Quy trình tạo lập và quản lý nhãn hiệu chứng nhận Bước 1: Công tác chuẩn bị

Một phần của tài liệu Nghiên cứu nhu cầu tham gia sử dụng nhãn hiệu chứng nhận gà đồi yên thế của người sản xuất gà yên thế huyện yên thế tỉnh bắc giang (Trang 25 - 29)

b. Lợi ích của nhãn hiệu đối với doanh nghiệp

2.1.4Quy trình tạo lập và quản lý nhãn hiệu chứng nhận Bước 1: Công tác chuẩn bị

Bước 1: Công tác chun b

- Thu thập thông tin đã có về HH/DV mang NHCN. Các thông tin cần thu thập có thể gồm: danh tiếng, uy tín, sản lượng, giá trị kinh tế - xã hội, quy mô sản xuất, nhu cầu, sự cần thiết phải bảo hộ NHCN…

- Xác định và thống nhất giữa các cơ quan, tổ chức liên quan về các yếu tố đặc thù cần chứng nhận cho HH/DV mang NHCN: xuất xứ, hình thức, chất lượng… - Xác định cơ quan có thẩm quyền chứng nhận HH/DV – đứng tên đăng ký

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 15 NHCN;

- Xác định, lựa chọn các đơn vị có chức năng phù hợp làm cơ quan phối hợp thực hiện dự án.

Bước 2: To lp nhãn hiu chng nhn

* Xác định đặc tính của SP, DV cần được chứng nhận: Tuỳ thuộc vào tính

chất của SP, DV và điều kiện của tổ chức chứng nhận để xác định và đưa ra các đặc tính cần chứng nhận. Thông thường, các đặc tính cần chứng nhận có thể là:

- Đối với sản phẩm: nguồn gốc, nguyên vật liệu, hình thức cảm quan, các chỉ tiêu chất lượng, chỉ tiêu sinh hoá…

- Đối với dịch vụ: cách thức, địa bàn cung cấp; tiêu chuẩn, điều kiện đối với đơn vị cung cấp…

- Một số loại sản phẩm cần có sự tham gia của các cơ quan chuyên môn (Viện nghiên cứu, cơ quan kiểm định chất lượng…) để đánh giá, xác định đặc tính của sản phẩm cần chứng nhận.

* Chỉ định tổ chức chứng nhận đứng tên đăng ký NHCN: Tổ chức chứng

nhận không được quyền kinh doanh SP, DV là đối tượng hoặc liên quan đến đối tượng được chứng nhận.

- Tuỳ thuộc điều kiện của địa phương và của tổ chức có chức năng chứng nhận để chỉ định Cơ quan chứng nhận. Trong điều kiện hiện nay, các địa phương nên chỉ định Chi cục TCĐLCL nhằm tận dụng nguồn nhân lực, cơ sở vật chất, kỹ thuật sẵn có trong quá trình kiểm định, chứng nhận.

- Để thực hiện chức năng chứng nhận, Cơ quan chứng nhận cần phải thực hiện thủ tục yêu cầu cơ quan có thẩm quyền (Văn phòng Công nhận Chất lượng thuộc Tổng cục TCĐLCL) công nhận là Tổ chức chứng nhận.

* Xác định và lập danh sách các thành viên nhất trí cùng tham gia xây dựng và sử dụng NHCN

- Tổ chức, cá nhân muốn sử dụng NHCN phải được chủ sở hữu NHCN cho phép và phải đảm bảo đáp ứng các điều kiện quy định trong Quy chế sử dụng nhãn hiệu. Để đảm bảo việc xây dựng và quản lý NHCN một cách hiệu quả, cần huy

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 16 động sự tham gia của các nhà sản xuất, kinh doanh SP, DV tại địa phương ngay từ giai đoạn đầu.

- Có thể thành lập Ban vận động nhằm huy động sự tham gia của các nhà sản xuất, kinh doanh và tổ chức các buổi họp tuyên truyền, phổ biến về kế hoạch, chủ trương xây dựng NHCN.

* Xác định dấu hiệu yêu cầu bảo hộ là NHCN: NHCN phải nhìn thấy được (được thể hiện dưới dạng chữ, từ ngữ, màu sắc, hình ảnh hoặc kết hợp các yếu tố đó) và có khả năng phân biệt (không trùng hoặc tương tự với các nhãn hiệu đã được đăng ký hoặc nộp đơn trước).

* Chuẩn bị hồ sơ đơn đăng ký NHCN: Để được bảo hộ, NHCN phải được đăng ký tại Cục SHTT.

* Một số lưu ý trong quá trình chuẩn bịđơn đăng ký NHCN

- Mẫu nhãn hiệu: Để đảm bảo các yêu cầu về mẫu nhãn hiệu, có thể triển khai các nội dung: thuê khoán thiết kế, thống nhất lựa chọn mẫu nhãn hiệu; tra cứu, đánh giá khả năng bảo hộ của nhãn hiệu.

- Quy chế quản lý việc sử dụng NHCN: Để xây dựng và ban hành quy chế, có thể triển khai các nội dung: soạn thảo, lấy ý kiến góp ý của các tổ chức, cá nhân liên quan; phổ biến Quy chế cho các nhà sản xuất, kinh doanh…

- NHCN gắn với nguồn gốc địa lý thì các đơn vị lưu ý nộp kèm theo Đơn giấy phép của chính quyền địa phương cho phép sử dụng địa danh trong nhãn hiệu.

Bước 3: Xây dng h thng qun lý NHCN

Quản lý NHCN = hoạt động quản lý từ bên ngoài.

- Cơ quan chứng nhận quản lý việc sử dụng nhãn hiệu theo Quy chế, bao gồm: cấp phép sử dụng; kiểm soát, kiểm tra việc sử dụng nhãn hiệu để bảo đảm chất lượng, uy tín của hàng hoá, dịch vụ được xác nhận; đình chỉ việc sử dụng NHCN...

- Người được cấp phép sử dụng NHCN có nghĩa vụ tuân thủ Quy chế, bao gồm: bảo đảm chất lượng, uy tín của SP, DV; chịu sự kiểm soát của chủ sở hữu nhãn hiệu....

- Hệ thống văn bản quản lý: Các văn bản quy định cụ thể về hệ thống quản lý NHCN (quy chế quản lý NHCN; quy chế tổ chức, hoạt động của Tổ chức chứng

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 17 nhận; quy trình cấp, thu hồi quyền sử dụng NHCN; quy trình kiểm định, chứng nhận sản phẩm; quy định về sử dụng NHCN)… (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Hệ thống các cơ quan tham gia quản lý: cần huy động sự tham gia của các cơ quan QLNN chuyên ngành ở địa phương (Sở KH&CN; Chi cục TCĐLCL; Chi cục quản lý thị trường). Ngoài ra, BCH Hội, Hiệp hội các nhà sản xuất, kinh doanh sản phẩm mang NHCN có thể được huy động tham gia với tư cách đơn vị phối hợp với Cơ quan chứng nhận trong quá trình quản lý việc sử dụng NHCN.

* Triển khai thực hiện tạo lập NHCN các nội dung sau:

- Điều tra, thống kê hiện trạng SX, KD sản phẩm, dịch vụ mang NHCN - Xác định nội dung, cơ chế kiểm soát việc sử dụng NHCN phù hợp với loại sản phẩm, dịch vụ và điều kiện của địa phương;

- Soạn thảo, thống nhất ý kiến của các tổ chức, cá nhân sẽ sử dụng NHCN về các Quy chế , quy trình kiểm soát việc sử dụng NHCN;

- Soạn thảo, ban hành quy chế tổ chức, hoạt động của Cơ quan chứng nhận; - Bổ sung các điều kiện về cơ sở vật chất, nguồn nhân lực (nếu cần) phục vụ hoạt động của Tổ chức chứng nhận;

Bước 4: Xây dng các phương tin qung bá, phát trin NHCN

- Để phát huy và nâng cao giá trị kinh tế của sản phẩm, dịch vụ mang NHCN, trong khi các nhà sản xuất chưa đủ điều kiện tiến hành các hoạt động quảng bá, phát triển NHCN, cần có sự hỗ trợ từ phía Nhà nước để triển khai các hoạt động này.

- Các phương tiện quảng bá, phát triển NHCN có thể bao gồm: tờ rơi, poster giới thiệu sản phẩm, dịch vụ mang NHCN, các chương trình quảng cáo trên phương tiện truyền thông, website giới thiệu sản phẩm, các kênh thương mại cho sản phẩm…

Bước 5: Thc hin thí đim mt s ni dung qun lý, khai thác NHCN

Để giúp người sản xuất nhận thấy được ý nghĩa, hiệu quả thực tế của việc bảo hộ NHCN, cần triển khai thực hiện thí điểm một số nội dung quản lý và khai thác NHCN. Các nội dung triển khai có thể bao gồm:

- Thực hiện kiểm định chất lượng SP, DV để trao quyền sử dụng NHCN cho tổ chức, cá nhân đủ điều kiện.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 18

Một phần của tài liệu Nghiên cứu nhu cầu tham gia sử dụng nhãn hiệu chứng nhận gà đồi yên thế của người sản xuất gà yên thế huyện yên thế tỉnh bắc giang (Trang 25 - 29)