6. Cấu trúc của Luận văn
2.3.1. Hoạt động kinh tế
Vùng đất Duy Tiên trong lịch sử nổi tiếng được các triều đại phong kiến quan tâm đến nông nghiệp2. Dòng câu đối thờ Trần Khánh Dư còn lại hiện nay định Dưỡng Hòa và chùa Nha Xá (Duy Tiên) thể hiện rõ tư tưởng coi trọng nông nghiệp của cha ông ta từ xa xưa.
Do nằm trong vùng đất được mệnh danh là: “sống ngâm da, chết ngâm xương” [8, tr.5], kinh tế của người dân xã Lam Hạ cũng chủ yếu dựa vào nông nghiệp trồng lúa. Qua những ghi chép trong các tài liệu Hương ước các thôn làng xã
2
Theo Đại Việt sử ký toàn thư, vào năm 987, khi vua Lê Đại Hành đích thân xuống ruộng cày ở núi Đọi (Duy Tiên, Hà Nam) đã đào được một hũ vàng. Sau đó, lại cày ở núi Bàn Hải (có lẽ là núi Điệp gần đó) lại được một hũ bạc, vì vậy, hai thửa ruộng trên được đặt tên là “kim ngân điền” (Theo Wikipedia).
30
Lam Hạ cho thấy người dân nơi đây từ xa xưa đã lấy nông nghiệp làm nghề sinh sống kết hợp với buôn bán nhỏ hoặc làm nghề thủ công nghiệp.
Trong tất cả các thôn của xã Lam Hạ, thôn Đình Tràng có diện tích canh tác ít nhất trong toàn xã. Với lợi thế “cận lộ, cận thị, cận giang” thôn Đình Tràng nằm gần đường quốc lộ 1A, gần chợ Phủ Lý nhất so với các thôn còn lại nên đại đa số nhân dân trong thôn làm nghề buôn bán nhỏ ở chợ Phủ Lý. Ngoài ra, người dân còn làm nhiều ngành nghề khác như thợ xây, thợ mộc...
Trong khi đó, nhân dân thôn Đường Ấm lại tận dụng nguồn nguyên liệu sẵn có ở địa phương (tre) để làm đó tôm (đan rọ - đó tôm) và đánh bắt hoặc nuôi trồng thủy sản trên sông Châu. Thường thì đó tôm được bày bán tại gia đình, khách buôn có thể ở những khu vực lân cận xung quanh nhưng cũng có khi là người từ Thanh Hóa, Nghệ An tự tìm đến mua hàng...Ngoài đem bán, người dân còn dùng phần lớn
đó tôm làm ra để đánh bắt thủy sản trên sông Châu Giang. Người dân thường đi “thả đó” vào buổi sáng sớm trên những chiếc thuyền câu và vớt “đó” lên lúc chiều xuống. Các loại tôm, cua, cá...đánh bắt được nếu ít thì dùng để ăn hoặc nhiều hơn thì đem bán. Cuộc sống gắn bó với nghề làm đó tôm đã đi vào lời ăn tiếng nói của người dân nơi đây. Người ta thường ví: “chồng như cái đó, vợ như cái hom3” để nói lên sự gắn kết, mối quan hệ mật thiệt vợ chồng là vì thế.
Tóm lại, mô hình kinh tế truyền thống của nhân dân xã Lam Hạ vẫn chủ yếu mang tính chất khép kín. Người dân khai thác nguồn nguyên liệu sẵn có ngay tại địa phương để phát triển nghề thủ công nghiệp, rồi lại dùng những sản phẩm ấy để phục vụ chính nhu cầu cuộc sống của họ. Tuy có hoạt động buôn bán, giao thương nhưng chủ yếu là buôn thúng, bán mẹt với quy mô nhỏ lẻ.