Tích lũy tài sản

Một phần của tài liệu Ứng phó của nông dân với quá trình đô thị hóa ở xã Lam Hạ, thành phố Phủ Lý, tỉnh Hà Nam (Trang 88 - 112)

6. Cấu trúc của Luận văn

4.4.2. Tích lũy tài sản

4.4.2.1. Đất đai

Trong khi đất canh tác bị mất thì đất thổ cư lại trở nên có giá. Đất đai trở thành tài sản có giá trị, là của để dành đối với người nông dân. Bởi vì qua thời kỳ sốt đất, chỉ với một suất đất 100m2 bán đi, người nông dân đã có thể có được hơn nửa tỷ

85

đồng, một số tiền quá lớn đối với giá trị lao động trong nhiều năm của họ. Vai trò của đất đai đã thay đổi. Từ chỗ giá trị của đất đai phụ thuộc vào năng suất, sản lượng của cây trồng trên mảnh đất đó, thì giờ đây, giá trị của đất đai lại phụ thuộc vào vị trí của nó trong không gian đô thị, hay nói chính xác là, giá trị của đất đai phụ thuộc vào các dự án quy hoạch của Nhà nước. Có thể trước kia, đối với người nông dân, một vài sào đất vườn của họ chẳng có giá trị gì hơn ngoài việc trồng cây ăn quả, ít rau ăn hàng ngày thì nay nó lại là một tài sản quá lớn khi có dự án quy hoạch của Nhà nước đi qua. Càng gần mặt đường, khu trung tâm đô thị, đất đai lại càng có giá khi mua bán chuyển nhượng quyền sử dụng đất hoặc chuyển sang các hình thức kinh doanh buôn bán hay cho thuê trọ. Nói không quá thì chỉ với một vài suất đất, người nông dân có thể không phải làm gì mà vẫn có trong tay hàng tỷ đồng. Thực tế này đã nảy sinh tâm lý giữ đất, gia đình nào có điều kiện thì bỏ tiền ra mua tích trữ đất với niềm tin rằng, sau này bán đi sẽ thu về một món hời lớn. Đất đai có giá đã làm nảy sinh rất nhiều vụ việc tranh chấp, khiếu kiện, xô xát liên quan đến đai, thậm chí gia đình mâu thuẫn, họ hàng lục đục vì đất đai…

Tích lũy tài sản dưới dạng bất động sản như đất đai đối với người nông dân có thể coi là con đường an toàn lâu dài nhất trong chiến lược sinh kế của họ. Với tâm lý chỉ có người sinh ra chứ đất không sinh ra thì việc có một vài mảnh đất dự trữ đem đến cho người nông dân tâm lý yên tâm sống. Trong trường hợp họ chưa thể chuyển đổi được sinh kế, hoặc công việc làm ăn mới rủi ro bấp bênh thì họ vẫn còn đất đai để dựa vào. Trong suy nghĩ của nhiều người, chỉ cần họ giữ đất và chờ đợi cơ hội, đợi khi giá đất cao, họ sẽ có một món tiền rất lớn mà không phải lao động cực nhọc. Qua đợt sốt đất những năm 2008-2010 và với việc quy hoạch xã Lam Hạ thành đô thị hành chính trong thời gian tới đây, có cơ sở để người dân tin rằng đất đai sẽ là một nguồn tài sản lớn của người nông dân. Ngoài ra, đất đai với ý nghĩa là nguồn vốn tự nhiên không bị hao mòn, không cần đầu tư nhiều sẽ giúp người dân chuyển đổi sinh kế từ làm nông nghiệp sang các ngành nghề dịch vụ như cho thuê trọ hoặc mở hàng quán.

Nhiều người có điều kiện kinh tế đã bỏ tiền mua tích trữ đất để đấy, nhất là loại đất dịch vụ 7% sau đợt thu hồi đất nông nghiệp của Nhà nước vì họ nhận thấy cơ

86

hội lớn từ việc mua bán loại bất động sản này. Thời gian này cũng là lúc xuất hiện nhiều cò mồi, môi giới nhà đất, mà ông chủ không đâu xa chính là một số người nông dân nhanh nhạy nắm bắt được thời cơ và nhu cầu của thị trường đã đứng ra làm trung gian để ăn hoa hồng...Một số người may mắn đã bán được với giá cao ngất ngưởng, nhưng cũng có một số người chờ giá lên cao thì lại gặp phải thời điểm bất động sản xuống dốc nên họ có muốn bán với giá rẻ cũng không bán được, đành phải chờ đợi cơ hội khác.

Việc quy hoạch đất ở của gia đình cũng được tính đến trong chiến lược sinh kế của người nông dân. Người dân đã biết chú ý, quan tâm hơn giữa việc quy hoạch diện tích đất sử dụng của gia đình và diện tích đất dự định sẽ sử dụng vào mục đích chuyển đổi sinh kế như xây dựng hàng quán, hoặc nhà trọ cho sinh viên hoặc chuyển nhượng quyền sử dụng đất…

Nhà cô chú Nguyễn Văn T thôn Đường Ấm có khoảng hơn một sào đất ở. Hiện gia đình đã bán đi một suất (tương đương với khoảng 100m2) xây dựng được ngôi nhà khang trang để ở. Cô chú dự định còn một suất sau này sẽ xây dựng nhà trọ hoặc bán đi khi giá đất lên cao, làm nguồn sinh kế sau này của gia đình như xây nhà trọ vì nhà cô chú nằm ngay sau trường Cao đẳng phát thanh truyền hình…47

4.4.2.2. Xây dựng nhà cửa, mua sắm đồ đạc, phương tiện đi lại

Việc thu hồi quyền sử dụng đất nông nghiệp và bán quyền sử dụng đất ở xã Lam Hạ trong những năm qua đã tạo điều kiện cho người dân ở đây có được một khoản tiền lớn chưa từng có trong cuộc đời. Hay nói rộng ra, việc thu hồi quyền sử dụng đất của Nhà nước đã được bù lại bởi một dòng vốn tài chính “chảy” vào cộng đồng làng, biến những người nông dân ở đây trở thành trọc phú giả tạo chỉ trong một thời gian ngắn. Việc người dân sử dụng một khoản tiền đền bù lớn sau thu hồi vào mục đích đã được nói nhiều đến trong các nghiên cứu trước đây. Cũng giống như nhiều địa phương khác, đối với người dân xã Lam Hạ, tiền đền bù được dùng

47 Tài liệu điền dã tháng 12/2013.

87

chủ yếu vào việc xây nhà mới, sửa chữa và nâng cấp nhà cũ, trang trải nợ nần, cho con cái học hành, xin việc, sắm sửa phương tiện, vật dụng trong gia đình. Trong trường hợp như vậy, số tiền đền bù nhanh chóng bị tiêu tốn toàn bộ. Thậm chí, khi được cầm một tiền lớn không phải bàn tay lao động làm ra, một số người lười nhác lao động còn tìm đến con đường cờ bạc, lô đề. Trong khi đó, vấn đề quan trọng nhất là chuyển đổi sinh kế, tái đầu tư cho sản xuất hoặc tìm kiếm và tạo dựng một công việc phi nông nghiệp để đem lại nguồn thu nhập lâu dài lại không được quan tâm đúng mức.

Tuy nhiên, nếu nhìn nhận ở khía cạnh tích cực, đa số người dân tiền đền bù vào việc nâng cao chất lượng cuộc sống, cho con cái học hành và tích lũy. Theo suy nghĩ của họ thì, đầu tư một nguồn vốn có được từ đền bù, thu hồi đất vào mục đích xây dựng, tu sửa nhà cửa trên một phương diện nào đó được coi là cách sử dụng đồng tiền an toàn. Họ nghĩ rằng có một số tiền lớn, ăn tiêu rồi sẽ chẳng mấy mà hết đi nhưng xây dựng nhà cửa thì vẫn còn đấy. Sống trong ngôi nhà khang trang, không bị dột khi mưa nắng là mơ ước đời đời của người nông dân. Vì vậy khi có tiền đền bù đất, họ có điều kiện để thực hiện ước mơ đó. Theo quan sát dân tộc học của chúng tôi, thì đa số các gia đình trong thôn hiện nay đã có nhà cao tầng. Ở một số thôn trong xã Lam Hạ, nơi có nhiều đất bị thu hồi thì nhà cao tầng cũng xuất hiện nhiều hơn, đời sống của người nông dân cũng khấm khá hơn.

Ông Nguyễn Văn C cũng như nhiều người trong thôn Đường Ấm cho biết, nhờ có tiền đền bù đất đai mà gia đình tôi dấn lên làm được ngôi nhà 2 tầng như thế này đấy, chứ không thì có đâu...48

Tích lũy tiền bạc có thể được coi là một chiến lược sinh kế an toàn nhất, tránh được nhiều rủi ro cho người dân. Khi có được một số tiền đền bù lớn như vậy, nhiều người lựa chọn cách gửi tiết kiệm hoặc cho vay lấy lãi để thêm vào các khoản thu nhập ít ỏi hàng tháng. Tuy vậy, số người có tiền gửi tiết kiệm chỉ chiếm số lượng nhỏ và chỉ tập trung vào một ít những người già cả hoặc sống đơn thân. Do không

48 Tài liệu điền dã tháng 12/2013.

88

có nhu cầu chi tiêu lớn, lại không còn nhiều khả năng lao động, họ cho con cháu, họ hàng, người quen vay. Đời sống của nhân dân xã Lam Hạ do đó cũng đã trở nên khấm khá hơn trước chủ yếu là do được tiền đền bù đất, bán đất.

Tiểu kết

Do việc thu hồi đất nông nghiệp phục vụ xây dựng các công trình công cộng nên người dân xã Lam Hạ bị mất đi tư liệu quan trọng nhất trong sản xuất nông nghiệp là đất đai. Điều này tác động không nhỏ đến đời sống, việc làm của người nông dân. Hiện nay, đa số người dân xã Lam Hạ vẫn còn canh tác do diện tích đất nông nghiệp vẫn còn. Tuy nhiên sự bấp bênh của hoạt động sản xuất nông nghiệp do phải phụ thuộc quá nhiều vào giá cả, thời tiết, dịch bệnh, được đẩy nhanh bởi tác động của quá trình thu hồi đất, đã khiến cho hoạt động sản xuất nông nghiệp ngày càng trở nên suy giảm. Hay nói cách khác, việc thu hồi đất đã làm cho sản xuất nông nghiệp vốn dĩ tự lâu đã không còn mặn mà với người nông dân do hiệu quả lao động thấp nay tất yếu trở nên yếu thế. Chiến lược tiếp tục sản xuất nông nghiệp đối với nhiều người dân xã Lam Hạ mà nói chỉ là giải pháp tận dụng lao động dư thừa và một phần diện tích đất nông nghiệp chưa kịp thu hồi hết. Thêm vào đó, người dân lại biết trước rằng trước sau gì thì đất nông nghiệp cũng bị thu hồi hết nên họ bám trụ với đồng ruộng chỉ với tâm lý làm đến đâu hay đến đó, sản xuất nông nghiệp không nằm trong chiến lược sinh kế lâu dài của họ. Điều này dẫn đến những hạn chế trong việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng, tăng năng suất mùa vụ trong sản xuất nông nghiệp hiện nay ở xã Lam Hạ.

Song song với xu hướng tiếp tục bám trụ đất nông nghiệp là xu hướng từ bỏ đất nông nghiệp để chuyển đổi sinh kế hoàn toàn. Để có thể chuyển đổi sinh kế, người dân dựa vào các nguồn lực sẵn có đất đai, sức khỏe, quan hệ gia đình, xã hội (chủ yếu là quan hệ hàng xóm, láng giềng)….Nhìn chung người nông dân cũng ý thức được những thách thức của chuyển đổi việc làm, họ vận dụng nhiều mối quan hệ sẵn có để kiếm tìm một công ăn việc làm phù hợp với trình độ học vấn của mình, từng bước không còn lệ thuộc vào nông nghiệp.

89

Trong quá trình chuyển đổi sinh kế, người nông dân gặp phải rất nhiều khó khăn, thách thức. Ngoài những khó khăn đã được đề cập đến trong các nghiên cứu trước do việc người nông dân phải chuyển nghề “tay ngang” như những hạn chế về trình độ, kiến thức, tuổi tác thì sự hiểu biết, tư duy, ý thức tôn trọng, tuân thủ các nguyên tắc lao động vẫn là một vấn đề hạn chế đối với người nông dân.

90

KẾT LUẬN

Đô thị hóa là một quá trình phát triển đã và đang diễn ra ở cả cấp độ toàn cầu, khu vực, quốc gia và địa phương. Ở giai đoạn cuối thế kỷ XX đầu thế kỷ XXI, Việt Nam được đánh giá là một quốc gia đang có tốc độ đô thị hóa nhanh và mạnh do chính sách mở cửa, hội nhập quốc tế và do các chương trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa và phần nào là do những năng động nội tại của các địa phương.

Trong bối cảnh đó, xã Lam Hạ là một trong những địa bàn có tốc độ đô thị hóa nhanh chủ yếu bởi chính sách phát triển của Nhà nước và do tác động từ bên ngoài. Trước khi đô thị hóa diễn ra, tuyệt đại đa số người dân địa phương sống dựa vào nông nghiệp kết hợp với làm nghề thủ công, một số làng giáp chợ Phủ Lý phát triển nghề buôn bán nhỏ lẻ. Do tác động của chính sách đô thị hóa, đất nông nghiệp bị thu hồi nhanh chóng để phục vụ cho việc xây dựng cơ sở hạ tầng, các công trình phúc lợi công cộng, trụ sở cơ quan...Sự suy giảm đất nông nghiệp đã tác động mạnh mẽ đến lao động, việc làm nông nghiệp. Đây cũng là thách thức lớn nhất của người nông dân sau thu hồi đất ở xã Lam Hạ nói riêng và trên cả nước nói chung. Xã Lam Hạ được quy hoạch thành một đô thị hành chính, chứ không phải là khu công nghiệp, dịch vụ nên việc giải quyết công ăn việc làm cho người nông dân sau thu hồi càng trở nên khó khăn. Thêm vào đó, hiện nay đất nông nghiệp đã bị thu hồi khá nhiều nhưng bộ mặt của một đô thị mới mới chỉ hình thành ở bộ khung, vẫn còn nhom nhem chưa hoàn thiện, nó chưa có khả năng kéo theo một bộ phận dân nhập cư vào sinh sống, học tập và làm việc tại địa phương. Do đó việc người dân trông chờ vào phương án chuyển đổi sinh kế bằng hình thức cung cấp các loại hình dịch vụ cho dân nhập cư như nhiều địa phương khác trên cả nước đã từng làm xem ra vẫn còn là một viễn cảnh của tương lai. Trong khi đó các dự án đào tạo việc làm của Nhà nước tại địa phương còn mang tính hình thức, chưa thực sự gợi mở cho người dân một hướng ngành nghề có hiệu quả. Đây là những khó khăn, thách thức buộc người dân phải tự thân vận động, suy nghĩ, toan tính cho mình một hướng đi hoàn toàn không phụ thuộc vào nông nghiệp khi mà trong tương lai không xa đất nông nghiệp sẽ bị thu hồi hết.

91

Tuy nhiên, cũng không thể phủ nhận rằng quá trình đô thị hóa đã mang lại nhiều cơ hội cho người dân, giúp họ cải thiện tốt hơn đời sống vật chất và tinh thần. Việc xây dựng cơ sở hạ tầng, đặc biệt là hệ thống giao thông vận tải hiện đại sau thu hồi đất đã thu hẹp rất nhiều khoảng cách địa lý giữa khu vực nội thành thành phố Phủ Lý với xã Lam Hạ. Việc đi lại để làm ăn, mua bán của người dân xã Lam Hạ trở nên thuận tiện, dễ dàng hơn bao giờ hết. Điều đó cũng đồng nghĩa với việc họ có nhiều cơ hội tiếp cận với thị trường việc làm đa dạng cũng như có cơ hội hưởng thụ hệ thống dịch vụ, giải trí văn minh hiện đại ở khu vực nội thành. Việc thu hồi đất nông nghiệp phục vụ đô thị hóa đồng thời đem lại cho người nông dân một khoản đền bù không hề nhỏ so với thu nhập hàng năm của họ. Chưa bàn đến tính hiệu quả của nguồn tài chính này, thì việc người nông dân có trong tay một số tiền lớn giúp họ thực hiện được mơ lớn của cuộc đời. Đó là xây dựng, sửa sang cho gia đình một ngôi nhà khang trang, rộng rãi, trả nợ nần, cho con cái học hành, mua sắm phương tiện đi lại, tích lũy một khoản tiền khi về già…Một số học giả khi nghiên cứu về thực trạng này có hơi hướng phê phán rằng người nông dân chủ yếu dùng tiền đền bù để xây dựng nhà cửa, mua sắm vật dụng mà chưa biết sử dụng đồng tiền một cách có hiệu quả như làm ăn, tái đầu tư sản xuất. Tuy vậy cũng phải tính đến một thực tế rằng, người nông dân quanh năm bán lưng cho đất, bán mặt cho trời, không có trình độ, bằng cấp trong tay thì việc đòi hỏi họ phải có một kế hoạch hoặc chiến lược sản xuất rõ ràng xem ra vẫn là yêu cầu quá sức đối với họ.

Đứng trước quá trình quá trình đô thị hóa, người nông dân xã Lam Hạ vừa có chiến lược ứng phó với những thách thức, vừa tận dụng thời cơ nhỏ nhoi để thích ứng với quá trình này. Khi đất nông nghiệp ngày càng bị thu hẹp, một bộ phận người nông dân vẫn tiếp tục canh tác trên thửa ruộng còn lại của gia đình hoặc xin, nhận thêm ruộng của người khác để trồng cấy. Điều này giúp họ vừa giải quyết

Một phần của tài liệu Ứng phó của nông dân với quá trình đô thị hóa ở xã Lam Hạ, thành phố Phủ Lý, tỉnh Hà Nam (Trang 88 - 112)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)