Tận dụng không gian đô thị mới

Một phần của tài liệu Ứng phó của nông dân với quá trình đô thị hóa ở xã Lam Hạ, thành phố Phủ Lý, tỉnh Hà Nam (Trang 81 - 84)

6. Cấu trúc của Luận văn

4.2.3.Tận dụng không gian đô thị mới

Quá trình đô thị hóa đã làm biến đổi giá trị của đất đai - một nguồn vốn tự nhiên quan trọng trong sinh kế của người nông dân. Từ vai trò của nguồn tư liệu sản xuất nông nghiệp, đất đai giờ đây trở nên có giá trị gấp nhiều lần nhờ vào vị trí của nó trong không gian đô thị mới. Chuyển đổi sinh kế dựa vào đất đai, một nguồn lực tự nhiên, hay là dựa vào vị trí không gian gần mặt đường, gần trụ sở trường học, bệnh viện hay các công trình công cộng đang được người nông dân nhìn nhận là một trong những hướng chuyển đổi sinh kế quan trọng trước bối cảnh đô thị hóa.

Do quá trình đô thị hóa đang diễn ra ở phần “thô”, tức là mới chỉ dừng lại ở xây dựng các công trình cơ sở hạ tầng phục vụ đô thị, nên việc chuyển đổi sinh kế ngay tại địa phương vẫn chưa diễn ra thật mạnh mẽ. Tuy nhiên, người dân đã bắt đầu nhận thấy các cơ hội chiến lược sinh kế trong tương lai khi bộ mặt của một không gian đô thị mới hoàn thành.

78

Khi được hỏi về những dự định chuyển đổi nghề nghiệp sau khi Nhà nước thu hồi đất, nhiều người dân thôn Đường Ấm còn diện tích đất ở lớn, lại nằm ngay sau trường Cao đẳng phát thanh truyền hình Hà Nam dự tính sẽ kinh doanh nhà trọ để cho sinh viên thuê. Kinh doanh nhà trọ là một cách chuyển đổi sinh kế không tốn kém nhiều chi phí mà lại cho thu nhập cao đã được nhiều địa phương trên cả nước áp dụng.

Theo quan sát dân tộc học của chúng tôi tại địa bàn đang nghiên cứu, tại trường Cao đẳng phát thanh truyền hình đang được xây dựng, trên bức tường rào chạy xung quanh trường thường có những dòng chữ như “tôi nhận” ở từng ô hoặc viết tên kèm theo số điện thoại. Theo một cán bộ thôn Đường Ấm cho biết, người dân khi hay tin học sinh sắp về học tại đây thì họ đã định “” trước một chỗ buôn bán nhỏ ngay trên khu vực vỉa hè của trường. Hành động của người dân có thể nói phần nào thể hiện sự nhanh nhẹn của họ đối với cơ hội làm ăn mới do yếu tố đô thị mang lại. Tuy nhiên, cho đến thời điểm hiện tại, trường Cao đẳng phát thanh truyền hình Hà Nam mới đang trong quá trình xây dựng và hoàn thiện, những dự tính của người dân về một hướng đi mới vẫn còn là chuyện chưa biết thế nào trong tương lai. Dọc đường Lê Công Thanh kéo dài, đặc biệt là đoạn giao cắt với đường trục 493 nối địa bàn xã Lam Hạ với xã Tiên Hải là hàng loạt các cửa hàng, hàng quán, chủ yếu là phục vụ cho nhu cầu ăn uống của người dân. Sở dĩ khu vực này buôn bán tấp nập như vậy là vì ở đây tập trung nhiều các cơ quan công sở như Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Hà Nam, Nhà in báo Hà Nam...Trong khoảng 200m đường làng của thôn Đường Ấm, chúng tôi thống kê được khoảng gần chục cửa hàng nhỏ mọc lên ven đường, bao gồm 3 quán bia kèm bán hàng tạp hóa, 2 cửa hàng tạp hóa kèm đồ ăn sáng hoặc rửa xe, một quán bán rau cỏ, một cửa hàng sửa chữa điện thoại, một cửa hàng sửa chữa đồ điện, một cửa hàng bán gas, đồ gia dụng…Ngã ba của đoạn đường này còn thành chợ tự phát, là nơi mua thực phẩm của người dân trong thôn vào buổi sáng…Cũng trên một đoạn đường rất ngắn này, với vị trí thuận lợi cho buôn bán, nhiều người đã tìm đến thuê.

79

Bác Nguyễn Thị Đ có con gái ở ngay mặt đường thôn Đường Ấm. Nhà bác ở xóm dưới, cũng gần mặt đường nhưng không thuận tiện cho việc buôn bán nên bác nhờ địa điểm làm bánh cuốn chả bán tại nhà con gái41.

Nhà chú Nguyễn Văn T do có diện tích đất khá rộng, lại nằm ngay mặt đường, chú vừa mở cửa hàng tạp hóa, bán đồ ăn sáng, lại vẫn còn chỗ để cho 2 người thuê lại làm cửa hàng sửa chữa điện thoại và đồ điện tử...42

Tận dụng diện tích mặt đường có không gian rộng, thoáng mát, nơi có nhiều người qua lại để làm ăn buôn bán là suy nghĩ chung của nhiều người. Tuy vậy, điều này mới phát triển với quy mô nhỏ lẻ và ở những khu vực nhất định. Đồng thời nó cũng tiềm ẩn nhiều nguy cơ rủi ro đối với người nông dân và quan trọng là việc phát triển các ngành nghề phi nông nghiệp ngay tại địa phương như buôn bán, dịch vụ phụ thuộc lớn vào lượng người nhập cư. Chính vì vậy mà nhiều hàng quán mọc lên nhưng do không làm ăn được lại phải bỏ nghề sau một thời gian ngắn.

Bác Nguyễn Văn T mở quán bán hàng ăn sáng một thời gian thì phải bỏ. Bác cho biết, lúc đầu người dân thấy quán mới mở thì cũng đến ăn thử. Nhưng chỉ được thời gian đầu thôi, ra ngoài ăn sáng vẫn chưa trở thành thói quen phổ biến của nhiều người. Thời gian sau ít dần đi, người ta thỉnh thoảng có đi ăn sáng như ăn quà thôi.

Do ảnh hưởng của quá trình đô thị hoá, thị trường buôn bán bất động sản ở địa phương theo đó cũng trở nên hết sức nhộn nhịp. Ở một vài nơi trong xã người ta bắt đầu thấy mọc lên những “văn phòng” buôn bán bất động sản. Đồng thời cũng xuất hiện của nhiều cò mồi đất. Tranh thủ thời điểm giá đất lên cao và nhu cầu mua bán đất của nhiều người một số ít người dân đã nhanh chân dẫn mối, dẫn khách để kiếm được chút lợi nhuận gọi là hoa hồng...Trong trường hợp như vậy, cả người mua và người bán phải thỏa thuận chiết khấu hoa hồng cho cò đất.

41 Tài liệu điền dã tháng 12/2013. 42 Tài liệu điền dã tháng 12/2013.

80

Một phần của tài liệu Ứng phó của nông dân với quá trình đô thị hóa ở xã Lam Hạ, thành phố Phủ Lý, tỉnh Hà Nam (Trang 81 - 84)