6. Cấu trúc của Luận văn
2.3.2. Dân cư và sinh hoạt văn hóa xã hội
Dân cư
Cũng như nhiều làng quê Việt Nam truyền thống, trước đây dân cư xã Lam Hạ tụ cư theo huyết thống hoặc tụ cư theo ngành nghề. Nguồn sử liệu thôn Đình
3
31
Tràng cho biết về việc vua Quang Trung đã cắt một phần đất và cư dân của 4 tộc họ sinh sống ở doi đất ngã ba Sông Châu - sông Đáy ban thưởng cho Chúa giữ kho. Trải qua thời gian dài, diện tích đất đai của làng Đình Tràng cũ đã được mở rộng hơn, kéo theo đó là nhiều dòng họ tập trung đến tụ cư ở đây. Tuy nhiên, người ta vẫn có thể nhận ra dấu ấn của các dòng họ chính sinh sống lâu đời ở các thôn, làng xã Lam Hạ [25, tr.2].
Ở thôn Quỳnh Chân, phần đông người dân có họ Nguyễn, được phân làm nhiều chi, ngoài ra còn có dòng họ Hoàng và Đinh chiếm thiểu số. Trong khi đó, thôn Hòa Lạc có 6 dòng họ chính là họ Hoàng, họ Đặng, họ Chu, họ Vũ, họ Nguyễn, họ Trần. Hiện thôn Hòa Lạc lại có hai từ đường thờ dòng họ, 4 nhà thờ chi họ [4, tr.3].
Tổ chức xã hội cũng được chia thành các phe giáp. Tấm bia đá trong đền mẫu Xuân Hoa, thôn Hòa Lạc ghi lại công đức của những người đóng góp tiến ruộng của 2 giáp Đông, Bắc xã Hòa Lạc (bia được lập năm Canh Thân triểu Khải Định thứ 5, 1920) thì vào ngày mồng 3 tháng 11 năm thứ 2 triều Khải Định làm đền phụng sự mẫu. Đền có tên là Thuận Bảo hướng đông nhìn về sông Châu Giang [4, tr.3].
Giáo dục
Qua các tài liệu bia ký, phần nào thấy giáo dục rất được nhân dân địa phương coi trọng dưới thời phong kiến. Nhiều tài liệu lưu giữ cho thấy việc thành lập các Hội tư văn của các thôn, của tổng cũng như việc tu sửa, xây cất văn từ, văn chỉ và việc cung tiến của các chức sắc trong làng.
Bia ghi về Văn hội Lam Cầu ghi chép lại việc cung tiến xây dựng văn từ như sau: “Từng nghe, con đường lớn lao không lay chuyển ví như khí thiêng hội tụ. Từ xưa đến nay đạo trời ở lòng người tôn quý đạo xưa mà giữ gìn Từ vũ (Văn từ). Nay Tổng chính cùng toàn tổng ghi nhớ trong lòng. Hội tư văn là nơi ghi nhận tôn kính đạo Nho muôn thuở, được triều đình chú trọng nền học vấn, văn phong ngày một mở mang tươi sáng. Muốn để lại cho muôn đời sau, khắc vào bia đá bài thơ ca ngợi: Văn từ ta đó, cùng với đất trời, Đạo thánh muôn thuở, lưu truyền muôn nơi. Các vị Hậu
32
trưởng, Trùm tổng, Tổng, Chính, Lý, Hương, Nhiêu học tổng Lam Cầu huyện Duy Tiên phủ Lý Nhân tỉnh Hà Nội, hưng công cúng tiến tiền văn số ruộng liệt kê như sau...” [7, tr. 30].
Tạo bia năm thứ nhất niên hiệu Kiến Phúc cho biết Văn từ tổng Lam Cầu được xây dựng ở vùng đất cổ xã Thường Ấm. Sau chuyển về dựng ở xã Quang Ấm. Năm 1883 theo đề xuất của Hội Tư Văn xã Quang Ấm, toàn tổng đóng góp tiền, gạo, ruộng đất để trùng tu lại Văn từ như nâng cao nền, cải tạo bái đường nhà khách, xây gạch đá bao quanh, cải tạo phía trước bái đường thêm rộng. Nguyên nhân của việc tu bổ này là do văn từ của tổng Lam Cầu xây dựng đã lâu mà:“văn khoa chưa thấy hưng thịnh”[7, tr.30], do vậy, văn hội quyết định xây dựng, tu sửa làm mới văn từ với ước mong có nhiều người đỗ đạt...Tạo bia năm thứ nhất niên hiệu Kiến Phúc (1883) đời vua Nguyễn Giản Tông) có ghi:
“Có sự việc thay đổi mà hợp với lòng người thì sự việc ấy cũng là hợp thời vậy. Việc thờ các bậc thánh nhân không thể quên lãng. Sở dĩ có việc thay cũ đổi mới cũng là xuất phát từ điều nghĩa. Văn từ của tổng ta từ khi chuyển về dựng ở xã Quang Ấm có ba gian chính đường các gian bằng nhau, kể ra cũng khá khang trang. Trải qua 15, 16 năm nền văn khoa chưa thấy hưng thịnh. Hay là do từ đất cổ văn hiến xưa dời chuyển về đây? Văn hội Quang Ấm có sáng kiến tình nguyện làm mới bái đường, cải tạo phía trước bái đường cho khang trang tôn tạo trùng tu lại chính đường, xây tường bao quanh bằng gạch đá. Tính ra tổng số tiền lên tới 860 quan. Lại bồi đất nền cao thêm 18, 19 phân số tiền 800 quan cùng nhân công các loại chi phí khác cả thẩy ước hơn 3000 quan. Tổng vụ, sắc dịch toàn tổng cùng đồng lòng, khởi công từ tháng 7 đến tháng 9 thì hoàn thành. Thế mới biết thuận lòng người, việc dù khó mấy cũng làm được [7, tr.30].
Văn bia ghi văn chỉ của xã Lương Cổ tổng Lam Cầu huyện Duy Tiên được xây dựng vào ngày tốt tháng 5 năm thứ 12 triều Tự Đức (1859) nằm ở ngay đầu xã Lương Cổ tương đối quy mô. Nội dung văn bia ghi danh sách hội viên của hội tư
33
văn, các người, địa phương tiến cúng bằng gạo, tiền, ruộng để xây dựng văn chỉ. Bia do Lễ lang Bạch Đông Ôn đỗ nhị giáp tiến sỹ khoa Ất mùi quê ở Hòa Phủ, Lạc Tràng, Kim Bảng soạn. Do thiên nhiên hủy hoại, nhân dân địa phương thu dọn vật liệu cũ, dựng tạm 3 gian trên nền móng cũ, hệ thống cột, hoành tròn, mái lợp ngói nam. Văn chỉ hiện lưu giữ 2 tấm bia đá xây gắn vào hai đầu hiên hồi nhà.
Hội Tư văn của thôn Đường Ấm cũng được nhắc đến trong cuốn thư lớn sơn son thếp vàng, mặt lụa đen treo giữa tiền đường ở phủ thôn Đường Ấm:
Mẫu nghi thiên hạ
Hội Tư văn thôn Thượng4 xã Thường Ấm lậy dâng vào mùa đông năm Đinh sửu triều Bảo Đại (1937)
Sự coi trọng nền giáo dục đã đào tạo nên thế hệ các nhà khoa bảng của mảnh đất Lam Hạ đến nay vẫn còn lưu danh sử sách:
Ông Hoàng Thuấn đỗ Đệ tam giáp đồng Tiến sĩ xuất thân khoa Quý Dậu (năm 1453), dưới thời vua Lê Nhân Tông. Ông làm quan đến chức Tham chính.
Ông Phạm Viết Tuấn đỗ Đệ tam giáp đồng Tiến sĩ xuất thân khoa Canh Tuất (năm 1670), dưới thời vua Lê Huyền Tông. Ông làm quan đến chức Giám sát ngự sử. Trong suốt sự nghiệp làm quan, ông luôn sống chính trực, vì có nhiều lời nói thẳng, nên bị dèm pha, trở thành đắc tội với triều đình. Sau khi ông mất, triều đình minh oan và phục lại chức cũ cho ông.
Ông Bạch Đông Ôn sinh năm 1811. Ông đỗ Đệ nhị giáp Tiến sĩ xuất thân (Hoàng giáp) khoa Ất Mùi (năm 1835), dưới thời vua Minh Mạng. Ông làm quan đến chức quan Ngự sử. Nhiều lần ông can gián triều đình việc đem quân đi lấn chiếm và đề nghị cho bãi binh để quân sĩ được nghỉ ngơi. Khi đi thanh tra trấn Bắc thành để xem xét việc quan lại tham ô, ông làm việc công minh, có thưởng, phạt rõ ràng. Chính bởi tính tình cương trực, thẳng thắn nên ông gặp không ít lời dèm pha, thị phi và bị buộc thôi chức khi mới 36 tuổi. Ông về nghỉ ở phố Hàng Đào (Hà Nội), làm nghề dạy học, sống cuộc đời đạm bạc. Khi ông mất, vua Tự Đức viếng ông bốn chữ: “Thanh bạch vi thủ” (tức thanh bạch làm đầu) và truy tặng sắc: “Diện thọ quận công”.
4
34
Ông Vũ Duy Tân sinh năm 1840, đỗ Phó bảng khoa Mậu thìn (năm 1868), dưới thời vua Tự Đức. Năm 29 tuổi, ông đã làm đến chức quan Ngự sử. Ông là người cương trực, được các quan trong triều nể trọng. Trước họa thực dân Pháp xâm lược mà vua Tự Đức có phần trễ nải việc triều chính, ông dâng sớ khuyên vua nhưng không được chấp thuận. Ông cáo quan về ở nhờ nhà một người bạn ở làng Kim Lũ, huyện Thanh Liêm và làm nghề dạy học. Ông mất năm 1915, thọ 75 tuổi [10, tr. 10].
Tôn giáo, tín ngưỡng
Về tín ngưỡng, người dân Lam Hạ có tục thờ cúng tổ tiên, gia đình nào cũng có bàn thờ gia tiên đặt ở nơi trang trọng nhất trong nhà, các dòng họ đều có nhà thờ tổ. Đây không chỉ là một tín ngưỡng mà còn là đạo lý: “uống nước nhớ nguồn” thể hiện lòng thành kính, biết ơn của con cháu đối với công lao sinh thành, dưỡng dục của ông bà, cha mẹ - những người đã khuất. Gắn với tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên, nhiều dòng họ có tục ghi gia phả và giỗ tổ họ trở thành dịp để con cháu trong dòng tộc sum họp, góp phần củng cố mối quan hệ thân tộc.
Nguồn sử liệu bia ký cho thấy, các thôn làng xã Lam Hạ có tục thờ Thành hoàng – thần hộ mệnh của cộng đồng làng xã.
Đình làng thôn Đường Ấm, Quỳnh Chân, Hòa Lạc, đình Lương Cổ đều thờ Đông Hải Đại Vương – một vị quan triều Lê sơ, có công vận chuyển lương thực, tiếp tế cho quân sĩ đánh giặc Chiêm Thành. Đình Quỳnh Chân được xây dựng năm 1258, thờ Đông Hải Đại vương Thượng đẳng thần, được các triều vua ban tặng 7 tấm sắc phong. Đình Quang Ấm thờ 2 vị thần Thiên Cương Đại thánh và Bản thổ Đại vương. Trong đình còn lưu giữ được 8 sắc phong của các triều vua ban. Đình tọa lạc trên một khu đất cao, xung quanh là cánh đồng. Theo các cụ địa phương cho biết, đây là khu đất có hình bông hoa sen nở. Đình được dựng ở giữa bông hoa. Đình hình chữ đinh có 2 tòa. Tòa tiền đường 5 gian và một hậu cung. Theo chữ trên cây nóc tòa tiền đường đình được tu bổ vào giờ lành ngày tốt tháng 2 năm Quý Mão triều Thành Thái năm thứ 15 (1903)….Có thể nói đình Quang Ấm là ngôi đình có kiến trúc mang phong cách nghệ thuật thời Nguyễn khá bề thế. Đình Đường Ấm thờ Bản cảnh thành hoàng Đông Hải Đại Vương Đoàn thượng đẳng thần.
35
Bên cạnh việc xây dựng đình làng để thờ Thành hoàng làng, nhân dân còn lập đền, chùa thờ những người có công với quê hương đất nước, cầu cho nhân khang, vật thịnh. Hệ thống các công trình kiến trúc tôn giáo trong làng mang nét đẹp dung dị, thân thuộc mà cũng rất tôn nghiêm, cao quý.
Tấm bia đá tại đền mẫu Xuân Hoa, thôn Hòa Lạc ghi lại công đức của những người đóng góp tiến ruộng của 2 giáp Đông, Bắc xã Hòa Lạc (bia được lập năm Canh thân triều Khải Định thứ 5 (1920) thì vào ngày mồng 3 tháng 11 năm thứ 2 triều Khải Định làm Đền phụng sự mẫu). Đền có tên là Thuận Bảo hướng đông nhìn về sông Châu Giang, ở ngay bên Đền Mẫu Xuân Hoa công chúa [4, tr. 5].
Đền Quang Ấm gồm 3 đền: đền Thượng thờ Liễu Hạnh công chúa (có 8 sắc phong); đền Mẫu thờ Nguyệt Nga phu nhân (có 7 sắc phong); đền Càn thờ Quế Anh phu nhân (có 4 sắc phong). Trong kháng chiến chống thực dân Pháp, đền Càn và đền Mẫu đã bị phá hủy, chỉ còn lại đền Thượng. Năm 2010, nhân dân địa phương công đức trùng tu, tôn tạo lại đền Thượng. Hiện nay, đền Thượng vẫn còn lưu giữ được cây hương đá có niên đại hơn 100 năm.
Đền Mẫu thôn Đường Ấm được xây dựng vào khoảng đầu thế kỉ XIX, thờ Liễu Hạnh công chúa (một trong tứ bất tử của dân tộc Việt Nam) và được 2 lần sắc phong. Hai cột đồng trụ, mảng trấn phong ở chùa đã bị chiến tranh và thiên tai phá hủy. Theo thần phả và 3 đạo sắc phong hiện còn lưu giữ và một số đồ thờ tự như ngai thờ, bát hương sành…Đền là cơ sở hoạt động cách mạng của các đồng chí cán bộ tỉnh Hà Nam, đồng chí Đỗ Mười – cán bộ phụ trách Liên khu III thường xuyên về nghỉ ở chùa và chỉ đạo phong trào cách mạng địa phương [6, tr.5].
Các chùa thôn làng xã Lam Hạ hiện nay đều lưu giữ các tư liệu Hán Nôm, đồ thờ tự cũng như sắc phong…cho thấy Phật giáo đã rất được đề cao dưới thời chính quyền phong kiến và được nhân dân tin theo. Bia ký thường ghi lại những người được ăn hậu Phật, cúng tiến ruộng, tiền ở các xứ, họ tên và ngày giỗ.
Chùa Quỳnh Chân (cũ) được xây dựng vào năm 1774 (cách vị trí chùa hiện nay khoảng 40m về phía Bắc). Năm Giáp Thìn (1904), sư tổ Thích Thanh Tích (trụ trì chùa Hương) cùng Phật tử phát tâm cung tiến xây dựng chùa mới. Chùa Quỳnh
36
Chân là nơi thành lập Chi bộ đầu tiên xã Lam Cầu Hạ, cơ sở hoạt động bí mật của bộ đội, du kích trong kháng chiến chống Pháp. Năm 2005 và 2010, ngôi chùa được trùng tu tôn tạo trở thành ngôi chùa to đẹp vào bậc nhất nhì tỉnh Hà Nam và có mối quan hệ gắn bó với chùa Hương (Mỹ Đức – Hà Nội). Chùa Quang Ấm được xây dựng năm 1862. Tuy nhiên, theo chữ khắc trên cây nóc tòa tiền đường và chuông chùa Quang Ấm thì rất có thể niên đại chùa Quang Ấm có sớm hơn.
Hoành phi sơn son thếp vàng treo ở cửa Tam Bảo ca ngợi đức Phật:
Tam Bảo là cửa từ bi tôn kính
Ngày hè năm giáp tuất triều Bảo Đại thứ 9 (1934) [5, tr.7]
Chùa là trụ sở Ủy ban hành chính xã Lam Cầu Hạ những năm 1947 – 1948, sau đó trụ sở chính quyền chuyển về chùa Hoàng Vân và chùa Lương Cổ. Trong kháng chiến chống thực dân Pháp, chùa bị đại bác của giặc bắn phá. Năm 2000 và 2007, nhân dân địa phương tiến hành trùng tu, tôn tạo lại chùa với quy mô bề thế [5, tr.7]. Chùa Đường Ấm được xây dựng vào thế kỷ XVIII (khoảng năm 1776 – 1779), tuy nhiên, sau một thời gian dài không có sự trụ trì, ngôi chùa trở nên vắng vẻ, đến năm 1942 – 1947, nhân dân dựng lại ngôi chùa trên nền đất mới. Chùa hình chữ đinh hai toàn: Tiền đường 3 gian, tòa tam bảo 3 gian. Phần trong của hai tòa đều được cuốn vòm. Phần mái xây hồi văn cánh bảng tam đấu, mái lợp ngói nam. Chùa thôn Đường Ấm hiện còn rất nhiều dấu tích của tư liệu Hán nôm ca ngợi đạo Phật và khuyến khích dân chúng tin theo. Chữ viết sơn son thếp vàng trên câu đối gỗ trước tòa tam bảo có ghi:
Cổ tuân sư độ nhất thiết chúng sinh từ dục bảo đại Kim thiên hạ mãn tam thiên thế giới vũ diệu vân
Dịch nghĩa:
Đạo Phật độ cho nhất thiết chúng sinh giữ gìn, từ bi
Nay thiên hạ ba nghìn thế giới hưởng đầy mưa móc Phật ban cho [6, tr.5] Chùa Hòa Lạc tọa lạc trên một khu đất rộng bên bờ sông Châu, khuôn viên chùa có nhiều cây xanh tỏa bóng mát tạo sự thanh tịnh nơi cửa Phật. Chùa Hòa Lạc có tên chữ là Phương Vân tự (chùa Phương Vân). Theo quả chuông hiện còn lưu giữ
37
được đúc vào ngày mồng 2 tháng 9 năm Canh Thân thời Cảnh Thịnh thứ 8 (1800) (triều Nguyễn Quang Toản) và một số tư liệu Hán Nôm: chữ trên cây nóc, một số đồ thờ tự như văn bia, hoành phi, cuốn thư...Chùa được trùng tu nhiều lần dưới thời Nguyễn và được giữ gìn cho đến ngày nay. Chùa hình chữ Đinh, hồi văn cánh bảng gồm 2 tòa: tiền đường 5 gian, tam bảo 3 gian, nhà tổ 4 gian mới được xây dựng. Mang phong cách kiến trúc nghệ thuật thời Nguyễn, hệ thống kèo cột, xà đều làm bằng gỗ lim, chắc khỏe...Đặc biệt công trình kiến trúc xây dựng gác chuông trước cửa chùa công phu và đồ sộ. Số lượng đồ thờ tự hầu hết được tiến cúng vào thời Nguyễn từ hệ thống tượng Pháp cho đến các đồ thờ tự khác như cuốn thư, đại tự...Trong chùa còn lưu giữ được quả chuông đồng đúc từ thời Lý (thế kỷ XI). Trong kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược, thực hiện công tác “tiêu thổ kháng chiến”, nhà chùa đã đi sơ tán. Năm 2006, được chính quyền địa phương quan tâm, nhân dân hiệp lực và khách thập phương công đức, chùa Hòa Lạc được trùng tu, tôn tạo ngày càng khang trang, to đẹp hơn. Các ngày lễ trong năm đều được nhà chùa tổ chức trang nghiêm, long trọng, nhất là Lễ Phật Đản. Phủ Mẫu thôn Hòa Lạc được xây dựng ngay bên phải chùa, hình chữ Đinh: 3 gian tiền đường và 1 gian hậu cung. Phủ mẫu mang phong cách kiến trúc thời Nguyễn. Phủ có tên là Điện Lưu Ly.