Những lợi ích khi tham gia sử dụng NHCN Gà đồi Yên Thế

Một phần của tài liệu Nghiên cứu nhu cầu tham gia sử dụng nhãn hiệu chứng nhận gà đồi yên thế của người sản xuất gà yên thế huyện yên thế tỉnh bắc giang (Trang 79 - 99)

III Ngành Thương mại Dịch vụ 595,00 21,35 620,00 16,96 824,00 19,

Các giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao nhu cầu tham gia sử dụng

4.2.2 Những lợi ích khi tham gia sử dụng NHCN Gà đồi Yên Thế

4.2.2.1 Sự hiểu biết của người sản xuất gà về NHCN

Trong nền kinh tế thị trường hiện nay thì việc phát triển thương hiệu là điều rất cần thiết đối với tất cả các loại sản phẩm, nhận thức được điều này chình quyền huyện Yên Thế đã xúc tiến và tạo lập NHCN Gà đồi Yên Thế từ năm 2010 và đến năm 2011 Gà đồi Yên Thế được Cục sở hữu trí tuệ cấp NHCN. Người sản xuất gà là người trực tiếp được hưởng lợi từ việc này cho nên hầu hết họ đều có sự hiểu biết nhất định về NHCN. 33,33% 61,12% 5,55% Hộđã tham gia Hộ chưa tham gia Hộ không muốn tham gia

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 69 2.22 16.67 47.78 33.33 0 10 20 30 40 50 60 70 80 90 100

Chưa nghe bao giờCó nghe nhưng ko hiểu lắm

Biết khá rõ Biết rất rõ

Biều đồ 4.4 Sự hiểu biết của người sản xuất gà về NHCN

Biểu đồ 4.4 thể hiện mức độ hiểu biết của người chăn nuôi về NHCN, trong số 90 người được hỏi thì có 2 người chiếm 2,22% số người là chưa nghe về NHCN bao giờ, có 15 người chiếm 16,67% số người được hỏi là có nghe nhưng không hiểu lắm họ chỉ hiểu lờ mờ và không quan tâm lắm đến NHCN cũng như không hiểu rõ bản chất của nó, có đến 43 người chiếm 47,78% số người được hỏi là biết khá rõ về NHCN và họ là những người có mong muốn sử dụng nên đã gửi đơn lên chính quyền huyện để yêu cầu được sử dụng và có 33,33% là biết rất rõ tức là họ rất quan tâm đến NHCN và hiểu rõ lợi ích cũng như bản chất họ chủ yếu là những người đã sử dụng NHCN, những người biết khá rõ và rất rõ là những hộ chăn nuôi quy mô vừa và quy mô lớn vì vậy việc quan tâm hiểu biết đến NHCN là điều cần thiết.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 70

4.2.2.2 Ý kiến của người sản xuất gà về khó khăn khi chưa tham gia sử dụng NHCN

52.94 76.47 76.47 95.6 96.47 0 20 40 60 80 100 Không phân biệt được với các loại gà khác Không được hỗ trợ nhiều về vốn, KT Tiêu thụ khó khăn Giá bán thấp

Biểu đồ 4.5 Những khó khăn chủ yếu khi chưa tham gia sử dụng NHCN Gà đồi Yên Thế của các hộ sản xuất gà.

Qua việc điều tra các hộ chưa tham gia và đã tham gia thì thấy rằng, khó khăn chủ yếu mà các hộ gặp phải là giá bán quá thấp chiếm 96,47 % , tiêu thụ khó khăn chiếm 95,6%, bên cạnh đó còn có những khó khăn như không được hỗ trợ nhiều về vốn và kỹ thuật chiếm 76,47% , không phân biệt được với các loại gà khác có thể là kém chất lượng hơn như vậy sẽ làm ảnh hưởng lớn đến uy tín chất lượng của gà đồi Yên Thế. Nguyên nhân chính dẫn đến những khó khăn chủ yếu đó là do các hộ chưa sử dụng NHCN Gà đồi Yên Thế.

4.2.2.3 Ý kiến của người sản xuất gà về lợi ích chủ yếu khi đã tham gia sử dụng NHCN

"Gà đồi Yên Thế" - Bắc Giang được Cục Sở hữu trí tuệ - Bộ Khoa học và Công nghệ cấp Chứng nhận nhãn hiệu cho sản phẩm vào năm 2011. Đây là vật nuôi đầu tiên trong cả nước được công nhận thương hiệu và bảo hộ độc quyền. Với giống gà chính là gà Ri được chăn nuôi theo đúng quy trình sinh học nên chất lượng "Gà đồi Yên Thế" được người tiêu dùng đánh giá là thơm ngon. Phát huy thương hiệu

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 71 sản phẩm và tổ chức nhiều hoạt động nhằm giới thiệu, quảng bá sản phẩm "Gà đồi Yên Thế" ra thị trường nhằm tạo điều kiện cho người nông dân yên tâm chăn nuôi đang được tỉnh Bắc Giang tập trung triển khai. Vì vậy việc sử dụng NHCN Gà đồi Yên Thế mang lại một số lợi ích rất thiết thực.

99.3363.33 63.33 90 83.33 30 0 10 20 30 40 50 60 70 80 90 100 Được hỗ trợ về vốn, KT, tăng khả năng sản xuất Giá bán cao hơn Tiêu thụ dễ dàng hơn Được bảo vệ quyền lợi khi tham gia thương

mại

Thị trường ổn định

Biểu đồ 4.6 Những lợi ích chủ yếu khi sử dụng NHCN Gà đồi Yên Thế

Qua điều tra 30 hộ đã sử dụng NHCN Gà đồi Yên Thế về lợi ích chủ yếu khi họ tham gia sử dụng thì có đến 99,33% số người được hỏi đều cho rằng họ được hỗ trợ về vốn, kỹ thuật, việc sản xuất của họ và việc mở rộng quy mô trở nên dễ dàng hơn so với trước kia. Những lợi ích như được bảo vệ quyền lợi khi tham gia thương mại chiểm tỷ lệ cao là 83,33% , khi sản phẩm của họ có NHCN thì sản phẩm đó luôn được bảo vệ không bị là nhái làm giả. Tiêu thụ đễ dàng hơn cũng là lợi ích rất quan trọng mà các hộ chăn nuôi nhận được khi sử dụng NHCN, lợi ích này chiếm đến 90 % số ý kiến được hỏi, việc tiêu thụ dễ dàng hơn sẽ giúp cho người chăn nuôi bán được nhiều sản phẩm từ đó nâng cao được đời sống kinh tế của họ. Khi tiêu thụ được sản phẩm đồng nghĩa với thị trường được mở rộng, sản phẩm Gà đồi của các hộ được biết đến rộng rãi , nhiều dơn vị kinh doanh muốn bán sản phẩm này cho nên các sản phẩm sản xuất ra sẽ không bị các tư thương ép giá. Từ đó ổn định giá và mức giá cao sẽ được chấp nhận trên thị trường.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 72 Tuy mức giá cao và ổn định thị trường là những lợi ích được người chăn nuôi đánh giá cao nhưng thực tế hiện nay ở các hộ được điều tra thì giá cả vẫn là tự người dân thỏa thuận với thương lái chứ chưa có một hợp đồng cụ thể nào,tuy giá có cao nhưng người chăn nuôi vẫn không tránh khỏi thua lỗ. Thị trường ổn định là một trong những quan tâm và mong muốn hàng đầu của người dân thì lại chưa được đáp ứng, chỉ có 30% số người được hỏi cho rằng thị trường ổn định sau khi đã sử dụng NHCN, nhưng họ chỉ là một số hộ quy mô lớn nằm trong một vài dự án hỗ trợ của chính quyền và đặc biệt họ phải là hộ chăn nuôi cực kì có bài bản.

=> Như vậy qua tìm hiểu về sự quan tâm hiểu biết của người dân về NHCN cho thấy rằng hầu hết các hộ chăn nuôi gà đồi đều có một sự hiểu biết nhất định vì NHCN cho sản phẩm Gà đồi Yên Thế đã được cấp từ năm 2011. Họ quan tâm đến và biết rằng họ sẽ và đã gặp những khó khăn chủ yếu gì khi chưa tham gia sử dụng NHCN điều này được thể hiện ở biểu đồ 4.5. Hơn nữa thông qua các hộ đã sử dụng NHCN thì cho thấy được lợi ích chủ yếu mà các hộ nhận được về sản xuất và tiêu thụ họ đạt được và các hộ chưa sử dụng thì mong muốn đạt được, tuy nhiên người sản xuất còn mong muốn hơn nữa đó là sự ổn định của thị trường để họ yên tâm phát triển sản xuất. Chính vì vậy mà việc tham gia sử dụng NHCN Gà đồi Yên Thế là vô cùng cần thiết và cần phải có sự đóng góp về kinh phí sao cho phù hợp để dùng quỹ đó xây dựng, phát triển, giữ vững thương hiệu Gà đồi Yên Thế và bảo vệ được những lợi ích cốt lõi cho người sản xuất.

4.2.3 Nhu cu tham gia s dng NHCN Gà đồi Yên Thế ca các h sn xut gà

Việc phát triển sản xuất và tiêu thụ có hiệu quả sản phẩm gà đồi Yên Thế là vấn đề cốt yếu hiện nay không chỉ với những người sản xuất gà mà còn với cả cơ quan chính quyền. Gà đồi là loại thực phẩm có giá trị dinh dưỡng cao, nó có mặt trong các bữa ăn của các gia đình cho nên gà đồi là loại thực phẩm rất được ưa chuộng hiện nay. Hơn nữa gà đồi là loại vật nuôi có giá trị kinh tế cao, nuôi gà là một nghề và là nguồn thu nhập chủ yếu của hầu hết các hộ nông dân trên địa bàn huyện Yên Thế giúp người dân trong huyện nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống. Người chăn nuôi cũng đã hiểu và nhận thức được tầm quan trọng của viêc sử dụng

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 73 NHCN. Họ sẽ là người quyết định xem có nên hay không nên tham gia sử dụng NHCN Gà đồi Yên Thế.

Sau đây là những ý kiến của người chăn nuôi về việc tham gia sử dụng NHCN Gà đồi Yên Thế:

Bảng 4.8: Ý kiến của hộ về việc tham gia sử dụng NHCN gà đồi Yên Thế

Nội dung Số ý kiến Tỷ lệ(%)

1.Mức độ cần thiết tham gia sử dụng NHCN

- Rất cần thiết 74 82,22

- Bình thường 11 12,22

- Không cần thiết 5 5,56

2.Đóng kinh phí tham gia sử dụng NHCN gà đồi Yên Thế

- Đồng ý 83 92,22

- Không đồng ý 7 7,78

(Nguồn: Điều tra hộ, 2013)

Qua bảng 4.8 ta thấy rằng khi được hỏi về mức độ cần thiết của việc tham gia sử dụng NHCN Gà đồi Yên Thế thì có đến 82,22% số hộ cho rằng việc tham gia sử dụng là rất cần thiết bởi những hộ này rất quan tâm và nhận thức sâu sắc về lợi ích mà việc sử dụng NHCN mang lại, có 12,22% số hộ cho đó là bình thường vì họ nhận thức vẫn chưa rõ ràng lợi ích mà NHCN đem lại, còn lại 5,56% số người được hỏi cho rằng không cần thiết.

Đa số các hộ đều có sự hiểu biết nhất định về tầm quan trọng của việc sử dụng NHCN Gà đồi Yên Thế nên khi được hỏi về việc đóng góp kinh phí để tham gia sử dụng thì có đến 92,22% số người được hỏi đồng ý là đóng góp kinh phí, còn lại 7,78% số người không đồng ý họ chủ yếu là những hộ chăn nuôi quy mô nhỏ hoặc là những người không quan tâm đến NHCN Gà đồi Yên Thế.

Nhìn chung, đa số các hộ đều đồng ý đóng góp kinh phí cho việc tham gia sử dụng NHCN Gà đồi Yến Thế vì họ cho rằng đó là điều cần thiết. Xây dựng nhãn hiệu đã khó rồi thì việc giữ vững và phát triển nó thì lại càng khó hơn, cho nên việc đóng

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 74 phí để gây quỹ nhằm bảo vệ nhãn hiệu là việc nên làm và cần thiết đối với các hộ chăn nuôi. Tuy tỷ lệ đồng ý đóng kinh phí là cao nhưng không phải hộ nào cũng đồng ý ở một mức độ đóng góp mà các hộ đồng ý đóng góp ở mức độ khác nhau.

4.2.3.1 Mức kinh phí bằng lòng đóng góp của các hộ sản xuất gà cho việc tham gia sử dụng NHCN Gà đồi Yên Thế

a, Mức kinh phí bằng lòng đóng góp của hộ sản xuất gà quy mô nhỏ

Những hộ quy mô nhỏ là những hộ sản xuất gà với số lượng nhỏ dưới 1000 con/lứa. Những hộ này có thu nhập chủ yếu không phải là từ chăn nuôi gà đồi mà họ tận dụng diện tích vườn đồi nhà mình chăn nuôi gà để có thêm thu nhập. Thu nhập của họ từ chăn nuôi gà chưa cao, họ sợ rủi ro và không dám đầu tư mạnh vào việc chăn nuôi gà đồi. Do vậy họ khó chấp nhận khi phải mất thêm một khoản chi phí lớn nữa và mức bằng lòng chi trả cho việc tham gia sử dụng NHCN Gà đồi Yên Thế của các hộ này còn thấp.

Mức bằng lòng trả cho việc tham gia sử dụng NHCN Gà đồi Yên Thế được thể hiện trong bảng sau:

Bảng 4.9 Mức phí bằng lòng đóng góp của hộ sản xuất gà quy mô nhỏ Mức bằng lòng đóng góp (WTP nghìn đồng/100 con gà) Số hộ Tỷ lệ 0 6 20% 10 3 10% 20 14 46,67% 30 5 16,67% 40 1 3,33% 50 1 3,33% Tổng 30 100% ( Nguồn: Số liệu điều tra, 2013)

Qua bảng 4.9 ta thấy rằng, có đến 6 hộ không đồng ý đóng góp kinh phí chiếm đến 20 % số hộ bởi họ cho rằng việc tham gia và chi trả cho sử dụng NHCN là không cần thiết,những hộ này có số lượng gà rất ít chỉ từ vài chục đến vài trăm con, họ không

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 75 quan tâm lắm đến việc tiêu thụ cũng như giá bán của mình. Do vậy, họ sẽ không chi trả thêm một khoản chi phí nào nữa và mức phí bằng lòng đóng góp của họ bằng 0.

Nhưng bên cạnh đó một số hộ khác lại cho rằng đóng góp kinh phí là cần thiết và mức đóng góp có sự khác nhau: Có 3 hộ cho rằng mức phí hợp lý cần đóng góp là 10 nghìn đồng chiếm 10% số hộ, có đến 14 hộ đồng ý đóng góp ở mức phí 20 nghìn đồng và chiếm tỷ lệ cao nhất là 46,67% số hộ, ở mức giá cao nhất 50 nghìn đồng thì chỉ có 1 hộ đồng ý chiếm 3,33%. Như vậy qua bảng 4.9 ta có thể tính được mức sẵn lòng chi trả bình quân theo công thức tính bình quân gia quyền của các hộ quy mô nhỏ là 18,33 nghìn đồng, các hộ này bằng lòng trả ở mức tương đối thấp.

Dưới đây là đường cầu đường thể hiện mối quan hệ giữa mức sẵn lòng chi trả và số hộ tham gia: 40 30 20 0 5 10 15 20 25 30 35 40 45 0 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 M c W T P Số hộ WTP ( Nghìn đồng/100 gà) WTP Biểu đồ 4.7 :Đường cầu biểu diễn mức bằng lòng đóng góp của hộ sản xuất gà quy mô nhỏ

Trục tung thể hiện mức sẵn lòng chi trả của các hộ, trục hoành biểu thị số hộ chăn nuôi gà đồi. Qua biểu đồ 4.7 ta thấy rằng đường cầu của các hộ chăn nuôi quy mô nhỏ khá là co giãn, chỉ cần một sự thay đổi nhỏ của mức giá ( mức WTP) thì kéo theo là sự thay đổi lớn về số hộ tham gia. Cụ thể, ở mức chi trả 40.000 đồng /100 gà thì có 1 hộ tham gia chiếm 3,33 % , khi giảm xuống 30.000 đồng thì đã có 5 hộ đồng

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 76 ý và khi giảm xuống mức giá 20.000 đồng thì có đến 14 hộ đồng ý chiếm 46,67% số hộ quy mô nhỏ.

Như vậy, hộ quy mô nhỏ khá nhạy cảm với mức giá sẵn lòng chi trả(WTP). Quyết định đồng ý tham gia sử dụng của hộ phụ thuộc rất lớn vào mức sẵn lòng chi trả WTP.

b, Mức kinh phí bằng lòng đóng góp của các hộ sản xuất gà quy mô vừa

Những hộ quy mô vừa là những hộ có số lượng gà từ 1000 đến dưới 2000 con. Trong số 30 người được hỏi thì có đến 87% số hộ có thu nhập chủ yếu từ chăn nuôi gà và họ cũng sẽ là người quan tâm đến mức giá bán cũng như việc tiêu thụ của mình hơn so với hộ quy mô nhỏ.

Bảng 4.10 Mức phí bằng lòng đóng góp của hộ sản xuất gà quy mô vừa Mức bằng lòng đóng góp (WTP nghìn đồng/100 con gà) Số hộ Tỷ lệ (%) 0 1 3,33 30 14 46,67 40 8 26,67 50 3 10 60 2 6,67 70 1 3,33 80 1 3,33 Tổng 30 100 Nguồn: Số liệu điều tra,2013

Qua bảng 4.10 ta thấy rằng những hộ quy mô vừa có mức sẵn lòng chi trả cao hơn so với những hộ quy mô nhỏ. Mức sẵn lòng chi trả thấp nhất là 0 thì vẫn còn một hộ, ở mức WTP là 30.000 đồng/100 gà thì có đến 14 hộ chiếm 46,67% , trong số đó có 1 hộ đồng ý chi trả ở mức cao nhất 80.000 đồng/100 gà chiếm 3,33%. Theo công thức tính bình quân gia quyền thì mức sẵn lòng chi trả bình quân của nhóm hộ này là

Một phần của tài liệu Nghiên cứu nhu cầu tham gia sử dụng nhãn hiệu chứng nhận gà đồi yên thế của người sản xuất gà yên thế huyện yên thế tỉnh bắc giang (Trang 79 - 99)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(138 trang)