III Ngành Thương mại Dịch vụ 595,00 21,35 620,00 16,96 824,00 19,
Các giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao nhu cầu tham gia sử dụng
4.1.3 Tình hình tiêu thụ sản phẩm Gà Đồi Yên Thế
Tình hình tiêu thụ sản phẩm của người chăn nuôi cũng đã trở nên đa dạng hơn. Hiện nay huyện Yên Thế đã khuyến khích và thu hút được 3 doanh nghiệp đầu tư xây dựng được cơ sở sản xuất giống và giết mổ. Trong đó, có 1 cơ sở giết mổ công xuất 2400-2500 con / ngày đêm đã đi vào hoạt động từ cuối năm 2011, 1 cơ sở
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 58 đã hoàn thành đầu tư chuẩn bị đi vào hoạt động và 1 cơ sở đang trong quá trình đầu tư xây dựng, nên việc tiêu thụ gà cũng ổn định hơn, ngoài ra còn các các thương lái ở địa phương và các địa phương khác tới thu mua gà.
Đặc biệt cho tới thời điểm hiện tại đã có trên 120 thương nhân (trong đó trên địa bàn huyện có 42 thương nhân còn lại ở các huyện, tỉnh khác tham gia tiêu thụ) chuyên nghiệp thường xuyên tổ chức các dịch vụ thu mua và tiêu thụ sản phẩm gà đồi Yên Thế đến các thị trường lớn trong cả nước, đặc biệt là các tỉnh: Hải Dương, Quảng Ninh, Hải Phòng, Nam Định, Thành phố Hà Nội, các khu công nghiệp lớn của các tỉnh phía Bắc. Đặc biệt có thương nhân đã vận chuyển gà đồi Yên Thế vào thành phố Đà Nẵng và ngược lên tỉnh Hòa Bình, Sơn La để tiêu thụ (chủ yếu tiêu thụ cho công nhân các nhà máy thủy điện và khách du lịch). [ Phòng NN huyện Yên Thế, 2013]. Vì vậy, sản phẩm gà đồi Yên Thế đã không còn xa lạ đối với những địa
bàn trên,tuy nhiên việc tiêu thụ vẫn gặp nhiều khó khăn do sự trà trộn của những loại gà khác có xuất xứ không rõ ràng, chất lượng kém nhưng lại mang nhãn hiệu Gà đồi Yên Thế.
*Kênh tiêu thụ gà đồi Yên Thế
5,2% % 70,67% 25,5% 29,33% 75,5% 15% 100% 100% Hộ chăn nuôi gà đồi Thương lái Người bán buôn Người tiêu dùng Cơ sở giết mổ Người bán lẻ
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 59 2%
Hình 4.1: Kênh tiêu thụ Gà đồi Yên Thế
( Nguồn: Số liệu điều tra, 2013)
Qua hình 4.1 ta thấy việc tiêu thụ Gà đồi Yên Thế có rất nhiều kênh khác nhau và mỗi một kênh tiêu thụ đều có những đặc thù riêng:
Kênh thứ nhất: Là kênh vận chuyển sản phẩm trực tiếp từ người chăn nuôi đến tay người tiêu dùng mà không qua trung gian nào cả. Sản phẩm chủ yếu là gà lông chưa qua giết mổ và được người mua trực tiếp đến hỏi thường để dùng vào mục đích cưới hỏi, nhà có công việc hoặc người chăn nuôi mang bán ở các chợ nhưng với số lượng và tần suất mua là rất ít do đó tỷ lệ tiêu thụ qua kênh này chỉ chiếm 2%, việc tiêu thụ như vậy khiến cho người sản xuất lâu thu hồi vốn để quay vòng và số tiền thu được thì rời rạc không vào một mối . Nhưng hình thức này có ưu điểm là tiền lấy được ngay và giá cả có thể bán được cao hơn so với việc bán cho các tác nhân khác như thương lái, các thành phần trung gian khác.
Kênh thứ hai: Là kênh tiêu thụ sản phẩm từ người chăn nuôi đến người tiêu dùng thông qua một tác nhân trung gian là người bán buôn, kênh này thì cũng chiếm tỷ lệ khá ít là 5,2% trong việc tiêu thụ sản phẩm. Các hộ chăn nuôi thường không quen với việc tiêu thụ này bởi các chủ buôn thì họ cũng mua với số lượng gà tương đối ít và họ thường mua theo kiểu chọn gà nên khi đó đàn gà của người chăn nuôi sẽ bị chọn những con đẹp còn lại những con mẫu mã không đẹp sẽ rất khó bán và ảnh hưởng đến thu nhập của người chăn nuôi. Trong khi lợi nhuận bị giảm do phải qua một tác nhân trung gian thì việc bán gà lại khó cho nên cũng ít hộ chọn hình thức này, việc tiêu thụ như vậy thường chỉ diễn ra ở một số hộ quy mô nhỏ với số lượng gà không nhiều.
Kênh thứ ba: Là kênh tiêu thụ sản phẩm từ người chăn nuôi đến các cở sở giết mổ rồi đến người bán lẻ và cuối cùng đến tay người tiêu dùng, người chăn nuôi tham gia vào kênh này thì yêu cầu phải theo đúng quy trình kỹ thuật và đòi hỏi đáp ứng nhiều yêu cầu. Kênh tiêu thụ này phải trải qua 2 tác nhân trung gian như vậy lợi nhuận của người chăn nuôi giảm và việc đầu tư cở sở vật chất cho việc chế biến gà
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 60 là tương đối lớn, hiện nay trên địa bàn huyện chỉ có 2 cơ sở giết mổ đi vào hoạt động công suất không thể đáp ứng với quy mô chăn nuôi lớn của người dân. Tuy nhiên, nếu tham gia vào kênh tiêu thụ này thì tỷ lệ rủi ro về giá cả bán ra sẽ thấp, thu nhập của người dân được ổn định vì không phải lo lắng về đầu ra cho sản phẩm và người dân cũng sẽ không bị ép giá. Từ nhận định trên thấy kênh này tuy có nhược điểm nhưng có thể khắc phục và có thể nói là kênh tiêu thụ tốt, nhưng tỷ lệ tham gia thì chỉ có 15% và chủ yếu là các hộ quy mô vừa và lớn vì vậy các cơ quan chính quyền cũng như người dân nên tập trung phát triển theo kênh tiêu thụ này.
Kênh thứ tư: Là kênh tiêu thụ sản phẩm từ người chăn nuôi qua thương lái rồi đến các người bán buôn và cuối cùng là người bán lẻ. Trong kênh này thì còn nhiều kênh nhỏ khác được thể hiện trên hình 4.1. Có đến 77,8% số người tiêu thụ qua kênh này chiếm tỷ lệ lớn nhất trong khâu tiêu thụ. Ưu điểm của kênh này đó là gà sẽ được xuất với số lượng lớn bởi các thương lái thu mua, như vậy người dân sẽ thu về một khoản doanh thu lớn trong cùng một thời điểm và có vốn để quay vòng đầu tư. Tuy nhiên nhược điểm của kênh tiêu thụ này đó là phải qua nhiều khâu trung gian khiến cho lợi nhuận bị chia sẻ người dân sẽ bị thiệt, hơn nữa qua kênh này tuy có thể tiêu thụ số lượng lớn nhưng lại không có hợp đồng , chính vì điều này mà có thể đem lại rủi ro lớn cho người chăn nuôi.
Qua các kênh tiêu thụ trên ta thấy rằng: Mỗi kênh tiêu thụ đều có những đặc thù riêng. Nhưng phần lớn sản phẩm gà thịt được tiêu thụ dưới dạng sống qua các thương lái địa phương và các thương lái địa phương khác . Sản lượng gà thịt được tiêu thụ qua kênh này chiếm khoảng 77,8% tổng sản lượng gà, số còn lại được tiêu thụ tại các chợ địa phương, người giết mổ.
Một hộ chăn nuôi có thể bán sản phẩm gà thịt theo nhiều kênh khác nhau với mức giá cả thỏa thuận.Yếu tố thời vụ, những thời điểm khác nhau trong năm… làm cho lượng tiêu thụ và giá cả ở mức khác nhau đặc biệt là vào dịp lễ tết, hội hè… Như vậy có thể thấy rằng nguồn thị trường tiêu thụ sản phẩm gà đồi của người chăn nuôi gà tại huyện Yên Thế là chưa chắc chắn, phần lớn còn phụ thuộc vào các thương lái thu mua. Tác nhân lò mổ là cực kỳ quan trọng thì lại rất ít, việc
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 61 tiêu thụ qua hợp đồng mới chỉ xuất hiện ở một số ít các hộ quy mô lớn, chưa có sự liên kết chặt chẽ với các doanh nghiệp giết mổ, chế biến.
Việc kết nối mua bán giữa các thương nhân và các hộ chăn nuôi còn gặp nhiều khó khăn trong việc thỏa thuận về giá cả và chất lượng, chưa kết nối được các hợp đồng cung ứng, tiêu thụ bền vững, hiện tại chỉ có gà chế biến là có hợp đồng cung cấp chính thống và chủ yếu là ở những hộ đã sử dụng NHCN. Đối với gà lông chưa có hợp đồng cung ứng cụ thể mang tính pháp lý mà chủ yếu tiêu thụ theo thỏa thuận trực tiếp tại chỗ. Đây cũng là một thách thức khó khăn trong việc chăn nuôi gà đồi của huyện.
*Đối tượng mua và phương thức thanh toán
Bảng 4.6: Tỷ lệ hộ bán gà cho đối tượng thu mua chủ yếu ở các hộđiều tra
Đơn vị:%
Đối tương thu mua Hộ quy mô nhỏ
Hộ quy mô TB
Hộ quy mô lớn
Thương nhân địa phương 40,0 15,0 8,3
Thương nhân địa phương khác 50,0 55,0 46,7
Lò giết mổ 10,0 30,0 45,0
Tổng 100,0 100,0 100,0
Nguồn: Số liệu điều tra, 2013
Ở các hộ được điều tra ta thấy: Các hộ chủ yếu bán gà cho các thương nhân địa phương khác không nằm trong địa bàn huyện 50% số hộ quy mô nhỏ, 55% số hộ quy mô TB và 46,7 % số hộ quy mô lớn điều này cho thấy rằng sản phẩm gà Yên Thế cũng đã được các thương lái địa phương khác quan tâm. Bên cạnh đó nhìn vào bảng 4.6 ta cũng thấy được sự khác biệt về hình thức tiêu thụ giữa các hộ được điều tra đó là những hộ quy mô nhỏ thì bán chủ yếu cho thương nhân và rất ít hộ bán cho lò giết mổ bởi họ đã quen với hình thức này từ lâu, trong khi lò giết mổ mới được thành lập 2 năm gần đây. Đối với hộ quy mô TB và lớn thì họ bán chủ yếu cho thương nhân địa phương khác, ngoài ra là bán chủ yếu cho các lò giết mổ
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 62 Về phương thức thanh toán thì 100% các hộ quy mô nhỏ và hầu hết những hộ còn lại là lựa chọn hình thức trả tiền ngay. Ngoài ra, còn một số ít hộ quy mô TB và lớn chọn phương thức ứng tiền trước và mua chịu do họ vẫn muốn giữ mối quan hệ để tiêu thụ gà đồi lâu dài. Hầu hết các hộ đều không có hợp đồng mua bán khi bán cho các thương nhân ngoại trừ bán cho các lò giết mổ và việc mua chịu hay ứng tiền trước thì cũng không có một cam kết đảm bảo nào ngoài việc hứa và chịu trách nhiệm bằng miệng, vì vậy người dân cũng đã phải chịu một số rủi ro như mất mát và trượt giá do bỏ qua cơ hội bán với giá cao hơn cho người khác.[ Số liệu điều tra,2013]
*Giá bán gà thông qua điều tra hộ
Bảng 4.7 : Giá bán gà ở các hộ sản xuất gà đồi
Chỉ tiêu Đơn vị Quy mô nhỏ Quy mô TB Quy mô lớn
Giá bán tối thiểu 1000đ 43,0 46,1 46
Giá bán tối đa 1000đ 55,4 53,6 54,2
Giá bán BQ 1000đ 49,8 51,7 50,6
(Nguồn: Số liệu thống kê,2013)
Theo ý kiến của các hộ chăn nuôi gà đồi thì giá bán gà trung bình năm 2013 nằm trong khoảng 50 đến 51 nghìn đồng/ 1kg thấp hơn nhiều so với năm 2012 là khoảng 70 đến 71 nghìn đồng/ kg có khi còn lên đến 85 nghìn đồng/1kg. Như vậy giá gà qua các năm là không có sự ổn định.
Nhìn vào bảng 4.7 ta thấy rằng, khoảng cách giữa giá bán thấp nhất và cao nhất của các hộ là tương đối lớn đặc biệt là ở hộ quy mô nhỏ chênh lệch đến 12,4 nghìn đồng, ở các hộ quy mô TB và lớn thì khoảng cách này được rút ngắn lại là 7,5 và 8,2 nghìn đồng. Điều này được giải thích bởi các hộ quy mô nhỏ hầu như không có sự liên kết mà chăn nuôi độc lập tự phát và họ ít có sự quan tâm vào chăn nuôi hơn do vậy giá bán BQ của họ là thấp nhất 49,8 nghìn đồng/ 1kg, còn các hộ ở quy mô TB và lớn thì đã có sự liên kết với nhau, chia sẻ kinh nghiệm với nhau, chăm sóc tốt hơn do họ đầu tư vào chăn nuôi là chủ yếu nên giá bán BQ của họ cũng cao hơn. Bên cạnh đó, những khoảng cách này còn cho thấy rằng giá cả trong tiêu thụ
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 63 gà đồi lên xuống thất thường không ổn định trong thời gian ngắn khiến cho người dân không an tâm sản xuất.
Khi được hỏi về việc hộ xác định giá bán như thế nào thì hầu hết những người được hỏi đều trả lời rằng họ hỏi những người cùng nuôi khác và sau khi thương lái trả giá thì họ dựa trên thông tin đã hỏi được từ người khác để bán. Như vậy là người chăn nuôi hầu hết chỉ quan tâm đến mức giá bán gà trong vùng mình chăn nuôi chứ ít khi cập nhật giá thị trường cũng như tham khảo trên ti vi vì vậy họ cũng thường xuyên rơi vào tình trạng bị ép giá, theo số liệu điều tra thì có đến 56,7% đã từng bị ép giá trong năm điều tra nhất là vào thời điểm cuối năm gần đến dịp tết nguyên đán năm 2014. Những người được hỏi mà bị ép giá chủ yếu là những hộ chưa tham gia sử dụng NHCN gà đồi Yên Thế, còn những hộ đã tham gia sử dụng NHCN tuy giá bán có cao hơn không bị ép giá nhưng vẫn ở trong tình trạng là bị thua lỗ do giá bán quá thấp mà chi phí lại cao trong khi giá bán gà đồi ở các thành phố lớn như Hà Nội, Hải Phòng thì vẫn ở mức cao.