III Ngành Thương mại Dịch vụ 595,00 21,35 620,00 16,96 824,00 19,
Các giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao nhu cầu tham gia sử dụng
4.4 Giải pháp phát triển và nâng cao nhu cầu tham gia sử dụng NHCN Gà Đồi Yên Thế
Yên Thế
Trước đây, phương thức chăn thả của người chăn nuôi huyện Yên Thế chủ yếu dựa vào kinh nghiệm, mang tính tự phát, nhỏ lẻ, chưa tìm kiếm được đầu ra ổn định cho sản phẩm, nên hiệu quả kinh tế chưa cao. Từ thực tế đó, cấp uỷ, chính quyền địa phương đã xác định, xây dựng thương hiệu cho gà đồi Yên Thế để nâng cao hiệu quả chăn nuôi, tăng thu nhập cho người dân. Khởi đầu từ năm 2010, Sở Khoa học và Công nghệ chủ trì thực hiện Dự án “Tạo lập, quản lý và phát triển nhãn hiệu chứng nhận Gà đồi Yên Thế cho sản phẩm gà đồi của huyện Yên Thế, tỉnh Bắc Giang”. Từ đó đến nay, người dân nơi đây tiếp tục tập trung lực lượng lao động, vốn để đầu tư vào chăn thả gà với quy mô lớn; tập hợp các hộ chăn nuôi nhỏ lẻ thành một tổ chức có quyền lợi chung, nhằm phát huy sức mạnh tập thể trong cơ chế thị trường, nhằm nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm, xác lập giá trị và mở rộng thị trường tiêu thụ.
Với tiềm năng và thế mạnh sẵn có của địa phương, Yên Thế sẽ ngày càng phát huy những lợi thế trong xây dựng các mô hình nông - lâm kết hợp, nhân rộng mô hình chăn nuôi gà an toàn sinh học; giữ vững và phát triển thương hiệu "Gà đồi Yên Thế". Trên thực tế, để giữ vững được thương hiệu "Gà đồi Yên Thế", các cấp chính quyền cũng như người sản xuất gà đồi huyện Yên Thế cũng cần xác định mục tiêu phát triển chăn nuôi gà đồi bền vững; từ đó có những giải pháp tích cực trong việc nâng cao chất lượng đàn gà, đảm bảo an toàn dịch bệnh cho đàn gia cầm; thực hiện các cơ chế hỗ trợ, các mô hình liên kết, tạo điều kiện thuận lợi cho người chăn nuôi và các thành phần kinh tế, đưa thương hiệu "Gà đồi Yên Thế" đến với mọi miền của đất nước và hướng đến xuất khẩu.