6. Cấu trúc của Luận văn
2.1.2. Điều kiện tự nhiên
Xã Lam Hạ có diện tích tự nhiên lớn nhất thành phố Phủ Lý hiện nay. Theo thống kê, năm 2012, toàn xã Lam Hạ có 627,96 ha diện tích đất tự nhiên, trong đó,
26
diện tích đất nông nghiệp chiếm 323,71 ha, đất phi nông nghiệp chiếm 300,88 ha [62, tr.32].
Trong số 12 đơn vị hành chính cấp xã của thành phố Phủ Lý thì xã Lam Hạ có diện tích tự nhiên lớn nhất, chiếm 18,32%. Trong cơ cấu đất trồng lúa, xã Lam Hạ chiếm 260,38 ha trên tổng số 782,18 ha diện tích đất trồng lúa của thành phố Phủ Lý, chiếm tỷ lệ lớn nhất [62, tr.25].
Biểu đồ 2.1: Biều đồ cơ cấu đất trồng lúa của xã Lam Hạ so với các xã khác của thành phố Phủ Lý
Xã Lam Hạ trong một thời gian dài trong lịch sử thuộc về huyện Duy Tiên, mảnh đất vẫn được lưu truyền qua câu ca:
“Duy Tiên đồng bãi mai rùa
Ăn hạt thóc mùa tát nước quanh năm”[9, tr.4-5]
Với đặc đặc điểm tự nhiên điển hình của vùng đồng bằng sông Hồng, xã Lam Hạ có nhiều thuận lợi cho việc phát triển nền nông nghiệp trồng lúa và đánh bắt thủy sản. Do được bồi đắp bởi sông Châu Giang, vùng đất bãi của xã Lam Hạ còn đặc biệt thích hợp cho việc trồng các loại cây hoa màu cho năng suất cao.
27
Nhờ sông Châu Giang và sông Nhuệ cùng với hệ thống ao hồ dày đặc, nguồn nước tưới phục vụ cho sản xuất và sinh hoạt của nhân dân địa phương rất dồi dào. Hai con sông dẫn nước tưới tiêu cho đồng ruộng, đồng thời là nơi khá đa dạng về nguồn lợi thủy sản, nhiều cá, tôm, cua, ốc cung cấp nguồn thực phẩm cho con người. Xã Lam Hạ có diện tích ao, hồ lớn, thuận lợi cho thả cá và chăn nuôi gia cầm dưới nước. Các công trình thủy nông, thông qua hệ thống kênh mương và trạm bơm điện có khả năng cung cấp đủ nước tưới cho phần lớn diện tích đất canh tác của xã. Nước ngầm phụ thuộc vào mực nước các sông thay đổi theo mùa. Tuy nhiên, địa hình trũng khiến cho nhân dân địa phương trước đây thường xuyên phải chống chọi với nạn ngập úng trong mùa mưa bão.