Bài học kinh nghiệm rút ra từ tổng quan cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn cho nghiên cứu

Một phần của tài liệu Nghiên cứu nhu cầu tham gia sử dụng nhãn hiệu chứng nhận gà đồi yên thế của người sản xuất gà yên thế huyện yên thế tỉnh bắc giang (Trang 38 - 43)

b. Lợi ích của nhãn hiệu đối với doanh nghiệp

2.2.3 Bài học kinh nghiệm rút ra từ tổng quan cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn cho nghiên cứu

cho nghiên cu

Nghiên cứu quá trình xây dựng và phát triển, tham gia NHCN cho hàng nông sản của một số nước trên thế giới và Việt Nam cho chúng ta thấy một số bài học kinh nghiệm cần được nghiên cứu và áp dụng vào thực tiễn hiện nay:

Bản thân những người sản xuất, kinh doanh cũng phải nhận thức được tầm quan trọng của vấn đề xây dựng, đăng ký bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp cho các sản phẩm truyền thống của địa phương mình, để từ đó cùng nhau liên kết sản xuất, xây dựng và cùng thực hiện tốt các quy trình kỹ thuật trong sản xuất và mở rộng các thị trường tiêu thụ, phát huy vai trò và trách nhiệm của mình trong việc duy trì và phát triển NHCN, thực hiện đúng những gì đã cam kết. Khi đã trở thành thành viên của tổ chức tập thể, phải tuân thủ mọi quy chế, quy trình của tổ chức này: Quy trình sản xuất; Quy chế sử dụng NHCN; Quy chế về chế biến và bảo quản sản phẩm; Quy chế về đóng gói và kiểm tra hoàn thiện sản phẩm...

Các tổ chức tập thể (hiệp hội, hợp tác xã) có vai trò rất quan trọng trong việc xây dựng và nhất là khai thác, phát triển giá trị của NHCN sau khi được cơ quan Nhà

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 28 nước có thẩm quyền cấp văn bằng bảo hộ. Vì vậy, để xây dựng, quản lý và khai thác tốt giá trị của NHCN được bảo hộ, các địa phương căn cứ vào tình hình thực tế của địa phương mình tiến hành thành lập Hiệp hội. Trước mắt, tổ chức này sẽ đứng ra làm đại diện cho những thành viên của Hiệp hội đứng ra thực hiện các thủ tục pháp lý để đăng ký bảo hộ nhãn hiệu tập thể. Sau khi NHCN được cấp văn bằng bảo hộ, Hiệp hội sẽ quản lý, kiểm soát việc sử dụng NHCN, kiểm soát chất lượng của sản phẩm...

Nhà nước cần hoàn thiện hệ thống pháp luật về sở hữu trí tuệ, có những thể chế, chính sách cụ thể trong vấn đề hỗ trợ đăng ký bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp cho sản phẩm, hàng hoá của các đơn vị như hỗ trợ một phần kinh phí cho hoạt động quảng bá, tham gia hội chợ triển lãm, giới thiệu sản phẩm, cũng như hỗ trợ về chuyên môn, tư vấn cho tổ chức tập thể trong quá trình làm hồ sơ đăng ký xác lập quyền. Các cơ quan chuyên môn cần tư vấn, hỗ trợ người sản xuất xây dựng và thực hiện các quy trình kỹ thuật sản xuất một cách khoa học.

Có lẽ, hơn ai hết, người nông dân là chủ thể tạo ra những sản phẩm nông sản. Họ là những người có ảnh hưởng trực tiếp nếu tạo dựng được thương hiệu, hoặc mất thương hiệu. Do đó, ý thức đầu tiên phải là chính họ, tự quyết định cho vận mệnh đời sống của mình. Tiếp theo nữa, họ chỉ là những người nông dân, trình độ hạn chế. Nếu không có sự giúp đỡ của các cơ quan chức năng thì họ mãi mãi chỉ là những người cày sâu cuốc bẫm trên thửa ruộng nhà mình, không có chiếc chìa khóa nào mở ra thế giới, cũng chẳng có phép màu nào cho họ hội nhập. Bởi thế, việc kết hợp ba nhà (người nông dân, nhà quản lý, doanh nghiệp) là việc cực kỳ quan trọng có quyết định đến giá trị đầu ra cho sản phẩm.

Trước mắt, về lâu dài, người nông dân cần được hỗ trợ vay vốn, đầu tư cho sản xuất, chế biến và cần được hướng dẫn về khoa học kỹ thuật. Họ cần phải được tiếp cận công nghệ, máy móc sớm, đồng thời nâng cao ý thức tạo thương hiệu cho sản phẩm. Các doanh nghiệp, là những người làm cầu nối, cần phải cải tiến nhãn mác, bao bì, đào tạo lao động chất lượng cao, năng động trong việc tìm kiếm thị trường. Các doanh nghiệp cần bỏ quan niệm cạnh tranh bằng cách hạ giá thành, mà phải xây dựng thương hiệu và cạnh tranh bằng chất lượng các dịch vụ.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 29 Theo đó, không ngừng tăng năng xuất, mở rộng vùng sản xuất, kết hợp với tăng chất lượng hàng hóa. Đã xưa rồi thời làm ăn manh mún, nhỏ lẻ. Đã qua rồi kiểu "đèn ai nhà ấy sáng”. Chúng ta có thế mạnh giá trị và sản phẩm, và chúng ta có quyền tự hào và đứng vững bằng thương hiệu do chính mình tạo ra. Những bài học xương máu, là sự tồn kho, ế ẩm, suy giảm chất lượng, chịu ép giá và "mất mặt” trên thị trường quốc tế đang từng ngày, từng giờ kích thích, đòi hỏi chúng ta phải nỗ lực hơn nữa, trong cả tư duy và hành động. Một điều nữa, những nước có sản phẩm mà thương hiệu trở nên lớn mạnh, là họ đã biết gắn chặt nông sản với thương hiệu. Học tập và phát huy sức mạnh nông sản, tăng khả năng cạnh tranh và hội nhập, sẽ là điều kiện tiên quyết, cho "con đường nông sản” Việt Nam.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 30 PHẦN III: . ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1 Đặc điểm địa bàn nghiên cứu 3.1.1 Điu kin t nhiên 3.1.1.1 Vị trí địa lý và địa hình

Yên Thế là một huyện miền núi của tỉnh Bắc Giang, nằm ở vùng trung du và miền núi phía Bắc. Trung tâm huyện cách thủ đô Hà Nội 75 km về hướng Đông Bắc. Yên Thế gồm 21 xã, thị trấn, có vị trí tiếp giáp với các địa phương của tỉnh Bắc Giang và các tỉnh khác như sau:

Hình 3.1 Bản đồ hành chính huyện Yên Thế, tỉnh Bắc Giang

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 31

- Phía Đông giáp huyện Lạng Giang, tỉnh Bắc Giang

- Phía Tây giáp huyện Võ Nhai, huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên

- Phía Nam giáp với huyện Tân Yên, tỉnh Bắc Giang

- Phía Bắc giáp với huyện Hữu Lũng, tỉnh Lạng Sơn

Với vị trí địa lý như vậy, huyện Yên Thế rất thuận lợi trong việc giao lưu kinh tế với các huyện khác trong và ngoài tỉnh. Đặc biệt, trên địa bàn huyện có 3 Thị trấn: Cầu Gồ, Bố Hạ và thị trấn Nông Trường là ba trung tâm tập trung dân cư đông đúc, tiềm năng phát triển to lớn chắc chắn sẽ thúc đẩy kinh tế toàn huyện tiến bước vững chắc trong thời gian tới.

Địa hình của huyện Yên Thế có độ dốc từ Bắc xuống Nam và từ Tây sang Đông, chia làm 03 vùng rõ rệt: vùng núi cao phía Bắc; vùng đồi núi thoải xen kẽ giữa các cánh đồng nhỏ hẹp; vùng đồi núi thấp xen kẽ ruộng và các bãi bằng phang. Địa hình này rất phù hợp cho việc phát triển chăn nuôi, đặc biệt là chăn nuôi gà thả vườn, thả đồi áp dụng tiến bộ kỹ thuật.

3.1.1.2 Điều kiện thời tiết, khí hậu, thủy văn

Yên Thế là một huyện thuộc vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, nhiệt độ trung bình hàng năm là khoảng 21 - 230C. Tháng có nhiệt độ cao nhất là tháng 6 (30 - 350C), tháng có nhiệt độ thấp nhất là tháng 1 (10 - 150C). Lượng mưa trung bình hàng năm dao động từ 1.300mm - 1.700mm, lượng mưa phân bo không đều giữa các tháng trong năm, tập trung chủ yếu từ tháng 6 đến tháng 9. Vào mùa khô có năm đến hai tháng không có mưa nên cũng gây những khó khăn không nhỏ cho việc cung cấp nước tưới cho các loại cây trồng trên địa bàn huyện. Trong khi đó, vào mùa mưa thì tình trạng úng lụt vẫn xảy ra ở một số xã ven sông Thương và các xã có địa hình thấp. Trước những khó khăn đó đòi hỏi cơ quan chức năng cần có những biện pháp hữu hiệu đế vừa đảm bảo nước tưới trong mùa khô nhưng cũng phải khắc phục tình trạng úng lụt trong mùa mưa.[Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn huyện Yên Thế]

Mặt khác, vào tháng một hàng năm trên địa bàn huyện thường xảy ra rét đậm, rét hại nên có tác động xấu đến việc gieo cấy vụ Chiêm xuân cũng như việc chăn

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 32 nuôi gia súc, gia cầm trên địa bàn huyện.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu nhu cầu tham gia sử dụng nhãn hiệu chứng nhận gà đồi yên thế của người sản xuất gà yên thế huyện yên thế tỉnh bắc giang (Trang 38 - 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(138 trang)