tuyết bao phủ, nhiệt độ thấp .
Với các mục tiêu: chống lại việc lạm dụng tên gọi Darjeeling của các sản phẩm chè không có nguồn gốc hoặc bị pha trộn chè Darjeeling trên thị trường; Phân phối sản phẩm chè Darjeeling chính hiệu đến với người tiêu dùng; Xây dựng một hệ thống tổ chức sản xuất và quản lý sản xuất cũng như bảo hộ cho sản phẩm chè Darjeeling, Uỷ ban Chè của Ấn Độ đã được Chính phủ Ấn Độ cho phép tiến hành bảo hộ cho sản phẩm chè này. Theo đó, Uỷ ban chè sẽ sử dụng luật bảo hộ chứng nhận nhãn hiệu thương mại để đăng ký và Logo của chè Darjeeling đã được đăng ký thành công năm 1986. Đến năm 2004 chè Darjeeling được bảo hộ . [Viện Chính sách và Chiến lược phát triển nông nghiệp nông thôn (2007), Những giải pháp để phát triển đăng ký cho các sản phẩm đặc sản ở Việt Nam, NXB Nông nghiệp, Hà Nội].
Với sản phẩm đặc sản ưu thế này, được bảo hộ chỉ dẫn địa lý không chỉ ở Ấn Độ và nhiều nước trên thế giới, mỗi năm ngành xuất khẩu chè Darjeeling đem lại cho Ấn Độ 30 triệu USD.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 21 Quá trình bảo hộ chỉ cho các sản phẩm chè Darjeeling đặc sản của Ấn Độ cho chúng ta một số kinh nghiệm quý giá đó là:
- Phải lựa chọn hình thức bảo hộ phù hợp với điều kiện luật pháp trong nước và quốc tế.
- Phải lựa chọn được tổ chức (là đại diện của những người sản xuất, kinh doanh chè Darjeeling) có khả năng đưa ra và tiến hành thực hiện những bước đi để bảo hộ cho các sản phẩm địa phương.
- Tổ chức quản lý, khai thác và phát triển nhãn hiệu đã được bảo hộ cũng như bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người sản xuất, kinh doanh và các tác nhân tham gia trong ngành hàng chè.
2.2.1.2 Tham gia và phát triển NHCN cho cà phê dưới hình thức chỉ dẫn địa lý ở Indônêsia
Inđônêxia là một trong những nước đi đầu trong việc xây dựng và sử dụng chỉ dẫn địa lý cho các sản phẩm nông sản và thực phẩm ở khu vực Đông Nam châu Á. Là một đất nước có nhiều điểm tương đồng với Việt Nam trong sản xuất nông nghiệp. Inđônêxia có tiềm năng to lớn về những sản phẩm đặc thù mang tính dân tộc và có nguồn gốc chỉ dẫn địa lý như: hồ tiêu trắng, cà phê, ca cao... [Viện Chính sách và Chiến lược phát triển nông nghiệp nông thôn (2007), Những giải pháp để phát triển đăng ký cho các sản phẩm đặc sản ở Việt Nam, NXB Nông nghiệp, Hà Nội].
Bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp cho các sản phẩm nông sản và thực phẩm là một biện pháp được chính phủ Inđônêxia đánh giá rất cao, đặc biệt trong việc đưa các sản phẩm chất lượng và danh tiếng của Inđônêxia đến với người tiêu dùng. Tuy nhiên, hệ thống văn bản về bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp ở Inđônêxia chưa hoàn chỉnh. Năm 2001, Luật Nhãn hiệu ra đời.
Quá trình bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp cho cà phê vùng Bali ở Inđônêxia (cà phê Bali Kintamani) được tóm tắt qua các bước sau:
Trao quyền cho các tổ chức của nông dân: Tổ chức của người dân bao gồm những hộ nằm trong vùng sản xuất cà phê của Inđônêxia. Các tổ chức này hoạt động dựa trên nguyên tắc thống nhất, dân chủ, họ được đào tạo về quy trình chế
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 22 biến, nâng cao chất lượng, cách nếm cà phê để kiểm soát chất lượng cà phê... và phải thực hiện đúng theo các quy trình sản xuất được đăng ký.
Thực hiện quy trình thống nhất và nâng cao chất lượng: Quy trình sản xuất từ khâu sản xuất đến khâu chế biến cà phê của vùng Bali được thực hiện thống nhất, đúng quy trình kỹ thuật. Toàn bộ diện tích cà phê được canh tác theo phương thức hữu cơ (chỉ bón phân hữu cơ do nông dân sản xuất), không sử dụng thuốc trừ sâu hoá học.
Thành lập tổ chức quản lý NHCN: Đây là nhiệm vụ quan trọng trong việc đảm bảo việc sản xuất và sử dụng nhãn hiệu cho sản phẩm cà phê Bali đúng mục đích, chất lượng, hiệu quả. Nhiệm vụ này được giao cho một tổ chức của những người sản xuất, chế biến và kinh doanh sản phẩm cà phê (hiệp hội). Tổ chức này được hoạt động dưới sự bảo trợ của Nhà nước, chính quyền địa phương.
Lập hồ sơ xin đăng ký bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp: Đây là công đoạn cuối cùng trong việc bảo hộ NHCN cho sản phẩm cà phê Bali - Kintamani.
Quảng bá và tiếp thị: Viện Nghiên cứu cà phê và ca cao Inđônêxia làm đầu mối kết nối giữa các tổ chức sản xuất cà phê với các công ty xuất khẩu cà phê nhằm thiết lập một hệ thống quảng cáo tiếp thị rộng rãi cho sản phẩm cà phê, đưa hình ảnh sản phẩm cà phê đến với người tiêu dùng qua đó tăng thị phần sản phẩm trên thị trường.
Tuy vậy, từ thực tế triển khai xây dựng, và phát triển NHCN cho sản phẩm cà phê ở Inđônêxia cho thấy vẫn còn nhiều vẫn đề cần giải quyết như: Trình độ hiểu biết pháp luật và quy trình đăng ký bảo hộ của người dân và các cơ quan còn hạn chế; các sản phẩm đang phải đối mặt với vấn đề tiếp thị và quảng bá nhằm đạt được một giá trị sản phẩm phù hợp cho việc vận hành hệ thống kỹ năng quản lý, nâng cao chất lượng...; hệ thống pháp luật về sở hữu trí tuệ nói chung và về sở hữu công nghiệp nói riêng cần phải được hoàn thiện. Đây là bài học cần được giải quyết trong quá trình bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp dưới hình thức NHCN hay chỉ dẫn địa lý cho nông sản, sản phẩm đặc sản, truyền thống của Việt Nam.