Tình hình sản xuất sản phẩm Gà Đồi Yên Thế

Một phần của tài liệu Nghiên cứu nhu cầu tham gia sử dụng nhãn hiệu chứng nhận gà đồi yên thế của người sản xuất gà yên thế huyện yên thế tỉnh bắc giang (Trang 59 - 68)

III Ngành Thương mại Dịch vụ 595,00 21,35 620,00 16,96 824,00 19,

Các giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao nhu cầu tham gia sử dụng

4.1.2 Tình hình sản xuất sản phẩm Gà Đồi Yên Thế

4.1.2.1 Tình hình chăn nuôi

* Tình hình chăn nuôi chung của huyện

Phát huy lợi thế so sánh của một huyện miền núi có nhiều đồi núi thấp, phần lớn đã được che phủ kín bằng các tập đoàn cây lấy gỗ và cây ăn quả. Từ năm 2006 đến nay, huyện Yên Thế đã phát động mạnh mẽ phong trào chăn nuôi gà đồi giống địa phương dưới tán cây rừng và cây ăn quả và đã đạt được kết quả bước đầu quan trọng:

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 49

Bảng 4.1 : Tình hình chăn nuôi gà đồi qua các năm của huyện (2005-2013)

Chỉ tiêu ĐV Năm 10/05 Lần 11/10 Lần 13/11 Lần 2005 2010 2011 2012 2013 DT nuôi gà đồi ha 50 108,2 116,1 116,2 110,4 2,16 1,07 0,95 Số hộ hộ 2.890 18.707 20.416 20.456 20.420 6,47 1,09 1,00 Sốđầu gà con 690.000 4.229.000 4.643.000 4.537.000 4.315.000 6,12 1,10 0,93 ( Nguồn:Số liệu thống kê huyện Yên Thế, 2013)

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 50 Theo số liệu thống kê đến thời điểm cuối tháng 12 năm 2013, tổng đàn gia cầm của huyện Yên Thế đạt trên 4,512 triệu con (trong đó đàn gà đạt trên 4,3 triệu con). Tăng gần 4 triệu con so với năm 2005; mỗi năm nhân dân trong huyện xuất bán từ 13-15 triệu con gia cầm thương phẩm, giá trị sản xuất năm 2013 ước đạt 1.400 tỷ đồng. Chỉ trong một thời gian ngắn, Yên Thế đã trở thành một huyện có tổng đàn gia cầm lớn nhất toàn quốc. ( Phòng NN huyện Yên Thế, 2013)

Qua bảng 4.1 ta thấy rằng, trong 5 năm từ năm 2005 đến năm 2010 đã có sự biến động rõ nét đó là diện tích để chăn nuôi gà đồi năm 2010 tăng gấp đôi so với năm 2005. Thêm đó là số lượng và số hộ chăn nuôi gà đồi tăng vượt trội. Cụ thể, năm 2010 số hộ chăn nuôi gà đồi tăng thêm 15.817 hộ ( gấp 6,47 lần) và số lượng gà trong toàn huyện tăng thêm 3.539.000 con ( gấp 6,12 lần) so với năm 2005. Có được kết quả này là nhờ có sự chỉ đạo, công tác tuyên truyền tốt của huyện và sự tích cực học hỏi kinh nghiệm, phát huy những lợi thế về điều kiện tự nhiên của người dân.

Theo đó đến năm 2011 thì gà đồi Yên Thế đã đc cấp NHCN, đây là điều kiện cần thiết để việc chăn nuôi của các hộ trở nên bài bản có quy hoạch và việc tiêu thụ trở nên dễ dàng hơn cho nên việc phát triển chăn nuôi gà đồi càng mạnh mẽ . Cụ thể, trong vòng 1 năm từ 2010 đến 2011 thì năm 2011 diện tích chăn nuôi gà đồi gấp 1,07 lần ( tăng 7%) so với năm 2010, số hộ chăn nuôi gà tăng thêm 1709 hộ ( gấp 1,09 lần) và số lượng gà tăng thêm 414.000 con ( gấp 1,1 lần) so với năm 2010. Tuy nhiên, những năm sau đó thì quy mô đàn gà có xu hướng giảm. Nguyên nhân là do ảnh hưởng của suy giảm kinh tế năm 2012 kéo dài khiến giá thịt gà giảm mạnh đến cả năm sau cộng thêm là dịch bệnh bùng phát, vì vậy người dân không dám vào đàn quá nhiều nhưng sự biến động này không quá lớn. Cụ thể, năm 2013 diện tích nuôi gà giảm xuống còn 95% so với năm 2011, số hộ chăn nuôi gà thì không thay đổi nhiều do đa số hộ dân vẫn muốn duy trì chăn nuôi vì đây là nguồn thu nhập chủ yếu của hộ, ngoài ra thì quy mô đàn gà cũng giảm 328.000 con (bằng 0,93 lần tức giảm 7%) so với năm 2011.

Phong trào chăn nuôi gà đồi được phát triển mạnh ở hầu hết các xã, thị trấn trên địa bàn huyện. Số lượng hộ chăn nuôi từ 1.000 con trở lên đã có trên 1.000 hộ; cá biệt đã có hộ nuôi từ 5.000 đến 8.000 con/lứa. Chăn nuôi gà đồi đã trở thành một

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 51 nghề đối với nhiều hộ nông dân và cho thu nhập ổn định từ 50-100 triệu đồng/năm; một số hộ đã có thu nhập từ 250 - 300 triệu đồng/năm. Đặc biệt trong dịp tết nguyên đán vừa qua đã có hộ cho thu nhập nên tới trên 500 triệu đồng. Qua đó, đã góp phần tạo thêm nhiều việc làm, tăng thu nhập cho người lao động, đẩy nhanh tiến độ xóa đói, giảm nghèo trên địa bàn huyện.

Do phong trào chăn nuôi gà đồi phát triển mạnh, quy mô tổng đàn mỗi năm tăng mạnh nên đã thúc đẩy nhiều loại hình dịch vụ liên quan phát triển. Theo thống kê kết thúc năm 2013 trên địa bàn huyện đã có trên 510 tổ liên gia, trên 40 cơ sở chuyên tổ chức ấp nở và cung ứng con giống gà thương phẩm, khoảng trên 70 hãng với trên 150 đại lý chuyên cung cấp thuốc thú y và thức ăn chăn nuôi.

Thông qua các hoạt động trên “Gà đồi Yên Thế” được công nhận thương hiệu, uy tín của sản phẩm gà đồi Yên Thế đã được nâng lên, được nhiều người tiêu dùng ưa chuộng, nhiều thị trường, nhà hàng, khách sạn trong nhiều tỉnh, thành phố biết đến coi gà đồi Yên Thế là một đặc sản và để quảng bá hơn nữa hình ảnh gà đồi Yên Thế, đưa sản phẩm gà đồi Yên Thế vào các siêu thị.

Nhưng bên cạnh đó thì việc chăn nuôi của các hộ vẫn còn nhỏ lẻ, không tập trung và hầu hết là tự phát. Một số hộ vẫn chăn nuôi theo phương pháp truyền thống nên hiệu quả kinh tế chưa cao.

Như vậy cần phải có sự quy hoạch tổng thể phù hợp cho sự phát triển chăn nuôi của huyện, tất cả những sản phẩm gà của huyện Yên Thế cần phải mang NHCN và điều đó cần có sự tham gia sử dụng có hiệu quả của người chăn nuôi cũng như các tác nhân khác tham gia vào quá trình sản xuất và tiêu thụ

*Tình hình chăn nuôi của các hộđược điều tra

Ở quy mô hộ gia đình qua điều tra thì đa số các hộ đều có thu nhập từ chăn nuôi gà đồi và đây là nguồn thu nhập chủ yếu và được biểu hiện rõ nhất là ở hộ quy mô nhỏ có đến 66,7% số hộ, các tỷ lệ này lần lượt là 87% và 100 % ở những hộ quy mô vừa và lớn. Vì vậy có thể nói đây là một nghề đối với đa số các hộ dân trên địa bàn được điều tra cho nên đa số họ sẽ tập trung chủ yếu vào chăn nuôi gà đặc biệt là ở những hộ quy mô lớn thì thu nhập của các hộ đêu là chăn nuôi gà.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 52 Bảng 4.2 : Tình hình chăn nuôi của các hộ sản xuất gà đồi Đơn v: % Chỉ tiêu ĐVT Hộ quy mô nhỏ Hộ quy mô vừa Hộ quy mô lớn I.Thông tin sản xuất

1. Số lứa/ năm Lứa 3,1 3,3 3,4

2. Số lượng gà giống/năm con 1960,0 4950,3 8215,3

3.Số lượng gà xuất chuồng/năm con 1792,3 4548,6 7890,0

4. Sản lượng BQ/năm kg 3584,6 8642,3 14202,0

II.Tỷ lệ hộ có nguồn thu nhập chủ yếu từ chăn gà

%

66,7 87 100

(Nguồn: Số liệu điều tra, 2013)

Vì họ tập trung chủ yếu vào chăn nuôi gà nên mỗi năm họ nuôi từ 3 đến 4 lứa, mỗi lứa đều trên 4 tháng, cứ mỗi một lứa gần xuất bán thì họ tiếp tục lại úm đàn gà mới. Số lượng gà và sản lượng gà một năm tương đối cao ở hộ quy mô vừa là 4548 con và đạt 8,642 tấn, ở hộ quy mô lớn là 7890 con và đạt 14,202 tấn, chỉ tiêu này nhỏ hơn nhiều ở hộ quy mô nhỏ đó là 1792 con và đạt 3,584 tấn.

Bảng 4.3: Tỷ lệ hộđiều tra theo mối liên kết với các tổ chức trong chăn nuôi gà đồi Chỉ tiêu Đơn vị % Hộ quy mô nhỏ Hộ quy mô TB Hộ quy mô lớn

Liên kết với doanh nghiệp - 12,5 17,5

Liện kết với nhóm chăn nuôi 60,0 67,5 72,5

Chăn nuôi độc lập 40,0 20,0 10,0

Tổng 100,0 100,0 100,0

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 53 Qua bảng 4.3 trên ta thấy rằng các hộ chăn nuôi đã có sự liên kết với các doanh nghiệp như công ty cám, công ty thuốc thú y hay các doanh nghiệp về giống, các doanh nghiệp nhà máy giết mổ và tiêu thụ. Việc liên kết được thực hiện chủ yếu ở nhóm hộ quy mô vừa là 12,5 % và các hộ quy mô lớn là 17,5%, ở quy mô nhỏ thì hầu hết là không có sự liên kết này. Bên cạnh sự liên kết giữa các hộ chăn nuôi với các doanh nghiệp thì các hộ còn có xu hướng liên kết với nhau nhằm chia sẻ kinh nghiệm trong chăn nuôi và cùng nhau phát triển chỉ tiêu này ở các hộ quy mô nhỏ là 60%, hộ quy mô vừa là 67,5% và hộ quy mô lớn là 72,5%. Ngoài ra thì vẫn còn một số hộ vẫn chăn nuôi độc lập đơn lẻ và không liên kết với bất cứ một tổ chức cá nhân nào, những hộ này tập trung chủ yếu ở quy mô nhỏ vì nuôi với số lượng ít và họ cho rằng không cần thiết phải liên kết, họ chủ yếu là chăn nuôi tự phát, tỷ lệ này giảm dần ở những hộ quy mô vừa và lớn bởi họ cho rằng cần phải có sự liên kết trong chăn nuôi thì mới giảm thiểu được mức độ rủi ro. Tuy nhiên thì vẫn còn nhiều hộ chăn nuôi không có sự liên kết hay có liên kết nhưng không chặt chẽ.

*Nguồn giống cho chăn nuôi gà ở các hộđược điều tra

Theo như kết quả điều tra cho thấy, tỷ lệ các hộ chăn nuôi mua gà từ một nguồn cố định chiếm 74,4% điều này cho thấy các hộ này có sự liên kết với người sản xuất con giống họ giữ mối quan hệ này trong quá trình chăn nuôi. Số hộ còn lại chiếm 25,6% họ không có mối quan hệ mật thiết nào với cơ sở sản xuất con giống, nơi nào bán con giống tốt thì họ mua .

25.6 %

74.4%

Nguồn cốđịnh Nguồn không cốđịnh

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 54 Nguồn cung cấp giống hiện nay cho các hộ chăn nuôi gà tại địa bàn huyện không chỉ có ở các lò địa phương mà còn ở những cơ sở cung cấp con giống ở các địa phương khác như huyện Hiệp Hòa, Tân Yên , huyện Phú Bình (Thái Nguyên)...Trứng giống được thu mua từ nhiều nơi khác nhau nên chất lượng con giống không đồng nhất, ảnh hưởng đến chất lượng và độ đồng đều của sản phẩm, đôi khi còn là nguồn lây bệnh cho đàn gà địa phương. Mặt khác, một số cơ sở cung cấp con giống mới thành lập làm ăn theo kiểu chộp giật , chỉ được một vài lứa cung cấp giống tốt để lấy khách, sau đó chất lượng giống giảm dần có khi là con giống chất lượng kém, không đúng với các tiêu chuẩn mà chính cơ sở đó đã đưa ra.

Nhiều hộ chăn nuôi gà thịt với quy mô lớn, lượng con giống cần rất nhiều nhưng vẫn không có mức độ liên kết chặt chẽ với cơ sở cung cấp giống để cùng nhau chia sẻ lợi ích và rủi ro trong quá trình chăn nuôi, hầu hết các hộ chăn nuôi mua giống gà không có thỏa thuận gì với người cung cấp giống về việc đảm bảo chất lượng con giống cho người chăn nuôi. Quan hệ giữa người chăn nuôi và cơ sở cung cấp giống vẫn là quan hệ mua đứt bán đoạn.

*Nguồn vốn cho chăn nuôi gà ở các hộđiều tra

Vốn đầu tư là yếu tố đầu vào đầu tiên quyết định quá trình chăn nuôi gà đồi của hộ. Có nguồn vốn tốt hộ chăn nuôi sẽ đầu tư tốt các yếu tố đầu vào khác sẽ mang lại hiệu quả cao hơn trong chăn nuôi.

Biểu đồ 4.2: Nguồn vốn chủ yếu ở các hộđược điều tra 85 %

25 %

Vốn vay Vốn tự có

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 55 Trong chăn nuôi gà đồi ở huyện Yên Thế, đặc biệt là chăn nuôi gà thịt thì hiện nay có rất ít sự đầu tư tín dụng một cách chính thức giống như hình thức chăn nuôi theo hợp đồng từ các doanh nghiệp cho người chăn nuôi. Hầu hết các hộ chăn nuôi đều phải sử dụng vốn vay trừ một số hộ khá, có điều kiện kinh tế hoặc chăn nuôi lâu năm đã tích tụ đủ vốn. Thông thường, lượng vốn vay của mỗi hộ nhằm đảm bảo vốn lưu động dùng để mua thức ăn, con giống, thuốc thú y và một số tài sản lớn phục vụ cho chăn nuôi. Vốn vay được hình thành từ nhiều nguồn khác nhau, có thể một hộ vay theo nhiều kênh chứ không theo một kênh vay vốn. Nhìn vào biểu đồ 4.2 ta thấy, phần lớn các hộ được điều tra đều phải đi vay vốn tỷ lệ này chiếm đến 85% , còn lại là 25% các hộ khác là vốn tự có. Theo khảo sát các hộ đi vay họ chủ yếu tiếp cận những những nguồn tín dụng phi chính thống như vay người quen, vay các tổ chức đoàn thể và tín dụng thương mại,họ rất ít vay ngân hàng vì thủ tục rườm rà và khá phức tạp. Ngoài ra rất đông các hộ chăn nuôi vay vốn bằng cách mua chịu hàng của các đại lý TACN, thuốc thú y cho đến khi bán gà thì trả hết.

4.1.2.2. Công tác phòng dịch, kiểm dịch

Công tác thú y có vai trò quan trọng đối với chăn nuôi, đặc biệt là chăn nuôi theo quy mô tập trung như hiện nay, trong khi đó dịch cúm gia cầm xảy ra và luôn tiềm ẩn nguy cơ bùng phát đã gây ảnh hưởng không nhỏ đến người sản xuất chăn nuôi. Do tổ chức tốt công tác kiểm tra, giám sát dịch bệnh; công tác tiêm phòng, tổng vệ sinh khử trùng tiêu độc; công tác kiểm dịch, kiểm soát giết mổ, kiểm tra vệ sinh thú y, quản lý vật nuôi vận chuyển ra, vào huyện, tập trung cao kiểm soát đàn gia cầm nhập lậu nên trong năm qua dịch cúm gia cầm (cúm A H5N1) luôn được bao vây, khống chế có hiệu quả, không để phát dịch làm thiệt hại đến sản xuất và lây lan dịch bệnh đến người và các gia súc khác.

Năm 2013 tiêm phòng vacxin cúm gia cầm cho 1 triệu lượt con; tiêm phòng vacxin gia cầm khác được 3 triệu liều.

Ngoài việc triển khai tiêm phòng vacxin, đã tích cực tuyên truyền, hướng dẫn người chăn nuôi nâng cao ý thức hơn trong việc phòng chống dịch bệnh, vệ sinh

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 56 môi trường chăn nuôi cũng như việc phát triển quy mô đàn theo từng mùa vụ nên đàn gia cầm luôn sinh trưởng và phát triển tốt.

* Công tác phòng dịch bệnh ở các hộđược điều tra

Qua điều tra các hộ dân được biết 100% các hộ dân đều tiêm phòng vacxin cúm và các loại vắc xin khác, tuy nhiên thì không phải tất cả số gà nuôi đều được tiêm do không đủ vắc xin để tiêm. Hầu hết các hộ phòng bệnh, tiêu độc khử trùng bằng cách rắc vôi bột và dùng thuốc sát trùng, 70 đến 75% là dùng thuốc kháng sinh và thuốc bệnh.

Bảng 4.4 :Tỷ lệ hộ theo phương án phòng dịch bệnh cho gà đồi

Đơn vị : %

Phương án Quy mô nhỏ Quy mô TB Quy mô lớn

Rắc vôi bột 100,0 100,0 100,0 Thuốc sát trùng 100,0 100,0 100,0 Thuốc kháng sinh 70,0 70,0 75,0 Thuốc bệnh 70,0 70,0 70,0 Khác - - - (Nguồn: Số liệu điều tra,2013)

4.1.2.3. Công tác tập huấn chuyển giao KHKT

Công tác tập huấn chuyển giao KHKT chăn nuôi gia cầm được chú trọng, hàng năm UBND huyện đã giành một phần kinh phí hỗ trợ và chỉ đạo các ngành chức năng tổ chức lồng ghép giữa các chương trình dự án tổ chức được hàng trăm lớp tập huấn chuyển giao KHKT chăn nuôi gia cầm (trong đó tập huấn về kỹ thuật chăn nuôi gà đồi bền vững an toàn sinh học chiếm 80%/ tổng số lớp tập huấn).

Năm 2012 tổ chức tập huấn chuyển giao KHKT cho nông dân được trên 340 lớp với trên 20.000 lượt người tham dự. Trong đó có 250 lớp từ nguồn ngân

Một phần của tài liệu Nghiên cứu nhu cầu tham gia sử dụng nhãn hiệu chứng nhận gà đồi yên thế của người sản xuất gà yên thế huyện yên thế tỉnh bắc giang (Trang 59 - 68)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(138 trang)