Dựa vào các mối quan hệ bạn bè, hàng xóm

Một phần của tài liệu Ứng phó của nông dân với quá trình đô thị hóa ở xã Lam Hạ, thành phố Phủ Lý, tỉnh Hà Nam (Trang 73 - 77)

6. Cấu trúc của Luận văn

4.2.1.Dựa vào các mối quan hệ bạn bè, hàng xóm

Do kinh tế chủ yếu dựa vào nông nghiệp nên mối quan hệ xã hội của người nông dân trước đây cũng bị bó hẹp trong mối quan hệ làng xã.

Khi đất đai bị thu hồi gần hết, một bộ phận nông dân không thể tiếp tục phụ thuộc vào nông nghiệp được nữa, họ buộc phải tìm một công việc phi nông nghiệp thay thế. Vốn không có trình độ, bằng cấp chuyên môn, nhiều người đã dựa vào các

30 Tài liệu điền dã tháng 11/2013. 31 Tài liệu điền dã tháng 12/2013.

70

mối quan hệ xã hội quen biết để tìm được một công việc tự do phù hợp với khả năng và nhu cầu của mình, mà không dựa vào nguồn tin 'chính thống' từ chính quyền địa phương. Trên thực tế, các mối quan hệ này lại tỏ ra phát huy nhiều tác dụng trong việc giúp họ tiếp cận được với thị trường việc làm phi nông nghiệp phong phú, đa dạng chủ yếu là ở khu vực nội thành thành phố Phủ Lý. Điều này đúng với đánh giá của một cán bộ thôn Đường Ấm khi cho rằng: “người dân tỏ ra không mấy mặn mà với các thông tin việc làm được cán bộ địa phương cung cấp mà họ thích tìm việc tự do hơn”32.

Qua nguồn thông tin 'truyền tai nhau' từ những người hàng xóm láng giềng người dân nhanh chóng tiếp cận được với loại công việc ở đúng thời điểm họ mong muốn. Có khi chỉ cần một lời giới thiệu từ một người hàng xóm, rằng chỗ này chỗ kia đang cần người lao động, người dân tự tìm đến nơi để hỏi xin việc. Những công việc tự do mang tính thời vụ chủ yếu là dành cho những người quá tuổi lao động, không có bằng cấp. Công việc mà họ kiếm tìm là giúp việc, bán hàng, nhân viên vệ sinh....Những người làm cùng một công việc như thế này thường xuyên có mối quan hệ qua lại thăm hỏi lẫn nhau, đôi khi là để trao đổi về thuận lợi và khó khăn trong công việc, về cách đối đãi của chủ lao động, về lương bổng hoặc để tìm một công việc mới khi chỗ làm cũ không ưng ý.

Ngoài công việc lao động tự do, một bộ phận lớn lao động trẻ trong độ tuổi từ 20-30 tuổi tìm đến các công ty để làm việc. Trong điều kiện đó, họ ký kết hợp đồng lao động với chủ doanh nghiệp, thu nhập hàng tháng của họ tương đối ổn định, đặc biệt là được công ty đóng bảo hiểm lao động, điều mà những người lao động tự do không thể có được. Với lợi thế về độ tuổi, sức lao động họ hoàn toàn không tham gia hoạt động sản xuất nông nghiệp nữa mà dễ dàng tìm được các công việc phi nông nghiệp như như công nhân, bảo vệ trong các công ty, doanh nghiệp…Hiện nay có khoảng 20-30% lao động tại địa phương làm trong các ngành nghề phi nông nghiệp tại khu công nghiệp Đồng Văn, tại các công ty may, sản xuất đồ chơi, sản

32 Tài liệu điền dã tháng 12/2013.

71

xuất bánh kẹo ở Phủ Lý. Mức lương phổ biến mà người lao động nhận được từ những công việc như thế này là phổ biến trong khoảng trên dưới 3 triệu đồng. Qua tiếng nói của người cung cấp thông tin dưới đây chúng ta thấy không khó để người lao động tìm được các công việc như thế này tại khu vực nội thành thành phố Phủ Lý hoặc ở thị trấn Đồng Văn.

Một buổi chiều muộn, tôi gặp một nhóm mấy chị em mặc áo xanh công nhân đang thủng thẳng đi làm về. Hỏi ra mới biết các chị đi làm trên khu công nghiệp Đồng Văn, ngày nào đi làm cũng có xe đưa đón nhưng xe chỉ dừng ở đầu đường, các chị phải đi bộ ra đón xe hoặc đi bộ về nhà. Các chị cho biết, đồng lương không cao lắm nhưng ăn tiêu tằn tiện cũng đủ, công việc nắng mưa không đến đầu. Có đồng lương là cầm chắc trong tay rồi chứ như làm nông nghiệp bây giờ vất vả mà lại bấp bênh, chẳng được đáng bao nhiêu cả.

Chị Nguyễn Thị H, thôn Hòa Lạc cho biết, để xin được một công việc như thế này là không khó. Các công ty người ta về tuyển đầy. Hồ sơ xin việc cũng đơn giản, không yêu cầu gì nhiều. Nhiều khi qua giới thiệu của người thân nếu công ty có nhu cầu mình cũng có thể xin vào làm việc được.

Chị Nguyễn Thị L. cho biết tới đây có khi tôi cũng bỏ ruộng đi làm công ty may. Nghe nói mỗi tháng cũng được tầm 3 triệu nhưng lúc mới vào chắc không được thế. Tôi đang nhờ chị X. đang làm ở đấy hỏi hộ. Khi nào người ta cần tuyển người thì nhờ chị ấy thông báo ngay cho. Bác Nguyễn Thị N hiện đang làm công nhân vệ sinh cho một công ty đồ chơi ở Phủ Lý cũng nhờ theo mối quan hệ làng xóm như vậy33.

33 Tài liệu điền dã tháng 12/2013.

72

Em Nguyễn Văn T. thi trượt đại học đang loay hoay chưa biết đi học gì, làm gì. Em nộp hồ sơ làm công nhân trên khu công nghiệp được một thời gian thì bỏ vì công việc quá vất vả. Được người anh họ hiện đang làm bảo vệ cho một công ty ở Phủ Lý giới thiệu, em cũng xin vào làm bảo vệ cho công ty này. Hiện nay em đang làm bảo vệ với mức lương hơn 2 triệu/tháng34.

Với việc tham gia vào các công việc phi nông nghiệp, mối quan hệ xã hội của người nông dân dần dần vượt khỏi mối quan hệ làng xã. Trong một mối quan hệ bắc cầu, họ đóng vai trò vừa là người được kết nối vừa là người kết nối để dẫn dắt, giới thiệu công việc cho những người khác mà chẳng cần đòi hỏi một khoản chi phí nào. Do tính chất công việc đơn giản, chủ yếu dựa vào sức khỏe nên cơ sở của sự giúp đỡ này chỉ cần đơn thuần dựa trên sự tin tưởng, mối quan hệ gần gũi, thân thiết, gắn bó giữa những người làng xóm, quen biết hoặc ít nhiều có họ hàng với nhau. Do làm cùng làm một công việc giống nhau, người dân xích lại gần nhau hơn trong việc giới thiệu, chia sẻ kinh nghiệm làm việc.

Trong khi đi nghiên cứu điền dã phục vụ đề tài nghiên cứu này, tôi thấy một nhóm chị em phụ nữ đang đứng trước cửa nhà chị L bàn luận sôi nổi chuyện gì đó. Đến gần tôi mới biết các chị nói về chuyện công việc của bác N, năm nay 55 tuổi, bác vừa vào làm quét dọn ở một công ty bên Phủ Lý được một tháng…Kết thúc chuyện của bác N, mọi người chuyển sang nói chuyện của một chị tên M nào đó vừa bị chủ đuổi việc. Một người trong nhóm lên tiếng chỉ trích khá gay gắt về chị này. Hỏi ra mới biết chị này vào làm việc cho công ty nhưng không tuân thủ các yêu cầu làm việc nên bị sa thải35.

Các hình thức hợp tác làm ăn, chia sẻ kinh nghiệm đã bắt đầu diễn ra ở mức độ cá nhân, hoặc nhóm nhỏ dựa trên những yếu tố chung về nghề nghiệp. Việc có

34 Tài liệu điền dã tháng 12/2013. 35 Tài liệu điền dã tháng 12/2013.

73

được những thỏa thuận như thế này dựa trên nguyên tắc uy tín, có đi có lại và đặc biệt phải thu được một khoản lợi nhuận.

Anh Nguyễn Văn Đ làm nghề sơn. Anh thu nhận một nhóm thợ, chủ yếu toàn là người nhà, anh em hay làng xóm. Hiện nay, anh đứng ra nhận sơn trực tiếp với chủ nhà và thuê lại cho một nhóm thợ ở Phủ Lý. Việc của anh là lấy sơn, nhận và giao nhà cho chủ khi đã hoàn thành. Anh Đ chỉ đóng vai trò là khâu trung gian để được nhận một khoản hoa hồng với cửa hàng phân phối sơn và nhóm thợ trực tiếp đứng ra nhận công trình của anh36.

Quan hệ xã hội của người nông dân trước nay chỉ gói gọn ở làng trên, xóm dưới. Nhưng khi đất nông nghiệp bị thu hồi hết, họ nhận ra rằng để tìm kiếm một công việc phi nông nghiệp cho bản thân họ, đặt biệt là cho con cháu của họ sau này, họ cần phải mở rộng mối quan hệ có lợi. Vì vậy, bằng nhiều cách khác nhau, nhất là thông qua những mối quan hệ bạn bè, họ hàng, làng xóm, hoặc cùng chung sở thích, tôn giáo, cùng hoạt động trong các tổ chức xã hội….họ ý thức được lợi ích của việc kết thân với những người có chức có quyền, có địa vị xã hội để tạo ra những mối quan hệ mới.

Tuy không khó để người dân tìm được những công việc lao động tự do, phù hợp với khả năng sức khỏe của bản thân, nhưng họ phải làm việc mà không có hợp đồng, bảo hiểm lao động, tiềm ẩn nhiều rủi ro trong trường hợp xấu xảy ra. Ngoài ra, cái mà họ còn thiếu đó là việc tuân thủ chặt chẽ quy định làm việc trong các công ty, doanh nghiệp, điều này khiến họ phải đối mặt với nguy cơ bị sa thải bất cứ lúc nào.

Một phần của tài liệu Ứng phó của nông dân với quá trình đô thị hóa ở xã Lam Hạ, thành phố Phủ Lý, tỉnh Hà Nam (Trang 73 - 77)