6. Cấu trúc của Luận văn
3.3. Tác động đến hệ thống cơ sở hạ tầng
Các công trình, dự án được xây dựng trên diện tích đất nông nghiệp bị thu hồi đã tác động rất lớn đến hoạt động kinh tế của người nông dân. Hệ thống giao thông liên lạc có nhiều sự thay đổi, nhất là khi xây dựng những dự án đường, cầu lớn như cầu Châu Giang, đường Lê Công Thanh kéo dài, dự án đường 150m, 68m, khu đấu giá quyền sử dụng đất...
Một trong những công trình giao thông đầu tiên được xây dựng dưới tác động của chính sách đô thị hóa của nhà nước là cầu Châu Giang bắc qua sông Châu Giang, nối khu vực nội thành thành phố Phủ Lý với xã Lam Hạ tại thôn Đình Tràng và Hòa Lạc. Cầu Châu Giang có chiều dài trên 500m được xây dựng trên vị trí trước đây là cầu phao (còn gọi là cầu chìm) – là cây cầu tre được người dân sử dụng để sang bên kia chợ Phủ Lý. Trước kia, nhân dân xã Lam Hạ, nhất là nhân dân ở khu vực xung quanh cầu như Hòa Lạc, Đường Ấm, Đình Tràng muốn giao lưu, trao đổi hàng hóa tại chợ Phủ Lý chủ yếu đi qua cây cầu này hoặc hệ thống đò ngang trên sông Châu Giang. Còn nếu đi bằng đường bộ, người dân địa phương sẽ phải đi trên hệ thống đường làng hoặc đường liên xã, sau đó đi xuôi đường quốc lộ 1A thì mới có thể đến được chợ Phủ Lý. Tuy chỉ cách chợ một con sông nhưng việc đi lại bằng đường bộ như vậy khiến cho người dân mất rất nhiều thời gian, sự giao lưu giữa
51
khu vực nội thành thành phố và xã Lam Hạ trở nên xa xôi cách trở. Hiện nay, nhân dân qua cầu Châu Giang để đến thành phố Phủ Lý đã thuận tiện hơn rất nhiều. Chị Nguyễn Thi T, sống tại thôn Đường Ấm cho biết: “Trước kia để sang khu vực nội thành Phủ Lý tôi phải đi vòng ra đường quốc lộ 1A, gần nhà xa ngõ nên thời gian đi lại xa hơn, lại tốn tiền xăng xe. Nay chỉ cần 3 phút đi bằng xe máy qua cầu Châu Giang là tôi có thể sang đến chợ Phủ Lý rồi”13.
Cầu Châu Giang được đưa vào sử dụng mở ra cơ hội phát triển các dịch vụ hàng quán cho nhân dân hai bên cầu và giao lưu mua bán, trao đổi hàng hóa giữa nội thành thành phố và xã Lam Hạ. Việc hoàn thiện hệ thống đi lại thu hút lượng dân nhập cư về sinh sống trên địa bàn. Đặc biệt, cầu Châu Giang giúp cho việc hòa nhập lối sống đô thị ở khu vực vùng ven như xã Lam Hạ trở nên nhanh chóng và dễ dàng hơn.
Cùng với việc xây dựng cầu Châu Giang, dự án đường Lê Công Thanh kéo dài nối từ chân cầu Châu Giang tại thôn Đình Tràng chạy qua các thôn Quỳnh Chân, Lương Cổ xã Lam Hạ đến xã Tiên Tân, huyện Duy Tiên đã đồng bộ hóa hệ thống giao thông liên lạc giữa thành phố Phủ Lý với xã Lam Hạ nói riêng và huyện Duy Tiên nói chung. Dọc bên đường Lê Công Thanh kéo dài là cụm các cơ quan công sở như: Sở tài nguyên môi trường tỉnh Hà Nam, trung tâm y tế tỉnh, nhà in báo Hà Nam, Ban giải phóng mặt bằng thành phố Phủ Lý, Cục thuế tỉnh Hà Nam...Sự hiện diện của hệ thống giao thông cầu đường rõ ràng đã đem lại nhiều cơ hội, thuận lợi cho người nông dân xã Lam Hạ trong việc giao lưu với khu vực nội thành14.
Cùng với hệ thống giao thông liên lạc là sự xuất hiện của các trường học trên địa bàn xã Lam Hạ. Trước nhu cầu mở rộng cơ sở đào tạo, trường Cao đẳng phát thanh và truyền hình Hà Nam xây dựng thêm cơ sở II trên địa bàn thôn Đường Ấm, xã Lam Hạ, cách không xa cơ sở I tại khu vực nội thành. Với quy mô diện tích khoảng 7,66 ha, trường Cao đẳng phát thanh truyền hình cơ sở II được xây dựng
13
Tài liệu điền dã tháng 6/2013.
14
52
trên diện tích trước đây là đất trồng hoa màu và đường liên thôn của thôn Đường Ấm. Tuy nhiên, công trình này mới đang trong quá trình hoàn thiện cơ sở vật chất.
Dự án Đền thờ các anh hùng liệt sĩ tỉnh Hà Nam và Đài tưởng niệm 10 cô gái Lam Hạ được quy hoạch trên diện tích 2ha của thôn Đình Tràng bao gồm khu bảo tồn di tích với các công trình tái hiện trận địa pháo phòng không, hệ thống giao thông hào, hầm trú ẩn, mô ụ chiến đấu, hố bom, khu bảo tồn tôn tạo gồm các khu đến thờ các anh hùng liệt sĩ. Đền thờ là công trình trọng điểm trong quy hoạch với các hạng mục: nghi môn, lầu chuông, gác trống, bình phong đá, nhà giải vũ, lầu hóa vàng và miếu thờ mười cô gái Lam Hạ. Khu du lịch tâm linh Đền thờ 10 cô gái Lam Hạ sau khi hoàn thành sẽ trở thành khu du lịch và thương mại, đem lại nhiều điều kiện phát triển và lợi nhuận cho xã. Ngoài ra đây còn là công trình văn hóa có ý nghĩa lịch sử, tâm linh sâu sắc, góp phần giáo dục truyền thống cách mạng, đạo lý uống nước nhớ nguồn cho thế hệ trẻ.
Bệnh viện đa khoa thành phố Phủ Lý hiện cũng đang được đầu tư xây dựng mới trên khu đất 2,95ha vốn là đất trồng lúa của nhân dân thôn Đường Ấm. Công trình gồm 3 dãy nhà cao tầng, với 10 khoa và 4 phòng chức năng, nằm ngay mặt đường, đối diện với UBND xã Lam Hạ. Hiện nay công trình này mới đang hoàn thiện cơ sở hạ tầng và chưa đưa vào sử dụng.
Dự án Xây dựng công trình trạm bơm Lạc Tràng II tại xã Lam Hạ thành phố Phủ Lý tỉnh Hà Nam do ban quản lý dự án xây dựng công trình trạm bơm Lạc Tràng 2 - Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn làm chủ đầu tư. Công trình có tổng diện tích trên 7800m2 với tổng giá trị trên 200 tỷ đồng. Đây là công trình thủy lợi cấp 4 có hạng mục công trình như: nhà trạm, bể hút, bể xả, cống qua đường, kênh xả tiêu, cống xả tiêu, nhà điều hành...Công trình này hiện đã được hoàn thành và đưa vào sử dụng. Với hệ số tiêu 13,5 l/s và lưu lượng tiêu 12,9 m3/s, trạm bơm Lạc Tràng II phục vụ tiêu cho khu công nghiệp Đồng Văn 1, Đồng Văn 2 huyện Duy Tiên và khu đô thị Lam Hạ, đồng thời cải tạo môi sinh, môi trường.
Ngoài ra còn nhiều công trình khác vẫn đang trong quá trình thu hồi giải phóng mặt bằng hoặc chưa hoàn thiện như: khu liên hợp thể thao nhà thi đấu đa
53
năng của tỉnh, khu đô thị sinh thái, khu tái định cư phục vụ dự án đường Lê Công Thanh kéo dài.
Việc xây dựng hệ thống giao thông, trường học, bệnh viện góp phần hiện đại hóa hệ thống cơ sở hạ tầng của xã Lam Hạ, đem lại ít nhiều cơ hội mới cho người nông dân. Tuy vậy, hiện nay đô thị hóa ở xã Lam Hạ mới chỉ dừng lại ở việc xây dựng cơ sở hạ tầng, bộ mặt của một đô thị mới mới chỉ đang được hình thành phần cứng. Nhiều khu tái định cư tuy hạ tầng điện đường đã hoàn thiện nhưng chưa có nhiều người dân đến xây dựng nhà cửa và sinh sống. Nhiều công trình do thiếu vốn nên chậm hoàn thiện. Trong khi đó đất đai của người dân đã bị thu hồi, mất hẳn tư liệu sản xuất, các cơ hội nghề nghiệp mới của người dân ngay trên mảnh đất của mình mới chỉ ở dạng tiềm năng. Chẳng những thế việc xây dựng các công trình trên những diện tích đất nông nghiệp đã làm ảnh hưởng ít nhiều đến hệ thống thủy lợi phục vụ tưới tiêu cho cây trồng xung quanh. Thêm vào đó, xã Lam Hạ được quy hoạch thành một đô thị hành chính chứ không phải khu công nghiệp, khu chế xuất khiến cho việc giải quyết công ăn việc làm cho người dân ngay trên chính mảnh đất quê hương của họ lại càng trở nên khó khăn hơn.
Đa số người dân, người lao động bị thu hồi đất đều là những hộ sống dựa vào sản xuất nông nghiệp, cộng thêm phát triển thêm nghề chăn nuôi và buôn bán nhỏ lẻ. Việc thu hồi đất đã khiến nhiều người nông dân bị mất một phần hoặc toàn bộ tư liệu sản xuất, dẫn đến mất việc làm, gặp khó khăn trong tìm và tạo việc làm mới. Vì vậy, để chuyển sang làm việc trong những ngành nghề phi nông nghiệp không phải là điều có thể thực hiện một sớm một chiều.
3.4. Tác động đến việc làm của ngƣời nông dân
Về bản chất, sự chuyển đổi mục đích sử dụng đất ở xã Lam Hạ là hệ quả của chính sách đẩy mạnh đô thị hóa của Nhà nước, chứ không phải do những thay đổi mạnh mẽ trong nội tại cơ cấu kinh tế của địa phương. Do đó, quá trình chuyển đổi mục đích sử dụng đất này đã tạo ra sức ép và thách thức rất lớn lên đời sống và sản xuất của các hộ nông dân. Một bộ phận lớn nông dân bị mất việc làm do bị thu hồi đất sản xuất, dẫn đến phải chuyển đổi nghề. Hay nói cách khác, sự suy giảm của
54
hoạt động nông nghiệp, thủ công nghiệp đã dẫn đến sự phân hóa và dôi dư lao động nông nghiệp.
Diện tích đất bị thu hồi không đồng đều dẫn đến những tác động đến lao động nông nghiệp không giống nhau ở các thôn. Tất cả các hộ sản xuất nông nghiệp của các thôn như Hòa Lạc, Đường Ấm, Đình Tràng đều bị ảnh hưởng của quá trình thu hồi đất, trong đó, thôn Đường Ấm có 20 hộ gia đình bị thu hồi hoàn toàn. Trong khi đó, diện tích đất nông nghiệp của thôn Quang Ấm lại mới bị thu hồi rất ít do không nằm trong các dự án thu hồi.
Đối với những hộ gia đình chưa bị thu hồi hết, số lao động làm nông nghiệp ít nhiều cũng bị suy giảm so với trước kia. Ví dụ, ông Nguyễn Văn T thôn Đường Ấm cho biết: “Với hơn 1 sào đất nghiệp, gia đình chỉ cần vợ tôi làm là đủ. Lúc mùa vụ thì tôi thêm vào. Cũng không cần thiết phải huy động cả nhà 5 người như trước kia nữa”15.
Cùng với sự suy giảm của lao động nông nghiệp, các hoạt động dịch vụ nông nghiệp như hàng sáo, cày bừa, buôn bán phân bón và thuốc bảo vệ thực vật, xay sát, máy phụt lúa...ít nhiều chịu tác động. Gia đình nhà bác Trần Văn T, thôn Đường Ấm chia sẻ: 'Trước đây nhà tôi có đến hai máy cày. Cứ thời vụ là cứ đi làm từ sáng sớm tới tối, có những lúc cao điểm phải làm việc qua đêm để kịp ruộng đất cho bà con. Nay đất nông nghiệp ít đi, cũng chỉ cần làm mùa vụ vào ban ngày là đủ, không cần chạy đua với thời gian như trước kia'16.
Tuy vậy, tình trạng suy giảm lao động thực chất mới chỉ diễn ra ở các nhóm lao động trẻ, thanh niên. Phần lớn lao động trung niên, đặc biệt là phụ nữ hầu hết vẫn làm nông nghiệp trên những diện tích ít ỏi còn lại của gia đình mình.
Trong khi đó, dưới tác động của đô thị hóa, các hoạt động thủ công nghiệp cũng bị suy giảm, mai một một cách rõ nét. Chịu tác động mạnh mẽ của quá trình đô thị hóa không chỉ có ngành nông nghiệp mà còn có ở các ngành nghề nuôi trồng thủy sản và thủ công nghiệp. Thôn Đường Ấm, xã Lam Hạ trước đây cùng với sản
15
Tài liệu phỏng vấn tháng 6/2013.
16
55
xuất nông nghiệp còn có nghề đan đó tôm truyền thống được ông cha truyền lại từ lâu đời. Nhân dân trong thôn vừa sản xuất đó tôm để phục vụ việc đánh bắt thủy sản ngay trên sông Châu Giang, vừa bán cho người ở khắp mọi nơi đến mua. Cách đây khoảng chục năm, có thể nói là người người, nhà nhà trong thôn Đường Ấm đều đan đó tôm. Tuy nhiên, từ khi nước sông Châu Giang bị ô nhiễm, hoạt động sản xuất của nghề làm đó tôm dần dần suy giảm và đến thời điểm này gần như mất hẳn. Hiện nay chỉ còn chưa đến 10 hộ gia đình trong thôn tiếp tục bám trụ với nghề. Nước sông bị ô nhiễm không chỉ ảnh hưởng đến nghề thủ công lâu đời của nhân dân thôn Đường Ấm bên bờ sông Châu Giang mà còn ảnh hưởng đến hoạt động đánh bắt, nuôi trồng thủy sản 17.
Trong khi đó các chương trình đào tạo, giải quyết việc làm của Nhà nước đi kèm với chính sách thu hồi đất đai được triển khai không có hiệu quả ở địa phương. Thực hiện Đề án 1956 của Thủ tướng Chính phủ về "Đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020", tỉnh Hà Nam có nhiều nỗ lực để giải quyết việc làm cho lao động nông thôn. Tuy nhiên, theo tìm hiểu của chúng tôi, các chương trình giới thiệu, đào tạo việc làm ở địa phương tỏ ra không thật sự hấp dẫn đối với người nông dân.
Về phía chính quyền địa phương, họ cho biết: 'trong cuộc họp dân, chúng tôi đã đến từng bàn thông báo và phát tờ rơi về việc các doanh nghiệp, công ty về địa phương tuyển dụng. Có thời điểm, có đến vài chục công ty, trong đó có đến 5,6 công ty có tiếng tăm trên địa bàn về tìm lao động. Tuy vậy, người dân lại không mấy mặn mà với kênh tuyển dụng bằng con đường chính thống này. Họ thích tự đi tìm việc tự do hơn. Một số nơi những lớp đào tạo nghề như thêu ren được mở ra nhưng chủ yếu là mang tính chất hình thức. Một khóa học chừng 10 ngày, trong đó học viên được miễn toàn bộ học phí, hỗ trợ ăn trưa 15 nghìn đồng/ngày nhưng họ chủ yếu đến để lĩnh tiền rồi về…Thậm chí, chúng tôi đã phải đảo ngược quy trình, để cho người dân tự nguyện đăng ký ngành nghề mà họ muốn học, sau đó sẽ tổ chức lớp học nhưng cũng không...ăn thua 18.
17
Tài liệu phỏng vấn người dân thôn Đường Ấm.
18
56
Về phía người dân, chị Nguyễn Thị L, năm nay 32 tuổi ở thôn Đường Ấm cho biết, chị không thích đi làm Công ty vì những ngày giỗ chạp có công có việc của gia đình cứ phải đi làm suốt, không được nghỉ. Trong khi đó, chị còn có hai con nhỏ, đi sớm về tối không chăm sóc được con cái. Trong khi đó, một số người quá tuổi tuyển dụng, Công ty lại không nhận19.
3.5.Tác động đến cộng đồng xã hội nông thôn
Đô thị hóa tác động mạnh mẽ đến cơ cấu nhân khẩu của cộng đồng dân cư xã Lam Hạ. Sự thu hẹp khoảng cách giữa nội thành thành phố Phủ Lý và xã Lam Hạ từ khi cầu Châu Giang và đường Lê Công Thanh được đưa vào sử dụng khiến cho việc đi lại trở nên thuận tiện hơn. Trong khi đó, giá thuê nhà ở khu vực xã Lam Hạ lại rẻ hơn rất nhiều so với khu vực nội thành thành phố. Đây là những yếu tố thuận lợi để thu hút dân nhập cư về sinh sống trên địa bàn xã Lam Hạ.
Nhiều người dân, hộ gia đình từ các nơi khác đến mua đất tại các khu đấu giá quyền sử dụng đất thôn Đường Ấm, khu đô thị xã Lam Hạ. Hoặc cũng có người thuê nhà của những gia đình trong làng, nơi có vị trí địa lý thuận lợi như gần ngã ba, ngã tư để mở cửa hàng dịch vụ như hàng quán bán thức ăn hay sửa chữa điện thoại, ti vi, đồ điện tử…Thành phần này thường là những người trẻ, đang trong độ tuổi lao động hoặc họ là những gia đình trong diện giải tỏa, đền bù đất ở ở nơi khác. Khác với dân cư địa phương, họ sinh sống bằng nghề dịch vụ hoặc làm công ăn lương. Tuy là người nơi khác đến nhưng đa phần họ là những người có quan hệ quen biết hoặc họ hàng với người trong thôn. Qua giới thiệu, họ tìm đến những vị trí thuận lợi thuê địa điểm để làm ăn buôn bán hoặc thuận tiện cho việc đi lại của mình. Thực tế